Có Nên Cúng ông Công ông Táo Vào Ngày 22 Tháng Chạp?

“Có nên cúng ông Công ông Táo vào ngày 22?”, “Cúng ông Công ông Táo trước 1 ngày có được không?… Đây là những câu hỏi mà nhiều người thắc mắc bởi hiện nay cuộc sống bận rộn khiến nhiều người không có thời gian để cúng đúng ngày. Về vấn đề này, cùng Thăng Long đạo quán tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Cúng ông Táo 22 hay 23?

1.1. Cúng ông Công ông Táo đúng ngày 23 tháng Chạp

Theo sự tích và văn hóa của người Việt, các gia đình thường cúng ông Công ông Táo vào đúng ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Đây là ngày mà các Táo cưỡi cá chép bay về trời để dự buổi chầu trên Thiên Đình, bẩm báo với Ngọc Hoàng về những sự việc xảy ra dưới hạ giới. Ngọc Hoàng có thể dựa vào đó để thưởng phạt mỗi thành viên trong gia đình khác nhau.

Cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp

Tại sao cúng ông Công ông Táo lại vào ngày 23 tháng Chạp? Ngày 23 tháng Chạp theo cổ nhân là ngày “mở cổng trời”, tức là thời điểm 3 hành tinh Mặt Trời – Mặt Trăng – Trái Đất ở trên một quỹ đạo. Nếu ông Công ông Táo lên chệch ngày thì “cổng trời” sẽ đóng, chính vì vậy sẽ không thể vào báo cáo với Ngọc Hoàng. Theo tín ngưỡng dân gian, 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Vì thế, việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này. Thời gian đẹp nhất diễn ra từ tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch đến trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp âm lịch.

Nếu cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp, giờ hoàng đạo là giờ Dần (3-5h), giờ Mão, (5-7h).

1.2. Cúng ông Táo trước 1 ngày có được không?

Như đã nói ở trên, theo dân gian thì việc cúng ông Công ông Táo cần được thực hiện sớm để các ông Táo về trời cho kịp giờ chầu. Do đó, các gia đình có thể cúng ông Táo sớm hơn 1 ngày vào ngày 22 tháng Chạp âm lịch. Ngoài ra, cũng có nhiều gia đình cúng ông Công ông Táo vào ngày 20, 21 tháng Chạp.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì không nên cúng ông Táo quá sớm. Bởi đầu tiên, nó không thể hiện được sự thành tâm của gia chủ, làm cho có lệ. Thêm nữa, ngày mà các Táo chầu Ngọc Hoàng là ngày 23, vậy khi cúng ngày 20 hay 21 thì các Táo lại mất công đợi lâu để đến giờ vào chầu.

cúng ông táo trước 1 ngày có được không
Cúng ông Công ông Táo trước 1 ngày

Năm nay, ngày 23 tháng Chạp âm lịch rơi vào thứ Năm ngày 04/02/2021, đây là ngày trong tuần, bởi vậy mà các bà nội trợ có thể cân nhắc chuẩn bị đồ cúng sớm để dâng gia tiên vào một trong hai ngày 22 và 23 tháng Chạp. Như vậy với những thông tin bên trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi Có nên cúng ông Công ông Táo vào ngày 22 tháng Chạp?

Nếu cúng vào chiều tối 22 tháng Chạp, giờ hoàng đạo là giờ Thân (15-17h), giờ Dậu (17-19h).

2. Lưu ý gì khi cúng ông Công ông Táo trước 1 ngày?

Khi cúng ông Công ông Táo trước 1 ngày, bạn không cần phải lo về vấn đề ông Táo không kịp chầu trời. Tuy nhiên, gia chủ cũng cần phải chú ý đến các vấn đề sau:

Không chọn giờ hắc đạo. Ngày 22 tháng Chạp năm nay sẽ có những giờ hoàng đạo sau đây, gia chủ có thể thực hiện nghi lễ vào những khung giờ này:  giờ Thân (15-17h), giờ Dậu (17-19h).

Cần chuẩn bị những lễ vật cơ bản như mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ cho táo ông và một mũ cho táo bà). Mũ cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Chuẩn bị thêm tiền vàng, 3 áo giấy (2 nam 1 nữ), 3 đôi hài bằng giấy (2 nam 1 nữ) và hình cá chép bằng giấy…

Không cúng tiền âm phủ vì các vị Táo là thần không phải ma quỷ nên khi hóa thì các vị sẽ không nhận.

Mâm cỗ: không cần phải quá sang trọng, nhiều món mà chỉ cần có những món ăn cơ bản như:

  • Thịt lợn luộc để nguyên miếng hoặc 1 con gà để nguyên con
  • Một đĩa xôi hoặc bánh chưng
  • Một đĩa giò
  • Một bát canh
  • Một món xào
  • Một đĩa gạo, 1 đĩa muối
  • Một đĩa hoa quả
  • Một lọ hoa
  • Trầu cau
  • Nhang thơm, nến cốc
cúng ông công ông táo trước 1 ngày có được không
Lễ cúng ông Công ông Táo

Cá chép:

Theo quan niệm truyền thống thì người Việt Nam hay chuẩn bị 3 con cá chép sống, để trong chậu nước sạch để cúng ông Táo. Việc làm này không chỉ là cúng phương tiện đi lại cho các táo mà còn thể hiện sự tôn trọng đến các vị thần linh. Hay với mong muốn năm sau bản thân sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi, đạt được thành công với sự tích “cá chép hóa rồng”.

Sau khi làm lễ xong nếu cúng cá chép sống thì nên đi phóng sinh tại các sông, ngòi, ao hồ. Khi phóng sinh cần chú ý không nên để phóng sinh thành sát sinh. Thả cá trôi theo dòng nước, không nên thả từ trên cao xuống. Nhà nào đã chuẩn bị cá chép giấy thì không nhất thiết phải chuẩn bị cá chép sống.

Thả cá ông Công ông Táo

Về nghi lễ, không nên vì cúng trước 1 ngày mà bỏ qua các bước trong lễ cúng thông thường:

  • Bước 1.: Chuẩn bị lễ cúng, dọn dẹp, lau dọn bàn thờ sạch sẽ.
  • Bước 2: Sắp xếp đồ cúng gọn gàng, sạch sẽ lên bàn
  • Bước 3: Tiến hành cúng, đọc văn khấn tiễn ông Táo lên chầu trời
  • Bước 4: Hóa vàng
  • Bước 5: Phóng sinh cá chép sống (nếu có)

Có thể cúng ở ban thờ tại bàn gia tiên.

Chỉ còn vài ngày nữa là đến ông Công ông Táo – ngày lễ quan trọng dịp cuối năm của người Việt ta. Hãy thu xếp chuẩn bị lễ vật và thời gian tiễn các Táo về trời cho kịp giờ nhé! Và đừng quên, hãy hành lễ một cách thành tâm để được các vị chiếu cố và phù hộ.

Nếu còn bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp thì bạn có thể để lại Comment bên dưới. Các chuyên gia phong thủy của Thăng Long đạo quán sẽ giúp bạn giải đáp đầy đủ và chi tiết nhất.

Từ khóa » Giờ Cúng ông Táo Ngày 22