Có Nên Mổ Mắt Chữa Cận Khi Còn đi Học?

Nội dung bài viết

  • 1. Độ tuổi nào thì nên mổ mắt chữa cận?
  • 2. Sau khi mổ mắt có thể bị cận lại hay không?

Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ bị cận thị và mong muốn phẫu thuật mắt để thoát khỏi sự bất tiện khi phải đeo kính mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn đã biết độ tuổi nào là phù hợp để mổ mắt chữa cận và cần những điều kiện gì để thực hiện? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc này nhé.

Cận thị thường bắt đầu ở lứa tuổi học trò, đôi khi ở thanh niên. Độ cận có thể tăng dần mỗi năm và thường chỉ ổn định khi đến tuổi trưởng thành (18 – 20 tuổi).

Mổ cận thị có nhiều phương pháp, mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm khác nhau. Trong đó, phương pháp mổ bằng tia laser (phương pháp Lasik) là thông dụng và phổ biến nhất.

1. Độ tuổi nào thì nên mổ mắt chữa cận?

Tỉ lệ cận thị ở học sinh hiện nay khá cao. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, độ khúc xạ còn nhiều biến động nên chỉ có thể đeo kính chứ không nên can thiệp bằng phẫu thuật. Các điều kiện cần thiết để có thể thực hiện việc mổ mắt chữa cận thị là:

  • Đủ 18 tuổi trở lên.
  • Độ cận đã ổn định: độ cận không tăng quá 0,75 độ trong vòng 1 năm.
  • Không mắc các bệnh về mắt như: viêm kết mạc, viêm giác mạc, tăng nhãn áp…
  • Không áp dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Ngoài ra, các điều kiện khác để có hiệu quả chữa cận tốt nhất, ít tái phát bao gồm: độ cận dưới 10 độ, tuổi dưới 40, độ loạn dưới 5 độ…

Ở một số trường hợp, hiệu quả của việc mổ sẽ cao hơn
Ở một số trường hợp, hiệu quả của việc mổ sẽ cao hơn

Với những người cận thị quá nặng (trên 10 độ), phẫu thuật Lasik thông thường đôi khi không thực hiện được. Kể cả nếu có thực hiện thì cũng khó chỉnh hết được độ cận. Do vậy, trường hợp cận thị nặng có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật khác như phẫu thuật Phaco.

2. Sau khi mổ mắt có thể bị cận lại hay không?

Tỷ lệ thành công sau mổ mắt đạt đến hơn 95%. Trong gần 5% còn lại, đa phần là tình trạng tái độ sau mổ. Những trường hợp thường dẫn đến tái cận thị trở lại:

  • Còn trong độ tuổi cận thị tiến triển (học sinh, sinh viên).
  • Phải làm việc bằng mắt nhiều, ví dụ nhân viên văn phòng.
  • Người đã cận trên 6 độ thì tỉ lệ bị cận tái phát một thời gian sau mổ cũng sẽ cao hơn.
Nguy cơ bị cận lại sau mổ là khoảng 5%
Nguy cơ bị cận lại sau mổ là khoảng 5%

Sau phẫu thuật, trong tuần đầu tiên, người bệnh cần nhỏ thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bệnh nhân cần đeo kính bảo hộ 24/24. Sau đó, bạn nên thường xuyên nhỏ nước mắt nhân tạo để tránh khô mắt.

Hiện có nhiều phương pháp mổ mắt khác nhau giúp chữa cận thị. YouMed khuyên bạn hãy đến các bác sĩ chuyên khoa mắt để được tư vấn và điều trị hiệu quả nhất. Qua đó, bạn biết bản thân có đủ điều kiện để mổ mắt hay không, cũng như lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Chúc các bạn có một đôi mắt sáng khỏe!

Từ khóa » đi Phẫu Thuật Mắt