Có Nên Học Ngành Y Khoa? - Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng
Có thể bạn quan tâm
Cập nhật lần cuối vào 24/12/2021
Cơ hội việc làm, sự trọng vọng cùng danh xưng Bác Sĩ là hai yếu tố đã tạo nên sức hút đặc biệt của ngành Y khoa. “Có nên học ngành Y khoa?” luôn là nỗi băn khoăn của nhiều bạn trẻ khi đứng trước quyết định lựa chọn nghề nghiệp.
Những điều trước khi học ngành Y khoa bạn nhất định phải biết
Sinh viên ngành Y học mấy năm?
Y khoa là ngành nghề đặc thù liên quan đến sức khoẻ và tính mạng con người, do đó chương trình đào tạo ngành Y cũng đặc biệt hơn so với các ngành học khác.
Nếu thời gian đào tạo của các ngành học khoa học xã hội hay kỹ thuật công nghệ, thậm chí là các ngành học sư phạm là 4 năm học thì với sinh viên Y khoa các bạn sẽ “trả giá” cho tấm bằng bác sĩ đa khoa là 6 năm thanh xuân ngồi trên giảng đường đại học.
Chương trình đào tạo ngành Y khoa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo là 6 năm với 12 học kỳ. Và đây chỉ là thời gian bắt buộc tại trường các trường Y, những năm sau khi tốt nghiệp ngành Y khoa để trở trở thành bác sĩ giỏi, có đủ năng lực trình độ tay nghề cứu chữa bệnh nhân, bạn sẽ đầu tư thêm thời gian để học nâng cao chuyên môn, chuyên khoa I, chuyên khoa II… Và lộ trình này có thể sẽ lấy đi của bạn ít nhất là 10 năm tuổi trẻ.
Bạn phải can đảm, không sợ hãi
Học ngành Y bạn phải học rất nhiều và thực hành liên tục. Chuyện sinh viên ngành Y sáng học, chiều vô phòng thực hành, tối đi trực bệnh viện là chuyện “thường như cơm bữa”. Và trong những ca thực hành, thực tập như thế bạn phải thường xuyên đối mặt không chỉ máu, mà còn những ca chấn thương, tai nạn nhiều mức độ. Do đó nếu bạn thừa nỗi sợ máu nhưng thiếu sự can đảm thì chọn học ngành Y bạn sẽ gặp không ít khó khăn và cần thời gian để vượt qua.
Bạn có đủ đam mê để dấn thân cho sự nghiệp chữa bệnh, cứu người
Không riêng gì ngành Y, mà bất cứ ngành nghề nào cũng nên xuất phát trước tiên vì sự yêu thích, đam mê của người học.
TS Huỳnh Anh Bình – Giám đốc Trung tâm Hướng Nghiệp TP.HCM chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp chia sẻ: “Phải khẳng định chọn ngành, chọn nghề là việc cực kỳ quan trọng với mỗi người bởi nó gắn bó với chúng ta suốt cuộc đời. Rất nhiều bạn trẻ hồn nhiên và chưa ý thức được tầm quan trọng của nghề nghiệp”.
Chỉ khi chọn đúng ngành, người học mới có thể phát huy hết khả năng, tố chất và năng lực thật sự của bản thân. Đặc biệt, chọn đúng nghề còn giúp nâng tầm giá trị, từ đó đóng góp công sức nhiều hơn cho xã hội, cộng đồng, ông Bình chia sẻ thêm.
Đừng chọn nghề chỉ vì “Nghe nói làm bác sĩ lương cao lắm!”, hay chọn học Y vì “Bố mẹ muốn con học ngành Y”, hay chọn ngành vì xu hướng “ngành Y giờ đang “hot”. Bởi bất cứ sự lựa chọn sai nào cũng sẽ khiến bạn tốn thời gian, công sức tiền bạc và cả chất xám.
Điểm đầu vào cao, tỷ lệ chọi khốc liệt
Ngành Y luôn là ngành học đứng Top những ngành “đánh rớt” thí sinh nhiều nhất trong các kỳ tuyển sinh bằng điểm số cao và tỷ lệ chọi khốc liệt. Không ít trường hợp, thí sinh đạt 9 điểm mỗi môn những vẫn rớt nguyện vọng vào trường Y.
Với mục tiêu phát triển nhanh nguồn nhân lực cho ngành Y tế để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của người dân, đặc biệt trong bối cảnh gìa hoá dân số tại Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép cho các trường ngoài công lập mở và đào tạo các ngành khoa học sức khoẻ.
Đơn cử như Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) ngày 14/8/2020, Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định cho phép Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (mã trường: HIU) đào tạo ngành Y khoa trình độ đại học, mã ngành 7720101.
Và để mở ra cơ hội cho những thí sinh có đủ năng lực, sức học tốt được theo đuổi đam mê trở thành bác sĩ, bên cạnh phương thức thi tuyển HIU còn xét tuyển ngành Y khoa bằng nhiều phương thức khác nhau bao gồm: Xét học bạ THPT, xét kết quả thi đánh giá năng lực, xét điểm thi SAT…
Tuy nhiên, thí sinh đăng ký xét tuyển ngành Y khoa nói riêng và các ngành khối sức khoẻ của HIU phải cần đảm bảo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Cụ thể: Các ngành Y khoa, Răng hàm mặt, Dược học, Giáo dục mầm non: học lực lớp 12 xếp loại Giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8.0 điểm trở lên.
Tham Khảo điểm chuẩn 2021 của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng TẠI ĐÂY.
Sau cùng, dù ngành Y là một ngành vất vả nhưng cơ hội nghề nghiệp của ngành Y khoa luôn rộng mở cho những bạn mong muốn cống hiến cho sự phát triển bền vững của nền Y học Việt Nam. Và với đặc thù tính chất quan trọng của công việc, ngành Y vẫn luôn là nghề được xã hội tin tưởng và trọng vọng.
Với những thông tin ở trên, hy vọng đã mang đến cho bạn một cái nhìn tổng quan về nghành học Y khoa, giúp bạn có cơ sở trả lời cho câu hỏi “Có nên học ngành Y khoa hay không?”
Tuy nhiên, chính bạn mới là người đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm cho tương lai của mình. Do đó, trước khi đặt bút đăng ký học ngành Y khoa, hãy ngồi xuống và tự hỏi bản thân mình rằng bạn có đủ sự kiên trì, nhẫn nại, sự hy sinh cho những năm dài học miệt mài trên giảng đường để theo đuổi nghề cao quý này hay không!
Chúc bạn thành công!
- Ngành Y khoa
- Ngành Y khoa: Học gì và làm gì?
- Cơ hội việc làm ngành Y khoa
- Ngành Y khoa lấy bao nhiêu điểm?
- Những tố chất phù hợp với ngành Y khoa
- Có nên học ngành Y khoa?
Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông
Từ khóa » đại Học Bác Sĩ
-
Bác Sĩ đa Khoa Là Ngành Học 'chật Vật' Nhất Trường Y - Báo Thanh Niên
-
Đào Tạo Bác Sĩ Y Khoa - Trường Đại Học Y Hà Nội
-
Bác Sĩ đa Khoa Học Mấy Năm? Thi Khối Gì? Cơ Hội Rộng Mở Ra Trường?
-
Kinh Nghiệm Cho Sinh Viên Học Ngành Bác Sĩ Đa Khoa
-
Tìm Hiểu Ngành Nghề: Ngành Y Khoa Là Gì? Thi Khối Nào? - TrangEdu
-
Điều Kiện Xét Tuyển Ngành Bác Sĩ đa Khoa - Đại Học Phan Châu Trinh
-
Rút Ngắn Thời Gian đào Tạo Bác Sĩ đa Khoa? - Van Lang University
-
Y KHOA (BÁC SĨ ĐA KHOA) | Ngành đào Tạo
-
Khoa Y - Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh - UMP
-
Ngành Y đa Khoa - Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng
-
Lễ Tốt Nghiệp Của Khóa Sinh Viên đặc Biệt Nhất Lịch Sử Trường Đại ...
-
Trường đại Học Quốc Tế đầu Tiên đào Tạo Bác Sĩ Y Học Cổ Truyền
-
Học Y Khoa Ra Trường Làm Gì, ở đâu, Lương Bao Nhiêu?
-
Bác Sĩ đa Khoa Là Gì, Học Mấy Năm, Thi Khối Gì, Ra Trường Làm Gì?