Có Nên Lắp điện Năng Lượng Mặt Trời? - Freesolar

Điện mặt trời là giải pháp tiết kiệm điện hiệu quả và đang trở thành xu hướng mới được ưa chuộng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, “có nên lắp điện năng lượng mặt trời không? Khi nào nên lắp?” là thắc mắc của rất nhiều người tiêu dùng. Những phân tích sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc nhanh chóng nhất.

Tìm hiểm thêm:

  • Có nên lắp điện mặt trời ở Hà Nội không?

1. Có nên lắp điện năng lượng mặt trời?

Điện năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng điện được tạo ra từ quá trình chuyển hóa bức xạ mặt trời thành điện. Với những lợi ích từ nguồn năng lượng sạch này mang lại, bạn chắc chắn CÓ NÊN lắp điện năng lượng mặt trời. Những lợi ích mà điện mặt trời mang lại có thể kể đến 7 lý do sau đây

1.1. Giảm tối đa hóa đơn tiền điện bậc cao/giờ cao điểm

Điện mặt trời được coi là nguồn điện “miễn phí”, chỉ cần ánh sáng mặt trời là có điện. Do vậy, vào ban ngày các thiết bị trong nhà không cần sử dụng đến điện lưới quốc gia. Mỗi tháng người dùng sẽ giảm được đáng kể chi phí tiền điện, đặc biệt là giá điện bậc cao hoặc giá điện trong giờ cao điểm.

Theo thống kê, trong vòng 10 năm, giá điện dân dụng đã tăng trung bình 3 – 5%/năm. Lắp điện mặt trời sẽ giúp giảm ảnh hưởng biến động của giá tiền điện cuộc sống hoặc chi phí hoạt động doanh nghiệp.

Có ánh sáng mặt trời là có điện “miễn phí”
Có ánh sáng mặt trời là có điện “miễn phí”

1.2. Thu lời từ hệ thống điện năng lượng mặt trời

Trong trường hợp không sử dụng hết điện mặt trời, nguồn điện dư thừa sẽ được hòa cùng điện lưới quốc gia. EVN ghi nhận bằng đồng hồ 2 chiều và bạn hoàn toàn có thể bán lại cho công ty điện lực. Điện mặt trời được EVN mua lại với mức giá như sau:

  • Với các dự án được vận hành trước ngày 30/12/2020: bạn có thể bán điện cho EVN với mức giá 8,38 UScent/kWh
STTLoại công nghệ điện mặt trờiMức giá
VNĐ/kWhUScent/kWh
1Dự án điện mặt trời mặt đất1,6447,09
2Dự án điện mặt trời nổi1,7837,69
3Dự án điện mặt trời áp mái1,9438,38
  • Dự thảo giá bán điện mặt trời áp mái 2021: theo bản dự thảo giá FIT 3 điện mặt trời áp mái cho các dự án nhỏ hơn 20kWp sẽ được mua với giá 6,84 UScent/kWh

Như vậy, nhờ vào việc tiết kiệm điện và “kiếm lời” từ nguồn điện mặt trời dư thừa. Theo ước tính của đội ngũ kỹ thuật FreeSolar, nếu lắp hệ thống 5kW thì trong khoảng 25 năm khách hàng sẽ nhận được từ 400-700kwp/tháng. Giả sử chi phí ban đầu bỏ ra là 90 – 120 triệu đồng. Sau 5 năm khách hàng có thể hoàn vốn, dùng điện miễn phí và sinh lời từ hệ thống này trong 20 năm, thậm chí lâu hơn.

1.3. Tạo môi trường trong lành

  • Không sử dụng than hay khí đốt nên điện mặt trời là nguồn năng lượng sạch, không phát sinh khí thải. Theo tính toán, một hộ gia đình tiêu thụ điện mặt trời sẽ giúp giảm 3 – 4  tấn/năm khí thải carbon, tương đương với việc trồng hơn 100 cây xanh/năm.
  • Hơn nữa, sử dụng điện mặt trời làm cho người dùng ít sử dụng điện lưới quốc gia góp phần giảm gánh nặng cho nhà máy phát điện. Nhờ đó, lượng khí CO2 từ nhà máy sản xuất điện truyền thống giảm đáng kể, góp phần tạo môi trường xanh – sạch – đẹp.
  • Các tấm pin mặt trời có tuổi thọ lên đến 30 năm hoặc lâu hơn nên lượng rác thải tấm pin mặt trời qua các năm không đáng kể

1.4. Làm tăng giá trị cho công trình lắp đặt

Lợi thế này đến từ hệ thống điện mặt trời áp mái (mái nhà). Các tấm pin không chỉ nâng cao vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn làm giá trị bất động sản tăng thêm. Theo ước tính, những ngôi nhà được lắp đặt điện mặt trời được định giá tài sản cao hơn 3 – 5% và bán nhanh hơn so với những ngôi nhà không lắp đặt.

Riêng đối với doanh nghiệp, điện mặt trời còn là cách thể hiện trách nhiệm xã hội, nâng cao vị thế trên thị trường. Tác động đến quyết định mua hàng, sử dụng dịch vụ của khách hàng, từ đó nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Gia tăng kinh tế cho chủ đầu tư
Nâng tầm giá trị bất động sản của công trình lắp đặt điện mặt trời

1.5. Chi phí bảo trì thấp

Các thiết bị trong hệ thống ít khi bị hao mòn, hư hỏng nên chi phí bảo trì thấp. Người sử dụng chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên loại bỏ lá cây hoặc bụi bẩn bám ở bề mặt tấm pin. Bên cạnh đó, cách thiết bị điện mặt trời được lắp đặt từ đơn vị uy tín, chính hãng sẽ được bảo hành 25 năm hiệu suất tấm pin trên 80%.

1.6. Không ảnh hưởng đến khu vực lắp đặt

Các thiết bị trong hệ thống gọn, nhẹ, không cần thay đổi thiết kế điện, không kết nối với các thiết bị kết nối dây dẫn điện rườm rà và không ảnh hưởng nhiều đến địa điểm lắp đặt. Hơn nữa, quá trình lắp đặt nhanh chóng, dễ dàng, tốn ít thời gian.

1.7. Lợi ích xã hội khác

Ở những vùng sâu xa, hải đảo, vùng núi,…, đường dây điện không thể vươn tới thì việc lắp đặt điện mặt trời mang lại hiệu quả tốt. Có điện sẽ giúp người dân nâng cao đời sống cũng như tạo cơ sở để phát triển hạ tầng kinh tế.

Như vậy, không thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà điện năng lượng mặt trời mang lại, bạn chắc chắn nên đầu tư lắp đặt một hệ thống điện phù hợp. Thế nhưng, có phải tất cả hộ gia đình, nhà xưởng hay doanh nghiệp đều nên lắp điện mặt trời? Cùng xem kỹ phân tích dưới đây

2. Đối tượng nên lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời

2.1. Có nên lắp điện năng lượng mặt trời cho hộ gia đình?

Đối với hộ gia đinh, các chuyên gia khuyên rằng: tốt nhất nên lắp điện mặt trời để phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện chứ không phải để đầu tư sinh lời khi chưa hình dung được giá thành cho việc đầu tư và bài toán hoàn vốn. Các hộ gia đình vẫn được khuyến khích lắp đặt điện năng lượng mặt trời khi có những đặc điểm sau:

  • Dùng nhiều điện vào ban ngày: như đã phân tích ở trên, điện năng lượng mặt trời sẽ tận dụng ánh nắng vào ban ngày nên các yếu tố về thời gian sử dụng điện của gia đình phải được tính đến trước khi lắp đặt. Nếu gia đình bạn thường xuyên dùng thiết bị điện trong khoảng thời gian từ 7 giờ chiều đến 5 giờ chiều thì nên đầu tư hệ thống này. Với nhiều hộ gia đình, dù đông người nhưng cả ngày đi làm, buổi tối mới là lúc cần sử dụng nhiều điện nhất thì lúc này hệ thống điện mặt trời lại không sản sinh ra điện nên việc đầu tư lắp đặt cần được cân nhắc
  • Chi phí tiền điện > 1,5 triệu đồng/tháng: Đây là hộ gia đình sử dụng nhiều điện, đặc biệt là vào giờ cao điểm thì hệ thống sẽ làm giảm tối đa chi phí ở giá điện bậc cao. Bởi thời gian mà điện năng lượng mặt trời phát huy hiệu quả nhất cũng gần với thời gian quy định giờ cao điểm của điện lực. Đối với những hộ gia đình có hóa đơn dưới mức trên khi lắp điện mặt trời thì tiền điện giảm không đáng kể và thời gian hoàn vốn lâu hơn. Vậy nên những hộ tiêu thụ điện lớn nên lắp điện mặt trời.
  • Có diện tích lắp đặt đủ lớn: Các tấm pin cần không gian trống, thoáng đãng để nhận ánh sáng tối đa. Tốt nhất là diện tích mái nhà bỏ trống hoặc khu vực mặt đất ít bị che chắn. Mái nhà của bạn phải đủ cao, thông thoáng và không có vật cản. Ví dụ, với các nhà cấp bốn hoặc 2 tầng thì rất có khả năng nhà của bạn bị  che chắn bởi các nhà cao tầng xung quanh. Trong trường hợp này, hệ thống điện mặt trời sẽ không hoạt động với hiệu suất cao và bạn cần đánh giá về tính hiệu quả cũng như là kinh tế trước khi lắp đặt.
  • Khu vực có bức xạ mặt trời cao: Bức xạ (ánh sáng) mặt trời là nguồn nhiên liệu để sản sinh ra dòng điện. Vì thế, nơi có bức xạ mặt trời cao hoặc số giờ nắng nhiều sẽ có sản lượng điện nhiều hơn. Đó là lý do vì sao với cùng một hệ thống điện năng lượng mặt trời nhưng ở các khu vưc khác nhau sẽ cho hiệu quả và thời gian hoàn vốn khác nhau. Ở miền Trung và miền Nam sẽ có nhiều nắng hơn ở các tỉnh miền Bắc. Ví dụ, cùng một hệ thống điện mặt trời 1 kWp, thời gian hoàn vốn tại miền Bắc là 10-12 năm, trong khi đó thì ở các vùng phía Nam chỉ cần 7-8 năm. Mặc dù vây, các hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời ở miền Bắc đều hài lòng về hiệu quả sản sinh điện năng của hệ thống. Tìm hiểu chi tiết trong bài viết: Có nên lắp điện mặt trời ở miền Bắc?
  • Không lắp hệ thống điện có công suất quá lớn so với nhu cầu sử dụng điện: các gói hệ thống công suất càng cao thì chi phí đầu tư càng lớn. Theo đánh giá của đài khí tượng, năng lượng ánh sáng mặt trời thu được tại TP. Hồ Chí Minh trung bình trên năm là 5,2 kWp/ ngày. Như vậy, cứ mỗi 1 kWp hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ tạo ra trung bình 5,2 kWh điện một ngày. Lấy ví dụ, mỗi tháng gia đình bạn sử dụng hết 350 – 400kWh điện thì bạn chỉ nên lắp hệ thống 3kWp là đủ
Lắp hệ thống 4kw nhà anh Dũng
Hệ thống điện mặt trời công suất 4kW nhà anh Dũng

2.2. Nhà xưởng, hộ sản xuất kinh doanh có nên lắp điện năng lượng mặt trời?

Có thể khẳng định chắc chắn, nhà xưởng, hộ sản xuất kinh doanh và các xí nghiệp nên đầu tư lắp hệ thống đặt điện mặt trời 3 pha vì các lý do sau:

  • Cần dùng nhiều điện vào ban ngày: Theo nguyên lý hoạt động hấp thu ánh nắng mặt trời và chuyển hóa thành điện năng thì hệ thống này sẽ cung cấp điện trong khoảng thời gian từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Đây cũng là khoảng thời gian mà nhà xưởng cần sử dụng nhiều điện nhất
  • Sử dụng lượng lớn điện năng cho quá trình sản xuất: Hệ thống dây chuyền, máy móc và các thiết bị điện có công suất lớn hoạt động liên tục, cùng với giá điện ngày một tăng gây áp lực chi phí lớn với các doanh nghiệp. Trung bình, một hệ thống điện mặt trời công nghiệp có thể đáp ứng được 20% lượng điện tiêu thụ của nhà xưởng, doanh nghiệp
  • Giảm nhiệt độ cho nhà xưởng: các tấm pin mặt trời phủ lên mái nhà còn giúp chống nóng và giảm tải công suất tiêu thụ điện năng của điều hòa.

Chính vì các lý do trên mà rất nhiều các khu công nghiệp như KCN Nam Tân Uyên, KCN Tân Bình hay doanh nghiệp Resort FLC Quy Nhơn,.. cũng đầu tư lắp đặt hệ thống này

doanh nghiệp có nên lắp điện năng lượng mặt trời
Dự án điện năng lượng mặt trời tại KCN Nam Tân Uyên

2.3. Khách sạn, siêu thị, tòa nhà cao ốc có nên lắp điện nặng lượng mặt trời không?

Ngoài hộ gia đình và nhà xưởng thì các trung tâm thương tại, khách sạn, siêu thị, tòa nhà cao ốc cũng nên lắp đặt điện năng lượng mặt trời. Bởi lẽ những khu vực này thường xuyên có nhu cầu sử dụng điện lớn vào giờ cao điểm và dùng nhiều điện vào ban ngày. Chi phí để mua điện vào giờ cao điểm khá cao, vì thế lắp đặt điện mặt trời sẽ giúp những cơ sở này giảm đáng kể hóa đơn tiền điện.

Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất cũng có thể đạt được tiêu chuẩn năng lượng xanh nếu xuất khẩu hàng hóa vào các quốc gia có tiêu chuẩn khắt khe về môi trường.

3. Lưu ý khi lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời

Người dùng cần chú ý 3 yếu tố sau đây:

  • Lựa chọn hệ thống phù hợp với công trình lắp đặt: Hiện nay có 3 hệ thống điện mặt trời với vị trí lắp đặt khác nhau. Đó là ĐMT áp mái lắp đặt trên mái nhà hoặc sân thượng. ĐMT mặt đất lắp đặt ở khung trên mặt đất. ĐMT nổi lắp đặt vào cấu trúc nổi trên mặt nước. Bạn nên chọn hệ thống có địa điểm lắp đặt thuận lợi và đón được bức xạ mặt trời nhiều nhất.
  • Hướng tấm pin có bức xạ mặt trời cao: Theo các nghiên cứu, Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc nên hướng lắp pin mặt trời tốt nhất là hướng Nam, sẽ sản sinh được lượng điện cao nhất, vào cả sáng và chiều.
  • Góc nghiêng của tấm pin: Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc, phía trên đường xích đạo và có điểm cực Bắc (Lũng Cú) là 23°22′, điểm cực Nam (mũi Cà Mau) là 8°34′. Nếu đặt pin mặt trời nghiêng bằng với giá trị vĩ độ tại điểm lắp đặt, bề mặt pin sẽ vuông góc với tia sáng mặt trời vào buổi trưa và cho lượng điện thu được cao nhất. Vì thế, ở mỗi thành phố, người dùng nên chọn góc nghiêng của tấm pin như sau:
    • Hà Nội có vĩ độ là 21° nên góc nghiêng tối ưu là 12-14°
    • Đà Nẵng có vĩ độ là 16° nên góc nghiêng tối ưu là 10-12°
    • Cần Thơ có vĩ độ là 10° nên góc nghiêng tối ưu là 8-10°
    • Hồ Chí Minh có vĩ độ là 11°nên góc nghiêng tối ưu 9-11°

Bên cạnh ba điều cần lưu ý trên, người dùng cũng nên đặt tấm pin  ở nơi thông thoáng, không có vật cản, tránh bóng râm. Đồng thời, trong quá trình sử dụng hãy vệ sinh thường xuyên để không ảnh hưởng đến khả năng đón bức xạ mặt trời.

Nên lắp tấm pin quay về hướng Nam
Để có hiệu suất cao nhất, nên lắp những tấm pin mặt trời quay về hướng Nam

4. Giải đáp thắc mắc (Q&A)

4.1. Điện năng lượng mặt trời có ảnh hưởng gì không?

Điện năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch, trong quá trình hoạt động không thải ra khí CO2. Và chưa có nghiên cứu, báo cáo nào chỉ ra điện mặt trời ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

4.2. Chi phí lắp điện mặt trời áp mái?

Chi phí lắp đặt tùy thuộc vào công suất, các loại thiết bị và đơn vị cung cấp. Dưới đây là chi phí tham khảo tại FreeSolar:

Công suất (kW)Giá thành (triệu VNĐ)
3kW60 – 90 VNĐ
4kW80 – 110 VNĐ
5kW90 – 120 VNĐ
6kW110 – 150 VNĐ
8kW180 – 200 VNĐ
10kW180 – 240 VNĐ
15kW260 – 350 VNĐ
20kW330 – 430 VNĐ
25kW410 – 510 VNĐ
50kW780 – 980 VNĐ

Bảng giá đã bao gồm VAT và toàn bộ chi phí khung đỡ, inverter và tấm pin mặt trời (Thời điểm 2020)

Như vây, giá lắp điện mặt trời áp mái cho hộ gia đình công suất 3 – 8 kWp từ 60 – 200 triệu VNĐ. Với các doanh nghiệp, nhà xưởng, văn phòng có công suất 8 – 50 kWp có giá từ 180 – 980 triệu VNĐ.

4.3. Có thể bán điện lại cho EVN không ?

Với hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà hòa lưới, nguồn điện dư thừa có thể bán lại cho công ty điện lực với mức giá 8,38 UScent/kWh (áp dụng cho các dự án trước ngày 30/12/2020).

4.4. Có nên lưu trữ điện mặt trời vào ắc quy để sử dụng vào buổi tối không?

  • Đầu tiên, một hệ thống điện năng lượng mặt trời không nhất thiết cần có ắc quy mới có thể hoạt động được. Trong trường hợp điện mặt trời không cung cấp đủ điện sử dụng như vào buổi tối thì vẫn có thể dùng điện lưới.
  • Kinh phí đầu tư cho ắc quy lưu trữ điện cao mà để có thể dùng điện cho buổi tối, ắc quy cần sạc từ 14- 16 tiếng. Theo tiến sĩ Nguyễn Mạnh Cường, giảng viên Đại học Quốc gia TP HCM thì việc lưu trữ điện mặt trời vào ắc quy để dùng khi không có bức xạ mặt trời thì kinh phí bỏ ra không tương xứng với kết quả thu được.

=> Bạn nên sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới, tức là dùng song song điện mặt trời và điện lưới quốc gia. Trong trường hợp điện mặt trời không cung cấp đủ, các thiết bị sẽ tự động chuyển sang dùng hệ thống điện lưới.

4.5. Trời mưa có điện năng lượng mặt trời không?

Dù trời mưa mây đen che khuất ánh nắng nhưng thực tế bức xạ mặt trời vẫn xuyên qua đám mây. Tấm pin vẫn sản xuất ra điện nhưng công suất sẽ thấp hơn. Vì thế khi trời mưa vẫn có điện mặt trời.

4.6. Mái nhà nào nên lắp điện năng lượng mặt trời?

Điện mặt trời có thể lắp trên mái nhà, mặt đất hoặc mặt nước nhưng phổ biến nhất vẫn là áp mái nhà. Thực tế, các tấm pin năng lượng mặt tròi phù hợp với hầu hết các loại mái nhà. Với các nhà xưởng, trung tâm thương mại thường có mái nhà rộng và chắc chắn, phù hợp để lắp điện mặt trời, đối với các hộ gia đình thì tốt nhất nên được làm bằng ván lợp hoặc kim loại.

  • Với mái tôn: hoàn toàn thích hợp vì bởi khi khoan các lỗ ốc vít gắn tấm pin mặt trời lên mái nhà thì nó sẽ không bị nứt hay vỡ nên tránh được rò rỉ 100%.
  • Với mái ngói: có nên lắp điện năng lượng mặt không thì cũng có thể lắp được nhưng việc này đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao. Kỹ thuật viên phải gỡ bỏ một vài tấm ngói và thiết lập hệ thống khung đỡ chắc chắn cho các tấm pin mặt trời. Với các hộ gia đình có mái ngói, bạn nên tham khảo ý kiến và thảo luận với các chuyên viên tư vấn về sự an toàn cũng như tính thẩm mỹ trước khi lắp đặt

4.7. Điện mặt trời khi cúp điện có sử dụng được không?

Nếu bạn lắp đặt điện mặt trời hòa lưới thì khi mất điện, hệ thống sẽ ngừng hoạt động. Các tấm pin năng lượng tự chuyển hóa thành điện nhưng vẫn cần một nơi lưu trữ “ảo”, đó là điện lưới quốc gia. Vì thế, khi mất điện, tức là lưới điện quốc gia ngừng hoạt động, điện năng được sản xuất từ tấm pin không có nơi lưu trữ nên người dùng cũng không có điện để dùng

Với hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập thì vẫn có thể hoạt động bình thường. Điều này có nghĩa là bạn cần phải lắp đặt thêm ắc quy để lưu trữ điện và hoàn toàn không phụ thuộc vào điện lưới. Tuy nhiên, phương pháp này lại không được các chuyên gia khuyên lắp cho các hộ gia đình, doanh nghiệp, nhà xưởng,.. vì tốn kém chi phí. Hơn nữa,  điện lưới quốc gia hoạt động ổn định và ít khi bị mất điện.

4.8. Có thể giám sát trực tuyến lượng điện phát ra của hệ thống không?

Hầu hết các invertet (bộ biến tần) ngày nay đều có tích hợp với một phần mềm / ứng dụng để theo dõi hoạt động của hệ thống điện mặt trời trực tuyến. Nếu hệ thống quang điện được lắp đặt tương ứng với hệ thống giám sát thì bạn có thể theo dõi trực tuyến lượng điện phát ra từ hệ thống. Ngoài ra, hệ thống giám sát này cũng giúp bạn theo dõi các dữ liệu quan trọng của thiết bị, chất lượng điện,…

4.9. Lợi ích của việc lắp đặt tấm pin trên tại hộ gia đình và các nhà đầu tư có giống nhau?

Mục đích lắp đặt điện năng lượng mặt trời của 2 đối tượng này khác nhau dẫn đến lợi ích đem lại cũng khác nhau. Với các hộ gia đình khi lắp đặt, mục đích là để giảm gánh nặng chi phí điện, phục vụ cho như cầu sử dụng điện cơ bản. Trong khi đó, các nhà đầu tư sẽ lắp đặt với công suất lớn nhằm bán lại điện cho EVN và kiếm lời từ hệ thống này. Chính vì vậy, thời gian thu hồi vốn của các hộ gia đình thường sẽ lâu hơn với nhà đầu tư.

4.10. Rủi ro khi lắp điện mặt trời áp mái?

Các rủi ro thường đến từ những đơn vị lắp đặt nhỏ, lẻ, không uy tín trên thị trường. Tuy chi phí thấp hơn nhưng chất lượng khó có thể đảm bảo. Hệ thống không đạt được hiệu suất như mong muốn, nhanh phải bảo trì gây tốn kém, không an toàn.

Để tránh những rủi ro trên, người dùng nên lựa chọn nhà cung cấp uy tín, chuyên nghiệp. Bạn sẽ được tư vấn hướng lắp đặt tốt nhất, cung cấp thiết bị chất lượng cho hiệu suất tốt, độ bền cao. Ngoài ra, Dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm sẽ giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Trong các đơn vị hiện nay, FreeSolar thuộc Tập đoàn Sơn Hà là điểm đến tin cậy của nhiều khách hàng, như Cảng cá Quảng Nam, Nhà máy Đệm Kim Cương, Vinsmart…

bảo hiểm sản lượng điện
Khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà FreeSolar, khách hàng được bảo hiểm sản lượng điện trong quá trình sử dụng

Như vậy, nếu hỏi “Có nên lắp đặt điện năng lượng mặt trời không?” thì câu trả lời chính là nên lắp đặt. Đặc biệt, bạn là hộ kinh doanh, văn phòng, nhà xưởng sử dụng điện ở mức cao và chủ yếu vào ban ngày.

FreeSolar luôn sẵn sàng tư vấn giúp bạn lựa chọn hệ thống phù hợp nhất:

  • App FreeSolar: Tải app tại đây
  • Hotline: 1900.3188
  • Email: cskh@freesolar.vn
  • Fanpage: https://www.facebook.com/freesolar.vn/

5/5 - (4 bình chọn)

Từ khóa » Có Nên Gắn Pin Năng Lượng Mặt Trời