Có Nên Ly Hôn Khi đã Có 2 Con
Có thể bạn quan tâm
Việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn là nội dung quan trọng trong giải quyết hậu quả pháp lý của việc ly hôn.
Đặc biệt, đối với trường hợp ly hôn khi có hai đứa con thì việc giải quyết thỏa đáng mối quan hệ này nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện cho bé cần được xem trọng.
Tại bài viết này, Luật Trần và Liên Danh sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về trường hợp có nên ly hôn khi đã có 2 con theo quy định pháp luật hiện hành.
Sau khi vợ sinh con bao lâu, chồng được ly hôn?
Về quyền được ly hôn, Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định, người có quyền yêu cầu Tòa án ly hôn gồm:
– Vợ, chồng hoặc cả hai người. Trong đó:
+ Vợ, chồng cùng yêu cầu ly hôn (ly hôn thuận tình): Khi hai bên đều tự nguyện ly hôn, cùng yêu cầu Tòa án giải quyết việc chấm dứt quan hệ hôn nhân cũng như đã thỏa thuận được về việc chia tài sản chung vợ, chồng; giành quyền nuôi con…
+ Vợ hoặc chồng (hay còn gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên hay ly hôn đơn phương): Chỉ có một trong hai bên yêu cầu ly hôn mà Tòa án hòa giải không thành và có căn cứ khiến cuộc hôn nhân trở nên trầm trọng, không thể sống chung với nhau hoặc khi một bên bị Tòa tuyên bố mất tích…
– Cha, mẹ hoặc người thân thích khác: Vợ hoặc chồng bị tâm thần/bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ hành vi, là nạn nhân bạo lực gia đình do người kia gây ra ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần.
Như vậy, khi muốn ly hôn, vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ, chồng đều có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và con nhỏ, khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình đã giới hạn quyền yêu cầu ly hôn của người chồng như sau:
Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Theo quy định này, nếu vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không được yêu cầu ly hôn. Đồng nghĩa, pháp luật giới hạn quyền ly hôn của người chồng khi con dưới 12 tháng tuổi.
Do đó, nếu muốn ly hôn thì người chồng cần phải chờ khi con từ đủ 12 tháng tuổi trở lên thì được yêu cầu ly hôn.
Tuy nhiên, để được giải quyết yêu cầu ly hôn thì cũng cần phải có các chứng cứ để chứng minh cuộc sống hôn nhân không thể kéo dài, càng ngày càng trở lên trầm trọng.
Ngược lại, không có quy định này giới hạn việc yêu cầu ly hôn của người phụ nữ. Do đó, người vợ có thể yêu cầu ly hôn ngay cả khi bản thân đang mang thai, con mới sinh ra hoặc con chưa được 12 tháng tuổi.
Ngoài ra, nếu vợ, chồng thuận tình ly hôn thì cũng không cần xem xét đến tuổi của người con mà có thể yêu cầu Tòa án giải quyết thuận tình ly hôn ngay.
Nói tóm lại, chồng được ly hôn khi con đã từ đủ 12 tháng tuổi trở lên hoặc hai vợ, chồng có thể thuận tình ly hôn hoặc người vợ yêu cầu ly hôn đơn phương.
Có nên ly hôn khi đã có 2 đứa con?
Chấm dứt hôn nhân do ly hôn là kết quả của hành vi có ý chí của một hoặc cả hai bên vợ chồng thông qua quyết định của Tòa án.
Quyền yêu cầu ly hôn là quyền tự nhiên của vợ chồng và được pháp luật ghi nhận khi mục đích của hôn nhân không đạt được.
Việc vợ chồng có nên ly hôn khi đã có 2 con hay không thì tùy vào tình trạng hôn nhân hiện tại của vợ chồng.
Nếu cuộc sống vợ chồng không còn sự sẻ chia, hôn nhân không đạt được mục đích, rơi vào hoàn cảnh khủng hoảng, vợ chồng tìm đến phương thức ly hôn để giải quyết.
Đây là một phương pháp để giải quyết tình trạng hôn nhân trầm trọng của mình và được pháp luật điều chỉnh.
Ly hôn khi có 2 đứa con thì quyền nuôi con thuộc về ai?
Những cặp vợ chồng ly hôn có thể có một đứa con, hai đứa hoặc nhiều hơn nữa.
Tuy nhiên, ở đây ta sẽ xét trường hợp ly hôn khi có 2 đứa con thì quyền nuôi con được giải quyết như thế nào.
Khi giải quyết ly hôn thì Tòa án bắt buộc phải xem xét giải quyết việc giao con cho cha hay cho mẹ nuôi dưỡng.
Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được giải quyết như sau:
Đầu tiên, pháp luật tôn trọng việc vợ chồng tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.
Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
Theo đó tòa án sẽ căn cứ vào độ tuổi và điều kiện cần thiết tốt nhất cho con như sau:
Thứ nhất, con dưới 36 tháng tuổi được giao trực tiếp cho mẹ nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Có nghĩa là, dù ly hôn khi có 2 con nhỏ dưới 3 tuổi thì người mẹ vẫn được quyền trực tiếp nuôi dưỡng cả hai con.
Thứ hai, cơ sở của việc giao con cho một bên cha hoặc mẹ nuôi phải căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con.
Để xác định người đảm bảo quyền lợi tốt nhất về mọi mặt cho con thì Tòa án sẽ xem xét điều kiện thực tế của vợ chồng, tư cách đạo đức hoàn cảnh công tác, điều kiện kinh tế, thời gian có thể dành cho con của vợ chồng.
Thứ ba, nếu con từ 7 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con.
Trường hợp, con đủ 7 tuổi trở lên thì Tòa án phải tham khảo ý kiến của trẻ về việc muốn sống với ai trong hai bên cha mẹ.
Đây là một quy định bắt buộc Tòa án phải tuân thủ khi giải quyết quyền nuôi dưỡng con sau khi ly hôn.
Tuy nhiên, ý kiến của trẻ không mang ý nghĩa quyết định buộc Tòa án phải tuân theo. Có nghĩa là, ý kiến của trẻ chỉ mang tính chất tham khảo để Tòa ra quyết định.
Như vậy, trong trường hợp hai vợ chồng không thỏa thuận được thì về nguyên tắc đối với ly hôn khi có hai đứa con mà cả hai trẻ đều dưới 36 tháng tuổi thì quyền nuôi cả hai bé đều thuộc về mẹ (trừ ngoại lệ).
Còn đối với trường hợp hai bé đều lớn hơn 36 tháng tuổi thì tòa sẽ căn cứ vào độ tuổi để tham khảo ý kiến và điều kiện cần thiết để nuôi con sau khi ly hôn của vợ chồng.
Thông thường, nếu như vợ chồng có điều kiện kinh tế ngang nhau hoặc có sự chênh lệch nhưng bên còn lại vẫn đủ điều kiện để nuôi dưỡng con thì Tòa án sẽ quyết định mỗi người nuôi một bé.
Muốn nuôi cả hai con sau ly hôn cần điều kiện gì?
Câu hỏi:
Thưa Luật sư, tôi muốn nộp hồ sơ ly hôn nhưng giấy đăng ký kết hôn tôi nộp lên tòa án từ năm 2016 tới giờ tôi chưa lấy lại. Vậy giờ tôi đưa đơn ly hôn thì có cần đến giấy đăng ký kết hôn nữa không? Tôi muốn nuôi cả hai con thì cần phải có những điều kiện gì?
Luật sư tư vấn:
– Khi yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn bạn cần có giấy đăng ký kết hôn là căn cứ để tòa án giải quyết ly hôn cho vợ chồng bạn.
Do đó bạn cần tiến hành tìm kiếm lại giấy đăng ký kết hôn này, nếu như giấy đăng ký kết hôn còn lưu lại tòa án thì bạn xin lại và nộp đơn lên tòa án có thẩm quyền để giải quyết. Trường hợp bạn đã mất giấy xác nhận đăng ký kết hôn bản gốc, bạn xin lại mẫu giấy xác nhận bản sao như sau:
Căn cứ Luật hộ tịch 2014 thì UBND xã sẽ lưu lại những giấy tờ về sự kiện kết hôn của bạn, bạn tới UBND xin cấp lại bản sao và nộp bản sao này tới tòa.
– Về vấn đề con chung.
Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định thì “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con” (khoản 2 Điều 81)
+ Đối với con trên 7 tuổi thì tòa án sẽ dựa trên ý kiến nguyện vọng của con xem con muốn ở với ai.
+ Đối với con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, theo luật hôn nhân và gia đình 2014, mẹ là người trực tiếp nuôi dưỡng:
Tại khoản 3 Điều 81 Luật này quy định “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”. Do đó quyền nuôi con sẽ thuộc về bạn.
+ Đối với con trên 36 tháng tuổi, nếu như bạn và chồng tranh chấp nuôi con thì bạn và chồng phải chứng minh được người nào có điều kiện tốt hơn, người đó sẽ được trực tiếp nuôi dưỡng.
– Khi xem xét ai sẽ là người có quyền nuôi con, Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau với mục đích tìm được người có thể đáp ứng tối đa yêu cầu cho sự phát triển của đứa trẻ. Nhìn chung Tòa án sẽ dựa trên yêu tố sau:
+ Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;
+ Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.
Như vậy do bạn không cung cấp rõ đọ tuổi của các con nên bạn căn cứ những quy định trên để hiểu rõ hơn về trường hợp của mình.
Những điều cần lưu ý: Pháp luật tôn trọng việc thỏa thuận giải quyết ly hôn của các đương sự, cả vợ và chồng đều có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Nếu như bạn và chồng không thể thỏa thuận đươc với nhau về việc giải quyết thì bạn yêu cầu tòa án sẽ giải quyết dựa trên tinh thần của pháp luật hôn nhân và gia đình 2014.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề có nên ly hôn khi đã có 2 con theo quy định của pháp luật hiện hành. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn qua HOTLINE của Luật Trần và Liên Danh.
Đánh giáTừ khóa » Cả Hai đứa Con
-
Ly Hôn Khi Có 2 đứa Con Dưới 3 Tuổi, Cha Muốn Giành Quyền Nuôi
-
Vợ Tự Viết đơn Ly Hôn Muốn Nuôi Cả 2 đứa Con Có được Không?
-
Quyền Nuôi Cả Hai Con Sau Khi Ly Hôn Thế Nào?
-
Giải Quyết Vấn đề Ly Hôn Khi Có 2 đứa Con - Luật Quang Huy
-
Làm Cách Nào để Giành Quyền Nuôi Cả 2 Con Khi Ly Hôn - THAIHA LAW
-
Ly Hôn Khi Có 2 đứa Con, Vợ Muốn Nuôi Cả Có được Không?
-
Làm Sao để Giành Quyền Nuôi Cả 2 Con Khi Ly Hôn? - LuatVietnam
-
Thủ Tục Ly Hôn Khi Có 2 đứa Con Tiến Hành Như Thế Nào?
-
Thủ Tục Ly Hôn Khi Có Hai đứa Con Như Thế Nào? - ILAW
-
Ai Có Quyền Nuôi Con? Giành Quyền Nuôi Cả 2 Con Khi Ly Hôn?
-
Điều Kiện để Giành Quyền Nuôi Con Khi Có 2 đứa Con Chung Là Gì?
-
Thủ Tục Ly Hôn Khi Có 2 đứa Con Thế Nào? Tư Vấn Giành Quyền Nuôi Con
-
'Chúng Tôi Mất Cả Hai đứa Con!' - PLO