Có Nên Cai Ti đêm Cho Trẻ Và Những điều Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC
Có nên cai ti đêm cho bé
Tín hiệu con đã sẵn sàng cai sữa đêm
Kinh nghiệm cai sữa đêm cho bé
Các cách cai ti đêm
Thắc mắc của mẹ khi cai ti đêm cho con
Có nên cai ti đêm cho bé?
Thông thường, nếu bé không gặp các vấn đề liên quan đến bữa ăn và giấc ngủ, mẹ sẽ để bé cai ti đêm theo nhịp điệu sinh học của riêng bé. Tuy nhiên, nếu việc ti đêm làm ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn ban ngày (cả sữa và dặm), cũng như khiến bé sơ sinh ngủ hay vặn mình, ngủ không ngon giấc thì mẹ nên cân nhắc đến việc cai ti đêm cho bé.
Nhu cầu ăn của một em bé trong một ngày hầu như là không thay đổi.
Nếu bé được ăn nhiều về đêm thì bé sẽ giảm nhu cầu ăn vào ban ngày, không cảm thấy đói và không có nhu cầu mãnh liệt về ăn. Cộng hưởng với ăn uống thiếu tập trung do đặc điểm lứa tuổi dẫn đến việc các bữa ăn vào ban ngày càng trở lên khó khăn, vật lộn và kém hiệu quả.
Ăn đêm khi con thực sự không có nhu cầu, hoặc khi khả năng thể chất của con có thể tích lũy đủ năng lượng ngủ qua đêm là nguyên nhân chính để vòng luẩn quẩn ăn vặt - ngủ ngắn không thoát ra được.
Do đó, ăn đêm nhiều, ăn ngày kém hiệu quả có thể kéo theo hệ lụy ngủ ngày ngắn, đêm dậy nhiều lần và thậm chí cả ăn và ngủ đều yếu kém.
Cai ti đêm là chìa khóa giúp con ăn hiệu quả hơn
Việc cắt ăn đêm cho một số bé là yếu tố cần thiết để con có cảm giác đói và có nhu cầu ăn vào ban ngày vì nhu cầu ăn một ngày của một em bé hầu như là không thay đổi, nếu bé được ăn nhiều về đêm thì bé sẽ giảm nhu cầu ăn vào ban ngày.
Tín hiệu con đã sẵn sàng cai sữa đêm
Mẹ đã biết những lợi ích khi chủ động cai ti đêm, vậy thời điểm cai ti đêm cho bé khi nào là thích hợp nhất?
Với em bé mà cơ thể đã có khả năng tích trữ năng lượng đủ để ngủ qua đêm thường là lúc con có cân nặng khoảng 6kg, mẹ có thể xem xét bỏ ăn đêm cho bé.
Điều này giúp cho bé ngủ xuyên đêm cũng như giúp lượng ăn của bé tăng lên sau vài tuần. Tổng lượng ăn sau khi cắt ăn đêm sẽ nhiều hơn tổng lượng ăn cả ngày và đêm trước đó.
Mẹ cắt ăn đêm không phải vì mẹ không thương con, mà vì mẹ đã tìm hiểu khoa học và chọn lựa điều tốt nhất cho cả gia đình.
Một lưu ý dành cho ba mẹ là với những bé có cân nặng dưới 5.5 hoặc dưới 6kg mà ngày ăn tốt, ăn đêm xong ngủ lại luôn thì không bắt buộc phải cai đêm, mà khi ấy con cần ăn đêm để đáp ứng nhu cầu về năng lượng. Còn những em bé có cân nặng dưới 5.5 kg mà tự bỏ ăn đêm thì cần cho bé ăn dreamfeed.
Về cách cắt cữ đêm cho bé trên 6kg, mẹ có thể tham khảo kinh nghiệm cai sữa đêm và những phương pháp phù hợp dưới đây!
Kinh nghiệm cai sữa đêm cho bé
Cần bàn bạc với người trong gia đình về kế hoạch cai ti đêm để mọi người hiểu đầy đủ về lợi ích của việc cai ti đêm với em bé và gia đình, đồng thời phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và những công việc cần làm để đạt mục tiêu đề ra.
Bé tự ngủ thì việc cai ti đêm sẽ dễ dàng hơn. Nếu bé chưa biết cách tự ngủ thì cần giúp bé có thể ngủ mà không cần đến ti mẹ hoặc ti bình.
Tham khảo cách rèn cho bé tự ngủ cùng POH EASY ONE!
Thông báo về kế hoạch cai ti đêm của ba mẹ với con mình. Có thể nhắc đi nhắc lại một câu tín hiệu để khi bé quấy khóc vì không được bú, người dỗ dành bé nói câu tín hiệu cho em bé biết rằng giờ này là giờ ngủ không phải giờ bú.
Đối với các bé bú bình, bố, mẹ hoặc người chăm sóc đều có thể thực hiện việc trấn an bé khi cai ti đêm. Tuy nhiên, với các bé bú mẹ, cách tốt nhất là để bố hoặc ông bà dỗ dành bé, còn mẹ đi sang phòng khác để bé không ngửi thấy mùi sữa.
Nếu mẹ buộc phải ở trong phòng của bé thì vẫn nên để người khác dỗ dành bé, còn mẹ tránh ở một nơi xa và mặc thêm áo ngực cùng miếng lót thấm sữa để giảm bớt "cám dỗ".
Các cách cai ti đêm
1- Cai ti đêm cho bé đã biết tự ngủ
Việc cai ti đêm thực sự là dễ dàng hơn với những bé đã biết tự ngủ. Ba mẹ cần tìm hiểu kĩ xem liệu con mình đã đủ điều kiện để cai ti đêm và quan sát lượng ăn ban ngày của con để quyết định có nên cai ti đêm hay không.
Với những em bé đã biết tự ngủ bằng phương pháp CIO, ba mẹ tiếp tục sử dụng phương pháp này để giúp con cai ti đêm, nếu con dậy khóc đòi ăn theo thói quen hãy dùng nút chờ theo tuần tuổi sau đó hỗ trợ con ngủ lại bằng công cụ hướng dẫn con tự ngủ.
2- Cai ti đêm cho bé chưa biết tự ngủ
Với những bé chưa biết tự ngủ, thì cần giúp bé có thể ngủ mà không cần đến ti mẹ hoặc ti bình.
Nếu đến giờ đi ngủ, bé vẫn phải mút vú mẹ hay mút ti bình mới có thể chìm vào giấc ngủ, thì khi cai ti đêm, bé sẽ khóc rất nhiều, và trằn trọc khó ngủ, thậm chí có thể tỉnh dậy luôn mà không thể ngủ lại.
Đối với người làm nhiệm vụ trấn an bé khi cai ti đêm, cần ghi nhớ rằng không được bật đèn, không gây tiếng ồn và nựng bé quá nhiều, tốt nhất là yên lặng vỗ cho bé hoặc cho bé ngậm ti giả (nếu bé hợp tác ti giả), chỉ nói câu tín hiệu rồi im lặng, kín đáo quan sát xem bé có bị nguy hiểm gì không, nếu không thì không nên lên tiếng và kiên trì vỗ cho bé ngủ.
3- Cai ti đêm cho bé bú bình
Đối với các bé bú bình, bố mẹ hoặc người chăm sóc đều có thể thực hiện việc trấn an bé khi cai ti đêm. Mẹ có thể sử dụng cách trì hoãn cữ bú, cắt dần từng cữ hoặc cắt hết tất cả các cữ để thực hiện việc cai ti đêm cho bé và sử dụng ti giả làm vật hỗ trợ (nếu bé hợp tác)
Cách 1: Trì hoãn cữ bú
Thực hiện ngay từ cữ bú đầu tiên của đêm. Khi đến giờ, hoặc khi thấy bé có dấu hiệu đòi bú, mẹ chưa cho bé bú vội, mà trì hoãn bằng cách cho bé dùng ti giả, cho bé mút tay, hoặc vỗ cho bé ngủ tiếp.
Sau khi trì hoãn khoảng 20 -30 phút, mẹ mới cho bé bú, làm như thế ở tất cả các cữ bú tiếp theo. Ban ngày vẫn cho bú theo nếp sinh hoạt bình thường của bé.
Mỗi đêm, mẹ lại tăng thời gian trì hoãn lên 15 -20 phút cho 1 cữ. Như vậy sau khoảng 4-5 đêm thì có thể gộp được 3 cữ ăn đêm chỉ còn 2 cữ hoặc 2 cữ ăn đêm chỉ còn 1 cữ.
Khi giảm số lần bú trong 1 đêm của bé xuống được chỉ còn 1 cữ/ đêm, thì ngoài cách trì hoãn thời gian bú cho đến khi bé không còn đòi bú đêm nữa, mẹ có thể sử dụng một cách nhanh hơn đó là giảm lượng sữa trong bình.
Mỗi đêm, mẹ giảm 20 - 30 ml/ sữa trong bình, giảm dần dần cho đến khi bé chỉ còn bú khoảng 30ml sữa/ đêm.
Đến lúc này bạn dừng lại khoảng 2 ngày, nếu thấy bé chỉ bú có 30ml sữa mà vẫn ngủ tiếp được thì lại cắt, cho đến khi bé không còn đòi ăn đêm nữa là mẹ đã thành công.
Cách 2: Cắt dần từng cữ
Mẹ thực hiện bằng cách cắt cữ muộn nhất trong đêm. Sau khi cắt được cữ này, thì chuyển sang cữ muộn thứ 2 trong đêm.
Giả sử cữ bú muộn nhất trong đêm của bé là lúc 5h sáng, thì lần cắt cữ đầu tiên sẽ bắt đầu cắt từ cữ này. Khi bé ọ ẹ dậy đòi bú, mẹ có thể dùng ti giả, hoặc vỗ về để bé ngủ lại.
Mẹ cũng có thể kết hợp cách trì hoãn cữ bú để cắt cữ cho bé, bằng cách lúc 5h khi bé đòi bú, bạn trì hoãn 20 -30 phút rồi mới cho bé bú, thời gian tăng lên theo từng đêm, cho đến khi thời gian bé đòi bú trùng với thời gian bé dậy và bú cữ đầu tiên của ngày mới.
Các ngày tiếp theo, mẹ tiếp tục cho ti giả, vỗ hoặc trì hoãn cữ bú khi bé đòi bú vào cữ cuối cùng của đêm. Kiên trì dỗ bé cho đến khi bé có thể ngủ yên mà không đòi bú vào cữ đó nữa.
Vậy là lần cắt thứ nhất đã hoàn thành, mẹ bắt đầu tiến hành lần cắt cữ thứ hai: lúc này, mẹ lại tiếp tục cắt cữ muộn thứ hai trong đêm theo cách đã làm ở lần cắt cữ đầu tiên và vẫn tiếp tục kiên trì dỗ bé cho đến khi bé quen với việc ngủ qua cữ đó mà không cần ăn.
Cắt giảm dần cữ bú để cai ti đêm
Có thể cắt cữ bằng cách giảm dần số lượng sữa trong bình của cữ bú đó. Mỗi đêm, mẹ giảm 20 -30ml/ sữa trong bình, giảm dần dần cho đến khi bé bú khoảng 30ml sữa trong bình, giảm dần dần cho đến khi bé chỉ còn bú khoảng 30ml sữa/ đêm.
Đến lúc này bạn dừng lại khoảng 2 ngày, nếu thấy bé chỉ bú có 30ml sữa mà vẫn ngủ tiếp được thì lại cắt, cho đến khi bé không còn đòi ăn đêm nữa là mẹ đã thành công.
Cách 3: Cắt hết tất cả các cữ
Mẹ sẽ không cho bé bú vào ban đêm nữa, khi bé đòi bú, mẹ cho ti giả, vỗ hoặc ru bé.
Những ngày đầu tiên khi cắt hết các cữ, bé sẽ khóc rất nhiều và trằn trọc cả đêm, nếu bé dậy sớm hơn so với giờ dậy bình thường thì cho bé ăn ngay lúc đấy.
Với cách làm này, bé sẽ khóc rất nhiều, dữ dội hơn, ngủ được ít hơn những thời gian cai ti đêm sẽ được rút ngắn đi rất nhiều.
Giúp bé dưới 12 tuần cai ti đêm thành công và ngủ 11-12 tiếng mỗi đêm, mời ba mẹ tham khảo POH Easy One. Với những bé trên 12 tuần, mời ba mẹ tham khảo POH Easy Two
4- Cai ti đêm cho bé ti mẹ trực tiếp
Đối với các bé ti mẹ trực tiếp, mẹ cần chủ động trong việc sắp xếp cữ bú và tiến hành cai sữa cho con. Mẹ có thể thực hiện những phương pháp tương tự như khi cai ti đêm cho bé bú bình, bao gồm trì hoãn cữ bú, cắt dần từng cữ và cắt hết tất cả các cữ.
Tuy nhiên, việc cắt cữ ăn của bé đột ngột thường kéo theo sự khó chịu vì sữa mẹ vẫn về đều đặn. Một lời khuyên cho mẹ đó là hãy thực hiện dần dần kết hợp với các biện pháp làm giảm căng tức sữa.
Cách trì hoãn cữ bú và cắt dần từng cữ sẽ phù hợp hơn với các mẹ đang cho con ti trực tiếp. Hai phương pháp này giúp hạn chế tình trạng đau ngực và tắc sữa ảnh hưởng tới sức khoẻ, tâm lý mẹ. Bên cạnh đó, mẹ nên giới thiệu ti giả để bé được trấn an tốt hơn mà không cần đến ti mẹ.
5- Cai ti đêm cho bé trên 1 tuổi
Ba mẹ có biết rằng nếu con nhà mình hơn 1 tuổi rồi mà đêm vẫn dậy ăn thì việc ba mẹ cần làm ngay lúc này là gì không?
Vâng! Đó chính là cai ti đêm!
Cai ti đêm cho bé trên 1 tuổi là thực sự cần thiết. Năng lượng được nạp thêm vào dạ dày khi ăn đêm sẽ kích thích tiêu hóa, khiến bé nhanh đói hơn, làm đảo lộn nhịp sinh hoạt của bé và khiến bé ăn nhiều như ban ngày.
Với trẻ trên 1 tuổi, sữa trở thành dinh dưỡng phụ. Con cần nhiều dinh dưỡng đa dạng hơn từ thức ăn.
Việc ăn sữa nhiều vào ban đêm, vô hình chung làm giảm lượng ăn ban ngày, khiến việc ăn bữa chính của con bị ảnh hưởng do con ít bị đói hơn vì nhu cầu năng lượng đã được thỏa mãn vào ban đêm.
Do trên 1 tuổi, khả năng nhận thức của con tốt hơn, đòi hỏi việc cai ti đêm cũng có khác hơn so với giai đoạn trước, giảng viên POH Easy One có chia sẻ một số kinh nghiệm dành cho ba mẹ muốn cai ti đêm cho bé lớn.
- Phải nói chuyện với con rõ ràng, đơn giản và thống nhất. Đừng nghĩ con không biết gì, nói 1 lần có thể con không hiểu, mà nói đi nói lại sẽ hiểu, sẽ nhớ. Trẻ con có những năng lực không tưởng, ba mẹ hãy tin tưởng ở con.
- Nên cắt cữ từ từ, cắt từng cữ, giãn thời gian ra đều đều, lúc đầu giãn 10 -15 phút rồi tăng lên 1 -2 tiếng
- Con sẽ khóc, chuyện đương nhiên, nhưng hãy nghĩ tới việc bạn mất ngủ mệt mỏi làm sao, trẻ sơ sinh mất ngủ ảnh hưởng tới sự phát triển thế nào để lấy làm động lực, cho quyết tâm nghe tiếng khóc của con mà không nản chí.
- Không cáu gắt, không la hét, mắng mỏ con. Vỗ về, thủ thỉ, vẫn khóc thì lại đặt xuống để con khóc tiếp, xong lại bế con lên vỗ về, thủ thỉ.
- Với những em bé trên 1 tuổi, thường nhanh thì khoảng 1 tuần, lâu thì 2 -3 tuần là mẹ và con sẽ cai ti đêm thành công. Chủ yếu là cần mẹ quyết tâm, kiên trì và thống nhất. Đừng vì người khác càu nhàu mà bỏ cuộc.
Với những bé trên 1 tuổi, ba mẹ có thể cho bé uống nước để cai ti đêm.
Thay vì cho bé bú sữa, mẹ cho bé bú nước. Cách làm này được một số mẹ áp dụng và có đạt được thành công. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng chịu thay sữa bằng nước.
Ngoài ra, khi áp dụng cách này rất có nguy cơ từ quen bú sữa đêm thành quen bú nước đêm, và uống nước ban đêm càng uống càng khát, kết quả bé càng dậy nhiều và càng đòi uống nước nhiều, buổi sáng bé no nước nên bú sữa cũng không hiệu quả.
Cách cai ti đêm này hại nhiều hơn lợi nên không được khuyến khích.
Thắc mắc của mẹ khi cai ti đêm cho con
Nhiều mẹ sẽ lo lắng con đói không ngủ được. Đừng lo nha các mẹ thân mến. Bé luôn có năng lượng dự trữ và sau mốc 3 tháng bé được sinh hoạt coi như một người bình thường (ăn tối và ngủ qua đêm, dậy ăn sáng vào sáng hôm sau).
Đây chính là cú huých tự nhiên, thức tỉnh cơn đói và giúp bé học cách ăn no vào những ngày tiếp theo, tại các cữ bú ban ngày.
Khi cai ti đêm, thường bé sẽ ngủ kém trong vòng 3 ngày. Nhưng hãy nhìn lợi ích lâu dài bởi sau đó khi bé ăn hiệu quả vào ban ngày, bé sẽ ngủ trọn đêm.
Một giấc ngủ đêm dài không ngắt quãng sẽ có lợi cho chính sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ, và sự hòa bình của gia đình.
Đừng sốt ruột nếu lượng sữa bé bú được vào ban ngày chưa tăng lên ngay lập tức sau khi cai ti đêm thành công. Hãy kiên nhẫn và kiên nhẫn, con cần thời gian làm quen với nhịp sinh hoạt mới, và cơ thể cần có thời gian để gửi tín hiệu đến não bộ: “này! Ban ngày tôi cần bú nhiều hơn”.
Thông thường sau khoảng 1 - 2 tuần cắt ti đêm thì lượng sữa ban ngày của bé mới tăng lên. Tùy vào từng bé mà cách tăng lượng sữa cũng khác nhau, có bé bú nhiều lên dần dần theo từng cữ, từng ngày, cũng có bé đột nhiên bú tăng vọt lên so với trước đây đến tận 70 - 100ml.
Sau khoảng 3 - 4 tuần kể từ khi cai ti đêm thành công thì lượng ăn ban ngày của con sẽ ổn định.
Cai ti đêm thực sự là chìa khóa để con ăn hiệu quả.
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo
Từ khóa » Khi Nào Nên Cai Sữa đêm Cho Con
-
Huấn Luyện Giấc Ngủ Cho Bé: Cai Sữa đêm | Vinmec
-
Cho Trẻ ăn Vào Ban đêm đến 2 Năm đầu đời | Vinmec
-
Làm đúng 3 Bước Này Khi Cai Sữa đêm Cho Con, Bé Sẽ Ngủ Ngoan ...
-
Hướng Dẫn Thực Hành Cách Cai Sữa đêm Cho Bé Bố Mẹ Nên Biết
-
17 Cách Cai Sữa Cho Bé An Toàn, Hiệu Quả Và Mẹo Cai Sữa đêm Cho Bé
-
Hướng Dẫn Các Mẹ Cách Cai Sữa đêm Cho Trẻ
-
Có Nên Cho Trẻ Bú đêm? Khi Nào Nên Tập Cho Trẻ Bỏ Bú đêm?
-
Cách Cai Sữa đêm Và Huấn Luyện Cho Bé Ngủ đúng Giấc | Mothercare
-
Khi Nào Có Thể "cai" Bú đêm Cho Bé? - Báo Người Lao động
-
Trẻ Mấy Tháng Cai Sữa đêm - TheAsianparent Vietnam
-
Khi Nào Nên Cai Sữa Cho Bé Là Thời điểm Tốt Nhất? | Huggies
-
Đến Tuổi Này Mà Không Cai Bú đêm Cho Trẻ, đừng Trách Con Chậm Lớn ...
-
Cách Cai Sữa đêm Cho Bé Bú Bình Nhanh Chóng Chỉ Trong 7 Ngày
-
Bé Mấy Tháng Thì Cai Bú Sữa đêm? - YouTube