Có Nên Dùng Gói Giảm đau Sau Sinh Mổ? | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ » Sống khỏe » Sản khoa
Có nên dùng gói giảm đau sau sinh mổ? 22/10/2024 - 15:21 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTham vấn bác sĩ Bác sĩNguyễn Ngọc Linh
Bác sĩ Sản phụ khoa1900 55 88 92Đặt lịch khámSinh con là phút giây thiêng liêng mà biết bao người phụ nữ mong được trải nghiệm. Tuy nhiên nỗi đau cho dù là phương pháp pháp đẻ thường hay đẻ mổ cũng khiến chị em luôn bất an. Vậy sinh mổ có đáng sợ không? Nên mổ đẻ vào tuần thứ bao nhiêu? Và kinh nghiệm giảm đau sau sinh mổ là gì? Có nên dùng gói giảm đau sau sinh mổ…Bài viết sau đây sẽ giúp chị em có cái nhìn tổng quan và toàn diện về phương pháp sinh mổ.
Đẻ mổ như thế nào?
Sinh mổ là hình thức sinh con thông qua một đường rạch phẫu thuật ở bụng và tử cung của người mẹ. Việc sinh mổ do chỉ định của bác sĩ trong những trường hợp sản phụ không thể sinh thường.
Trong một số dấu hiệu sau đây, mẹ bầu buộc phải được tiến hành phương pháp sinh mổ:
Trường hợp người đã từng phẫu thuật xâm lấn tử cung hay với một đường mổ dọc trên bụng hoặc từng sinh mổ từ 2 lần trở lên.
Trường hợp mang đa thai (thường là thai 3).
Trường hợp thai nhi ở ngôi mông hoặc ngôi nằm ngang.
Trường hợp em thai to hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường.
Trường hợp bà mẹ bầu mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa hoặc các các bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con.
Trường hợp thai nhi được chẩn đoán mắc bệnh hoặc có bất thường khiến việc sinh thường có thể dẫn tới nguy hiểm.
Trường hợp mẹ bầu bị nhau tiền đạo, nhau thai bám thấp trong tử cung và che lấp mất phần cổ tử cung.
Đẻ mổ có đau như đẻ thường không là câu hỏi của nhiều sản phụ lần đầu sinh con. Tuy nhiên, các mẹ không cần quá lo lắng vì đẻ mổ không đau như các mẹ vẫn nghĩ. Khi sinh mổ, các mẹ sẽ bị mất sức để rặn như sinh thường. Vì vậy mà cuộc vượt cạn sinh mổ sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều so với đẻ thường.
Phương pháp mổ đẻ không đau
Nhiều mẹ bầu lo lắng vì sợ trải qua cảm giác “rạch bụng” nên thường băn khoăn tìm kiếm bí quyết đẻ mổ không đau. Còn với các chị em đã có kinh nghiệm mổ đẻ lần 2 thì có lẽ sẽ nắm được toàn bộ quá trình sinh mổ như thế nào. Thực ra hiện nay với phương pháp gây tê màng cứng trong kỹ thuật phẫu thuật thì việc sinh mổ đều trở nên dễ dàng đối với tất cả các mẹ bầu.
Gây tê tủy sống là phương pháp gây tê vùng, được thực hiện bằng cách tiêm thuốc vào vùng dịch não tủy ở vị trí giữa lưng để gây tê cục bộ. Phương pháp này giúp điều hòa huyết áp và nhịp tim sản phụ trong quá trình mổ lấy thai. Vì vậy mẹ bầu có thể hoàn toàn tỉnh táo trong quá trình sinh.
Với phương pháp sinh mổ, mẹ bầu có thể giảm thiểu xác suất nguy hiểm xảy ra đối với thai nhi. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp gây tê tủy sống cũng kéo theo không ít tai biến nguy hiểm với sức khỏe của mẹ bầu sau khi sinh.
Nên mổ đẻ vào tuần thứ bao nhiêu?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì một thai nhi đủ tháng sẽ ở trong bụng mẹ từ 37 đến 40 tuần. Tuy nhiên, thời điểm sinh con lý tưởng nhất có thể kể đến là tuần 39 và 40.
Mổ lấy thai là một trong những kỹ thuật phổ biến trong việc sinh nở. Vì vậy tùy vào tình trạng sức khỏe và điều kiện hiện tại mà bác sỹ sẽ tư vấn để cho người nhà lựa chọn giải pháp thích hợp. Các bác sĩ thường khuyên thai phụ nên cố gắng theo dõi và giữ gìn thai thai đến 38 đến 40 tuần tuổi để thai nhi cứng cáp thì quá trình sinh mổ cũng diễn ra thuận lợi hơn.
Kinh nghiệm giảm đau sau sinh mổ
Không đau như sinh thường nhưng sau sinh mổ là một quá trình vượt cạn khác của mẹ bầu. Kinh nghiệm sinh mổ không đau trở thành một khái niệm không thực tế bởi sau khi sinh mổ, mẹ bầu sẽ phải trải qua 1 thời gian để hồi phục vết mổ lâu hơn so với sinh thường.
Nhiều mẹ bầu tránh những cơn đau sau phẫu thuật bằng cách sử dụng thuốc giảm đau sau sinh mổ. Tuy nhiên đây là phương pháp được khuyến cáo không nên sử dụng vì có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ đối với sản phụ sau sinh nếu như đây là phương thức tự phát, không có chỉ định của bác sĩ.
Vết thương sau sinh mổ đau như thế nào và sinh mổ bao lâu thì hết đau? Có nên dùng gói giảm đau sau sinh mổ?…đó những lo lắng của nhiều mẹ bầu khi phải sinh mổ và đối mặt với cơn đau sau sinh.
Vậy kinh nghiệm giảm đau sau sinh mổ là gì? Thực ra sau khi sinh mổ, mẹ bầu nào cũng cần thời gian hồi phục tổn thương ở vết mổ. Nhưng đây chỉ là nỗi đau bên ngoài có thể chịu đựng được và chỉ kéo dài trong khoảng thời gian nhất định nên mẹ bầu hoàn toàn có thể an tâm vì một tinh thần tốt, sự kiêng cữ khoa học, phương pháp vận động nhẹ nhàng và chế độ dinh dưỡng phù hợp…sẽ là những biện pháp tối ưu giúp mẹ bầu vượt qua những nỗi đau sau sinh mổ.
Tin liên quan
- Đẻ mổ bao lâu quan hệ
- Mổ đẻ hết bao nhiêu tiền
- Sinh mổ giảm trí nhớ – mẹ phải làm gì
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chia sẻ: Từ khóa: giảm đau sau sinh Bài viết liên quanĐẻ thường xong nên làm gì để nhanh phục hồi?
Đẻ thường xong nên làm gì là vấn đề được đa số chị em quan tâm trong quá...
Độ mờ da gáy 1.5 mm có đáng lo ngại không?
Khám xương chậu tuần bao nhiêu để biết sinh thường hay sinh mổ?
Tháng cuối thai kỳ có cần siêu âm 3D 1 tuần 1 lần không?
Cách cải thiện tình trạng đa ối tuần 35?
Thai tụ dịch màng nuôi có ảnh hưởng gì không?
Siêu âm thai: Hướng dẫn những thông tin cơ bản mẹ bầu cần biết
Siêu âm thai là một trong những phương pháp theo dõi thai kỳ quan trọng và phổ biến…Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu: Nguyên nhân, cách chữa hiệu quả
Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu gây ra tê, đau, làm giảm sức lực của các…Tư vấn rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi hay không
“Mẹ bị rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi không” là câu hỏi rất nhiều…So sánh 4 kiểu siêu âm thai, lý do bác sĩ kết hợp siêu âm 5D và 2D
Siêu âm thai là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong thai kỳ quan trọng, giúp theo dõi…Chửa ngoài tử cung nguy hiểm thế nào và cách nhận biết sớm
Chửa ngoài tử cung là một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, có thể đe dọa tính…Những kinh nghiệm hay cho mẹ bầu lần đầu đến phòng khám thai
Lần đầu đến phòng khám thai chắc hẳn chị em nào cũng rất bỡ ngỡ vì không biết…
- 0936 388 288
- 0936 388 288
- Đặt lịch khám
Từ khóa » đẻ Thường Có Tiêm Giảm đau Không
-
Các Phương Pháp Giảm đau Khi Sinh Thường Dùng | Vinmec
-
Gây Tê Và Giảm đau Trong Khi Sinh: Những điều Cần Biết - Vinmec
-
“Đẻ Không đau” Bằng Phương Pháp Gây Tê Ngoài Màng Cứng
-
Giải đáp 10 Thắc Mắc Phổ Biến Về Tiêm Thuốc Giảm đau Khi Sinh
-
8 điều Các Mẹ Bầu Cần Biết Về Giảm đau Khi Sinh
-
10 điều ít Người Biết Về “ĐẺ KHÔNG ĐAU” - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Những điều Cần Biết Về Giảm đau Khi Sinh
-
Phương Pháp "đẻ Không đau" Gây Tê Màng Cứng - Có Thật Sự An Toàn?
-
Đẻ Không đau: "Món Quà ý Nghĩa Dành Cho Sản Phụ"
-
Giảm đau Ngoài Màng Cứng Trong Quá Trình Chuyển Dạ - Bệnh Viện FV
-
PHƯƠNG PHÁP GIẢM ĐAU KHI SINH: MẸ ĐÃ BIẾT CHƯA?
-
Tìm Hiểu Thông Tin Đẻ Không đau Bao Nhiêu Tiền
-
Những điều Cần Biết Về Phương Pháp Giảm đau Khi Chuyển Dạ
-
Đau Lưng Sau Sinh Mổ Và Nỗi Oan Của Gây Tê Tủy Sống