Có Nên Dạy Trẻ 5 Tuổi Học Chữ? 10 Phương Pháp Dạy Trẻ HIỆU QUẢ

Nếu phụ huynh đang tìm lời khuyên cho câu hỏi có nên dạy trẻ 5 tuổi học chữ hay không? Câu trả lời là CÓ. 5 tuổi là “giai đoạn vàng” – của quá trình phát triển về năng lực tư duy và nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Thông qua bài viết này, phụ huynh sẽ tìm được những thông tin cần thiết cũng như cách đồng hành phù hợp với việc học của con.

Có nên dạy trẻ 5 tuổi học chữ
Có nên dạy trẻ 5 tuổi học chữ đang là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm.
  1. 1. Có nên dạy trẻ 5 tuổi học chữ?
  2. 2. Cách dạy trẻ 5 tuổi học chữ sớm
    1. 2.1. Dạy trẻ học thuộc bảng chữ cái
    2. 2.2. Kết hợp việc học chữ với các trò chơi
    3. 2.3. Kỹ năng cầm bút đúng cách
    4. 2.4. Dạy trẻ chữ cái thông qua môi trường xung quanh
    5. 2.5. Sử dụng các hình ảnh có chữ cái
    6. 2.6. Cho trẻ học qua các bài hát
    7. 2.7. Dạy trẻ 5 tuổi tập viết các chữ cái
    8. 2.8. Thường xuyên đọc sách cho trẻ
    9. 2.9. Đừng quên ôn tập kiến thức cũ
    10. 2.10. Xây dựng môi trường học tập tốt cho trẻ
  3. 3. 5 sai lầm phụ huynh thường gặp khi dạy chữ cho trẻ 5 tuổi
  4. 4. Trẻ 5 tuổi được làm quen với chữ cái như thế nào tại Mầm non Vinschool?

1. Có nên dạy trẻ 5 tuổi học chữ?

Câu trả lời cho câu hỏi này chắc chắn là có. Nếu như trước đây, trẻ em sẽ bắt đầu học viết chữ trong chương trình lớp 1 thì giờ đây, các bé được khuyến khích phải trang bị kỹ năng này trước khi chính thức đặt chân vào lớp 1. Dựa theo chương trình lớp 1 hiện nay, trẻ chỉ có khoảng 1 đến 2 tuần đầu để ôn bảng chữ cái. Sau đó, trẻ sẽ được tiếp tục học các vần và cách đánh các vần đơn, vần ghép trong tiếng Việt.

Từ lâu, các chương trình Mầm non đã triển khai việc dạy trẻ 5 tuổi viết chữ. Một số bé cũng được phụ huynh kèm cặp thêm ở nhà để rèn viết chữ từ sớm. Điều đó đảm bảo được rằng trẻ sẽ sớm quen với cách cầm bút, cách ngồi vào bàn để học tập nghiêm chỉnh cũng như sành sỏi cách đánh vần, viết chữ đơn giản. Qua đó, trẻ sẽ đỡ bỡ ngỡ hơn và dễ bắt kịp với chương trình học lớp 1 tại trường.

Dạy con viết chữ
Dạy con viết chữ là cách để con tự tin bước vào lớp 1

Hơn nữa, 5 – 6 tuổi cũng là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Đây là lúc để trẻ hoàn thiện kỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ cũng như nâng cao vốn từ vựng và ngữ pháp của mình. Việc xây dựng các chương trình cho trẻ ở thời điểm này cũng được dựa trên một số quá trình phát triển ngôn ngữ thông thường của trẻ, bao gồm:

  • Đặc điểm phát âm: Một số bé vẫn chưa thể phát âm những phụ âm như t, p, b… Nhưng nhìn chung, trẻ ở giai đoạn này đã có thể nói tròn vành rõ chữ và cải thiện tương đối kỹ năng nói dính chữ, nói lắp của mình.
  • Đặc điểm về vốn từ: Càng trưởng thành, vốn từ của trẻ càng trở nên phong phú hơn. Sự phát triển về số lượng vốn từ của trẻ sẽ không chỉ phụ thuộc vào tháng tuổi mà còn cả những ảnh hưởng từ môi trường xung quanh.
  • Đặc điểm về ngữ pháp: Cùng với sự phát triển của vốn từ, cách dùng câu của trẻ cũng trở nên đa dạng hơn. Không còn là những câu đơn giản hay ngắn gọn, trẻ sẽ biết cách diễn đạt bằng nhiều câu dài hơn, cấu trúc phức tạp hơn.

Với những đặc điểm này, có thể thấy, trẻ 5 tuổi đã có thể sẵn sàng để bắt đầu học nhiều hơn. Do đó, nếu không dạy trẻ 5 tuổi viết chữ, có lẽ ba mẹ đã bỏ qua một thời điểm vô cùng thích hợp.

Không chỉ dừng lại ở đó, dạy trẻ 5 tuổi học chữ còn mang lại cho trẻ một số ưu điểm vượt trội. Lẽ dĩ nhiên, việc dạy trẻ 5 tuổi học chữ sẽ không thể tránh khỏi một số bất cập và khó khăn, đặc biệt khi phần lớn thời gian của độ tuổi này là dành cho việc vui chơi. Vậy đâu sẽ là những lợi ích cũng như rào cản có thể xảy ra khi dạy trẻ 5 tuổi học chữ?

Ưu điểm Nhược điểm
Tạo cho trẻ một tâm thế tự tin để bước vào lớp 1: Nắm được các kiến thức cơ bản từ sớm, trẻ sẽ nhanh chóng bắt kịp với chương trình lớp 1. Trẻ cũng có thêm thời gian để rèn luyện những kỹ năng khác của lớp 1 ngoài việc học chữ. Vô tình khiến trẻ không “mặn mà” với việc học: Việc bị thúc ép đôi khi khiến trẻ cảm thấy việc học rất nặng nề và đầy khó khăn. Dần dà, thói quen đó tích tụ và khi trưởng thành, trẻ sẽ không còn thiết tha gì với việc học nữa.
Khơi gợi niềm hứng thú với học tập và thế giới xung quanh: Trẻ 5 tuổi thường rất tò mò với vạn vật xung quanh mình. Thời gian đầu, trẻ sẽ tỏ rất hào hứng với việc học. Nếu được dạy một cách bài bản, trẻ sẽ giữ được trạng thái đó và dần dần nuôi dưỡng niềm hứng thú của mình với việc học. Qua đó, trẻ sẽ sớm phát triển nhận thức của mình về mọi thứ xung quanh trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Gây ra những áp lực vô hình cho trẻ: Đối với một số bạn nhỏ, tầm quan trọng của việc học là một khái niệm khá mơ hồ. Trẻ đã quá quen với việc được ba mẹ chiều chuộng và tự do làm điều mình thích. Do đó, khi gặp phải những nhận xét đúng – sai hay khối lượng chữ viết phải hoàn thành, trẻ sẽ dễ sản sinh ra một áp lực cho riêng mình. Điều này không tốt đối với quá trình phát triển của trẻ.
Nâng cao năng lực tư duy, khả năng ghi nhớ và quan sát: Khi học viết chữ, trẻ sẽ phải vận dụng khả năng quan sát và ghi nhớ để bắt chước theo các chữ được dạy. Lâu dần, não bộ của trẻ cũng bắt đầu hình thành khả năng tư duy để phán đoán đâu là cách để tối ưu việc viết và ghi nhớ các từ. Rèn luyện kỹ năng không đúng cách: Thoạt nhìn, việc dạy trẻ 5 tuổi học chữ sẽ không khó là bao. Vậy nhưng, chính sự tự tin ấy đôi lúc đã khiến trẻ không học theo một lộ trình phát triển đúng đắn nào cả. Điều này nếu không được giải quyết sớm sẽ khiến trẻ khó tiếp thu được nhiều dù đã dành hàng giờ liền ngồi viết chữ.
Rèn luyện đức tính tự giác, chủ động trong học tập: Dưới sự rèn luyện và hướng dẫn của ba mẹ cũng như thầy cô, trẻ sẽ sớm quen với việc học hành nghiêm túc. Việc thực hành liên tục thói quen này cũng tạo nên cho trẻ sự tự giác và chủ động trong việc học khi trưởng thành.
Tăng cường khả năng vận động não bộ: Não bộ của con người sẽ luôn vận động và phát triển không ngừng song song với quá trình trưởng thành. Do vậy, nếu được tiếp thu thêm nhiều điều mới, não bộ của trẻ sẽ không rơi vào trạng thái ì ạch, “lười vận động”.
Tập cho tay quen với cách cầm bút: Lúc này, các cơ tay của trẻ vẫn còn rất linh hoạt và dễ sửa đổi. Nếu được uốn nắn và thực hiện một số vận động tinh từ lúc 5 tuổi, trẻ sẽ thạo hơn trong cách cầm bút cũng như viết những nét chữ đẹp.
Gắn kết tình cảm với ba mẹ: Dạy trẻ 5 tuổi viết chữ cũng là một cách để ba mẹ dành thêm thời gian với con sau một ngày bận rộn với công việc. Bằng việc này, ba mẹ sẽ thêm thắt chặt tình cảm và hiểu những khó khăn con đang gặp phải.
Học chữ từ 5 tuổi
Học chữ từ 5 tuổi sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện năng lực ngôn ngữ

2. Cách dạy trẻ 5 tuổi học chữ sớm

Sau khi đã tìm được câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi có nên dạy trẻ 5 tuổi viết chữ, chắc hẳn giờ đây nhiều phụ huynh đã sẵn lòng dạy con học chữ. Thế nhưng, ba mẹ cũng đừng bắt đầu một cách vội vã quá. Thay vào đó, hãy áp dụng một số biện pháp mà Vinschool gợi ý dưới đây để việc hướng dẫn con trở nên hiệu quả hơn nhé.

2.1. Dạy trẻ học thuộc bảng chữ cái

Trước tiên, phụ huynh cần tập cho trẻ làm quen với các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt. Qua đó, trẻ sẽ ghi nhớ và nhận biết được các mặt chữ cũng như đọc và phát âm đúng. Hơn nữa, việc này cũng sẽ tạo điều kiện để trẻ dễ dàng tự ghép các chữ lại với nhau mỗi khi gặp từ mới. Một số phương pháp mà ba mẹ có thể áp dụng chẳng hạn như:

  • Trang bị một bảng chữ cái có màu sắc tươi vui, sinh động và được kết hợp với nhiều hình ảnh quen thuộc.
  •  Vừa dạy vừa đọc lớn các từ để não bộ trẻ ghi nhớ nhanh và lâu hơn
  • Kết hợp nhiều hình thức học chữ cái như học cùng mô hình, học qua trò chơi, học qua đố mẹo, học qua bài hát,…

Đối với các phương pháp này, ba mẹ hãy cố gắng tạo “nhiệt” để trẻ luôn thấy hứng thú trong việc học chữ cái chứ đừng áp dụng một cách khô khan, đơn giản quá. Việc thúc ép trẻ nhớ nhanh, nhớ nhiều cũng cần được hạn chế tối đa bởi lẽ điều đó chỉ khiến trẻ thêm ghét việc học mà thôi.

Sự tận tâm của ba mẹ
Sự tận tâm của ba mẹ, thầy cô sẽ giúp trẻ 5 tuổi học tốt bảng chữ cái

2.2. Kết hợp việc học chữ với các trò chơi

Để dạy trẻ 5 tuổi học chữ, ba mẹ có thể vận dụng các phương pháp “học mà chơi, chơi mà học” để kích thích sự hứng khởi trong con. Với phương pháp này, trẻ sẽ không có cảm giác đang bị ép buộc để học, vì thế, trẻ sẽ sẵn lòng và cởi mở hơn trong các trò chơi.

Hiện nay, việc áp dụng trò chơi cũng được đánh giá cao trong việc mang lại hiệu quả tốt khi dạy trẻ 5 tuổi học chữ. Đó có thể là một trò chơi trên thiết bị điện tử, một trò chơi dân gian hoặc do ba mẹ tự nghĩ ra. Ba mẹ hãy dựa vào tính cách, sở thích và niềm hứng thú của con với một sự vật, sự việc nào đó để chọn ra trò chơi phù hợp.

Khi áp dụng phương pháp này, ba mẹ cần kiểm soát tốt thời gian học và chơi của trẻ. Trò chơi chỉ là một cách thức bổ trợ cho việc học của trẻ. Nếu cứ để trẻ đắm chìm trong trò chơi đó, trẻ sẽ rất khó để ghi nhớ những chữ cái, từ vựng đã học.

Học chữ kết hợp với các trò chơi
Học chữ kết hợp với các trò chơi sẽ khiến trẻ thích thúc và nhớ lâu hơn

2.3. Kỹ năng cầm bút đúng cách

Việc cầm bút sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nét chữ của trẻ, ba mẹ cũng cần hướng dẫn trẻ cầm bút đúng cách. Hơn nữa, tư thế cầm bút sai cũng dễ khiến trẻ nhanh mỏi tay, gây ảnh hưởng đến quá trình trẻ tập viết.

Khi bắt đầu, ba mẹ hãy làm mẫu hoặc sử dụng các video hướng dẫn để trẻ học theo. Kế đến, trẻ nên được thực hiện một số kỹ năng vận động tinh và rèn luyện sức tay. Sau khi đã quen với cách cầm bút, hãy để trẻ được viết dựa theo những nét có sẵn. Khi đó, ba mẹ hãy quan sát và sửa lại tư thế cầm bút của trẻ.

Một trong những nguyên tắc khi dạy trẻ cầm bút, số đó chính là ba mẹ hãy thật sự kiên nhẫn để hỗ trợ trẻ. Việc thay đổi tư thế cầm bút sẽ không thể đạt được kết quả mong muốn chỉ trong một sớm một chiều mà cần phải có thời gian. Do đó, ba mẹ hãy luôn luôn chú ý đến cách sử dụng bút của trẻ để có sự chỉnh sửa kịp thời. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần chọn bút có kích thước vừa vặn với bàn tay con cũng như tìm đến sự trợ giúp của người có kinh nghiệm nếu không thể thay đổi cách cầm bút sai của con.

2.4. Dạy trẻ chữ cái thông qua môi trường xung quanh

Để kích thích sự hứng thú của con với việc học, ba mẹ hãy xây dựng một môi trường học tập lý tưởng cho trẻ. Ở đó, trẻ sẽ được học tập trong không gian bắt mắt với nhiều họa tiết, hình ảnh thú vị cùng các hoạt động trải nghiệm viết chữ đơn giản, dễ thực hiện.

Trong phòng hay bàn học của con, thậm chí là cả trong nhà, ba mẹ hãy dán những hình ảnh, bảng chữ cái, từ ngữ đơn giản để con có thể nhìn thấy chúng mọi lúc mọi nơi. Lý tưởng hơn, ba mẹ hãy cho phép trẻ được tự do viết nguệch ngoạc những từ mình muốn trên những khoảng trống lớn. Nhờ vậy, trẻ sẽ có thể sáng tạo hơn với những ý tưởng, kiến thức có trong não bộ của mình.

2.5. Sử dụng các hình ảnh có chữ cái

Kết hợp các hình ảnh với chữ cái sẽ kích thích được trí tò mò và trí thông minh về hình ảnh của trẻ. Đặc biệt, phương pháp này sẽ càng hiệu quả hơn khi ba mẹ sử dụng các hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.

Để thực hiện, ba mẹ chỉ cần sử dụng những tấm flashcard hoặc những bảng chữ cái có đính kèm hình ảnh dùng để treo tường. Trong quá trình học, ba mẹ hãy vừa đọc vừa chỉ vào những hình ảnh có âm bắt đầu bằng chữ cái mà ba mẹ muốn dạy, chẳng hạn như chữ C với từ con cá, chữ D trong dạy học,… Như vậy, từ những chữ cái nhàm chán, khô khan, giờ đây, trẻ sẽ trở nên hứng thú hơn vì biết được nhiều hơn về những điều quen thuộc xung quanh trẻ.

Trẻ sẽ học tốt hơn khi ba mẹ chọn những hình ảnh con vật, đồ vật thân thuộc và những hình ảnh được thiết kế với màu sắc bắt mắt. Hơn nữa, khi con mới bắt đầu học, ba mẹ hãy chọn những mẫu từ đơn giản, dễ hiểu dựa theo đúng quy chuẩn của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

 phương pháp học chữ cái qua hình ảnh
Nhiều bạn nhỏ 5 tuổi áp dụng phương pháp học chữ cái qua hình ảnh

2.6. Cho trẻ học qua các bài hát

Trên thực tế, não bộ của trẻ sẽ dễ nhớ các giai điệu âm thanh sinh động hơn là chữ cái. Hơn nữa, cũng có nhiều bài hát tiếng Việt dạy trẻ học đọc một số từ vựng đơn giản, quen thuộc. Khi biết được cách đánh vần, cách đọc của các từ đó, các em cũng sẽ mong muốn được học thêm cách viết vì bản tính tò mò của mình.

Qua các bài hát, trẻ có thể nắm bắt được cách đánh vần các âm đơn, âm ghép cũng như cách đọc từ trong những giai điệu vui tươi của bài hát. Ba mẹ cũng đừng vội cho trẻ nghe quá nhiều bài hát một lần nhé. Hãy cứ cho trẻ nghe và nhẩm theo đến khi nào trẻ có thể hát cùng nhạc và tự biết cách đánh vần các từ được nghe.

Một số bài hát phụ huynh có thể cho các bé nghe để học chữ như: A Ă Â, Bảng chữ cái Việt Nam, A BÊ XÊ, ABC Tiếng Việt, A con cá sấu – Bé học tiếng Việt, Bạn BoB tàu, Bé học bảng chữ cái A B C,…

2.7. Dạy trẻ 5 tuổi tập viết các chữ cái

Để dạy trẻ 5 tuổi viết chữ cái tại nhà hiệu quả, ba mẹ có thể trang bị thêm một số sách tập tô được thể hiện sinh động. Lúc bắt đầu, ba mẹ hãy để trẻ vẽ những nét cơ bản nhất và hướng dẫn trẻ cách cầm bút cho đúng tư thế. Rồi sau đó, ba mẹ cứ từ từ đẩy nhanh tốc độ và độ khó của việc tập viết. Từ 1 chữ cái, ba mẹ có thể đầy lên 2 – 3 chữ cái,…

Tuy nhiên, ba mẹ hãy kiên nhẫn và đừng quá vội vàng trong việc hướng dẫn trẻ. Tuy lúc khởi đầu sẽ rất khó khăn cho ba mẹ, nhưng hãy đặt niềm tin vào trẻ và cho trẻ cơ hội được phát triển dần dần.

2.8. Thường xuyên đọc sách cho trẻ

Ở thời điểm này, một số bạn nhỏ đã có thể phát âm khá chuẩn và có khả năng ghi nhớ tốt. Khi được nghe kể một câu chuyện nhiều lần, trẻ sẽ tự nhớ và thậm chí là kể lại câu chuyện đó. Khi nói lại được những nội dung có trong truyện, trẻ đã tự trau dồi cho mình một vốn từ và kiến thức phong phú. Khi được gặp lại các từ đã sử dụng, trẻ sẽ có hứng thú hơn trong việc ghi chép lại chúng cũng như nhớ chúng rất lâu.

Khi chọn mua sách cho trẻ, ba mẹ hãy chọn những cuốn có phông chữ to, rõ ràng, nội dung ngắn gọn và được trình bày ở hình thức dễ nhìn, dễ hiểu. Một số cuốn sách được thể hiện bằng các hình ảnh màu sắc bắt mắt cũng nên được ba mẹ sử dụng để đọc sách cho trẻ. Khi đọc sách, ba mẹ hãy đọc từ từ, chậm rãi và chỉ vào từng từ để trẻ dễ theo dõi và nắm bắt hình dáng các chữ.

Các quyển sách, truyện tranh tư duy như: Cho Bé tập đọc học điều hay (Bộ 8 cuốn), Bộ Khủng long nhỏ Dinos, Những tâm hồn trong trẻo, Bộ sách Chuột Típ, Bộ sách Cô bé Mác-tin, Hoàng tử bé, Chú sâu háu ăn, các truyện cổ tích Việt Nam và nước ngoài,… là những đầu sách tốt và phổ biến mà ba mẹ có thể đọc cho trẻ nghe.

Đọc sách, dạy trẻ đọc
Đọc sách, dạy trẻ đọc sẽ tạo được niềm hứng thú trong học tập cho trẻ

2.9. Đừng quên ôn tập kiến thức cũ

Với trẻ 5 tuổi, trí nhớ của các em chưa phát triển toàn diện nên cũng khó nhớ được lâu. Việc thường xuyên ôn tập sẽ giúp trẻ củng cố kiến thức và ghi nhớ được lâu hơn.

Ba mẹ có thể sử dụng nhiều biện pháp sinh động như ôn tập bằng biểu đồ, trò chơi đoán chữ, trò chơi ghép chữ hoặc các bài kiểm tra nhanh bằng miệng… để tái hiện lại các kiến thức trẻ đã từng học qua.

Dù cho ba mẹ có sử dụng cách nào thì hãy nhớ tạo cho trẻ một bầu không khí thoải mái, vui vẻ. Đừng khiến việc ôn tập trở nên phức tạp hay áp lực quá, điều đó chỉ khiến trẻ càng thêm quên và sợ sệt mà thôi. Hãy luôn tạo cho trẻ trạng thái sẵn sàng đón nhận tất cả những bài kiểm tra của ba mẹ và hãy luôn giữ bình tĩnh, kiên nhẫn với trẻ.

2.10. Xây dựng môi trường học tập tốt cho trẻ

Một môi trường học tập hiệu quả không thể thiếu sự đồng hành của các giáo viên tận tâm cũng như bạn bè đồng trang lứa. Khi đó, trẻ sẽ không cô độc trên hành trình học chữ mà còn chủ động và có động lực hơn. Môi trường học tập của trẻ phải đảm bảo an toàn và có sự quản lý sâu sát của thầy cô hoặc người lớn trong nhà. Có như vậy, trẻ mới chú tâm cho việc học của mình.

3. 5 sai lầm phụ huynh thường gặp khi dạy chữ cho trẻ 5 tuổi

Khi dạy trẻ 5 tuổi viết chữ, ba mẹ phải thật sự dành cho trẻ thời gian, sự kiên nhẫn và tấm lòng cởi mở để không khiển trách trẻ. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng có kinh nghiệm trong việc dạy chữ cho trẻ 5 tuổi. Vì lẽ đó mà nhiều phụ huynh đã mắc phải một số sai lầm trong việc hướng dẫn trẻ học chữ. Các sai lầm thường thấy có thể kể đến như:

  • Áp dụng cách dạy khô khan, nhàm chán: Trẻ 5 tuổi nếu không có được niềm hứng thú sẽ rất dễ lơ đễnh và sớm bỏ cuộc. Nếu không thể thiết kế bài học bài bản như các thầy cô, ba mẹ cũng có thể kết hợp với các trò chơi, hình ảnh sinh động hoặc vừa viết vừa đọc cùng con,…
  • Ép buộc khi con chưa sẵn sàng: Yếu tố này sẽ quyết định rất nhiều đến thái độ học tập của con, bởi lẽ dù có học nhiều đến đâu nhưng nếu chưa thật sự sẵn sàng, con sẽ chẳng đọng lại bao nhiêu kiến thức. Trước khi con bắt tay vào tập viết, ba mẹ hãy dành thời gian để con tìm hiểu về bảng chữ cái tiếng Việt, cách đánh vần những từ đơn giản,… để kích thích sự tò mò và khiến con muốn học nhiều hơn để sử dụng.
  • Trách mắng khi con làm chưa tốt: Nếu phải nhận những lời quở mắng của ba mẹ, trẻ sẽ dễ cảm thấy buồn và chán nản với việc học. Thay vào đó, ba mẹ hãy dành lời khen mỗi khi con hoàn thành bài tập viết, kiên nhẫn hướng dẫn con viết đúng, viết đẹp hoặc có phần thưởng mỗi khi còn làm bài tốt. Khi trẻ không làm tốt, ba mẹ cũng chỉ nên giải thích vì sao trẻ làm chưa tốt và đưa ra lời khuyên để trẻ làm tốt hơn trong lần tới.
  • Dạy con học kiểu nhồi nhét: Nhiều phụ huynh thường hay sốt ruột và muốn con phải học càng nhiều càng tốt. Thế nhưng, ở độ tuổi đó, trẻ sẽ không thể có khả năng học liên tục với khối lượng bài vở khủng như người lớn. Thay vì quan tâm đến số lượng, ba mẹ chỉ nên tập trung vào chất lượng của từng bài học và  phần trăm lượng kiến thức trẻ nhớ được khi đó.
  • Ép con học quá nhiều một ngày: Việc ép con ngồi hàng giờ liền trên bàn học để học chữ sẽ không mang lại hiệu quả cao mà ngược lại sẽ khiến còn càng kiệt quệ tinh thần và thể chất. Ba mẹ hãy lập nên một thời gian biểu học tập phù hợp, xen kẽ giữa việc học, chơi, nghỉ ngơi của trẻ để đảm bảo mọi hoạt động khác của con vẫn được chú trọng thời gian.
Học sinh Mầm non Quốc tế IPC
Học sinh Mầm non Quốc tế IPC của Vinschool được hưởng chương trình giáo dục chất lượng cao

4. Trẻ 5 tuổi được làm quen với chữ cái như thế nào tại Mầm non Vinschool?

Tại Vinschool, chương trình Giáo dục Mầm non được xây dựng trên 6 lĩnh vực bao gồm: Nghệ thuật Ngôn ngữ, Toán học, Khoa học và công nghệ, Nghệ thuật sáng tạo, Thể chất và sức khỏe, Cảm xúc – Xã hội.

Trong đó, lĩnh vực Nghệ thuật Ngôn ngữ bao gồm các nội dung liên quan đến cách trẻ hiểu, sáng tạo, truyền đạt một nội dung thông tin có ý nghĩa. Trẻ sẽ học cách lắng nghe tích cực, nhận biết các chữ cái, hiểu các âm tương ứng với chữ cái đó trong bảng chữ cái. Trẻ sẽ được mở rộng vốn từ vựng của mình thông qua hoạt động hằng ngày và thường xuyên được đọc sách, kể chuyện để có thể đạt được mục tiêu này. Trẻ sẽ hiểu và có thể truyền đạt ý nghĩa của các từ trong vốn từ vựng của mình. Bên cạnh đó, mục tiêu của lĩnh vực là giúp nuôi dưỡng ở trẻ tình yêu đối với việc đọc và hình thành những kỹ năng tiền tập viết.

Chương trình Giáo dục Mầm non tại Vinschool
Chương trình Giáo dục Mầm non tại Vinschool giúp trẻ phát triển toàn diện và chuẩn bị một nền tảng vững chắc cho các cấp học tiếp theo.

Các lĩnh vực nhánh liên quan đến khả năng đọc, viết của trẻ trong lĩnh vực này bao gồm: Đọc và Viết.

Theo đó, tùy thuộc vào lứa tuổi khác nhau, các em sẽ được trang bị những khái niệm, đặc điểm cơ bản như ngữ âm, nhận biết chữ cái, hay những kỹ năng tiền tập đọc khác…Cụ thể:

– Từ 18 đến 36 tháng đầu đời, trẻ sẽ được tham gia vào các hoạt động giúp nuôi dưỡng, khuyến khích  sự hứng thú với sách truyện.

– Từ 3 đến 4 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu được làm quen với chữ cái qua việc nhận dạng chữ và số những đặc điểm và cách sắp xếp các chữ cái trong các văn bản như sách, truyện. Sử dụng kết hợp việc vẽ, chép chữ, tô, đồ chữ và/hoặc các kỹ năng tiền tập viết để tạo ra các ký hiệu làm nền tảng cho việc học viết.

– Đến giai đoạn từ 4 – 6 tuổi, việc học chữ của bé tại Vinschool được tiếp diễn như sau:

  • Việc nhận dạng sẽ được tiếp tục khi bé bắt đầu có thể gọi tên được một số chữ cái in hoa, in thường trong bảng chữ cái (ít nhất là các chữ cái có trong tên của mình)
  • Nhận biết được một số từ quen thuộc (bà, cá, mẹ, bố, ba, …)
  • Xác định hướng đọc theo các chữ từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, đọc từng trang)
  • Xác định hướng đọc theo các chữ từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, đọc từng trang)
  • Hiểu rằng các từ được tách biệt nhau bằng những khoảng trống
  • Hiểu rằng các từ được tách biệt nhau bằng những khoảng trống
  • Xác định được các phần của cuốn sách (bìa, tên sách, tác giả, trang đầu, trang cuối, số trang…)
  • Sử dụng kết hợp việc vẽ, chép chữ, tô, đồ chữ và/hoặc các kỹ năng tiền tập viết để tạo ra các ký hiệu, chữ cái và họ tên của mình
  • Sử dụng kết hợp việc vẽ, chép chữ, tô, đồ chữ và/hoặc các kỹ năng tiền tập viết để đặt tên cho một chủ đề quen thuộc hoặc diễn tả một sự kiện

Tại Vinschool, giáo viên được khuyến nghị luôn không ngừng tìm tòi, học hỏi các phương pháp tiếp cận dạy và học khác nhau để tìm ra những cách thức phù hợp nhất với sự phát triển và đặc điểm riêng của từng trẻ.

Học sinh Mầm non của Vinschool
Học sinh Mầm non của Vinschool sẽ được trang bị đầy đủ kỹ năng trước khi bước vào lớp 1

Có nên dạy trẻ 5 tuổi học chữ không? Thoạt trông là một câu hỏi khó để trả lời vì mỗi trẻ sẽ có những thời điểm thích hợp khác nhau. Thế nhưng nhìn chung 5 tuổi là giai đoạn trẻ đã nên học chữ để chuẩn bị hành trang vào lớp 1.

Quý phụ huynh và học sinh cần tìm hiểu thông tin về chương trình Giáo dục Mầm non của Vinschool, vui lòng truy cập TẠI ĐÂY hoặc bấm số 18006511 (bấm chọn ngôn ngữ và bấm số máy lẻ 1 hoặc 3 với khu vực Miền Bắc & Miền Trung; bấm số máy lẻ 2 với khu vực Miền Nam).

Để được tư vấn chi tiết về lộ trình học tập và quy trình tuyển sinh tại Vinschool, phụ huynh đăng ký trực tiếp TẠI ĐÂY!

Từ khóa » Dạy Học Cho Bé 5 Tuổi