Có Nên Nâng Cấp Lên Windows 11 Hay Không? - Máy Chủ Việt
Có thể bạn quan tâm
Windows 11 đã chính thức ra mắt tại Việt Nam từ giữa tháng 10/2021 đến nay đã cho thấy nhiều thay đổi mới, về giao diện và những cải tiến về tính năng. Tuy nhiên, bất cứ sự đổi mới nào cũng đều mang tới nhiều quan ngại về trải nghiệm cũng như những lỗi phát sinh có thể gặp phải. Liệu Windows 11 có thực sự tốt? Có nên nâng cấp lên Windows 11 hay không? Khi mà Windows 10 vẫn đang thực sự khá tốt ở thời điểm hiện tại. Cùng Máy Chủ Việt tìm hiểu nhé!
Mục Lục
- 1 Cấu hình cài đặt Windows 11
- 2 Những thay đổi tới từ Windows 11
- 2.1 Thay đổi về giao diện Start Menu và thanh Taskbar của Windows 11
- 2.2 Khả năng đa nhiệm và hỗ trợ màn hình ngoài trên Windows 11
- 2.3 Chế độ Tablet Mode trên Windows 11
- 2.4 Tính năng dành riêng cho game thủ
- 2.5 Hỗ trợ ứng dụng Android tốt hơn
- 2.6 Một số loại bỏ của Windows 11 so với Windows 10
- 2.7 Tích hợp sẵn Microsoft Team
- 3 Có nên nâng cấp lên Windows 11 hay không?
Cấu hình cài đặt Windows 11
Được biết thì bản Windows 11 mới này của Microsoft có nhiều tính năng mới hơn so với Windows 10 nên sẽ đòi hỏi về cấu hình cao hơn. Cụ thể cấu hình tối thiểu để cài đặt Windows 11 như sau:
- CPU phải là 64-bit 2 lõi với tốc độ 1 GHz trở lên
- RAM tối thiểu 4 GB và ổ cứng là 64 GB.
- Firmware hệ thống phải là chuẩn UEFI và kích hoạt Secure Boot.
- Hỗ trợ chuẩn TPM (Trusted Platform Module) 2.0 trở lên.
- VGA tương thích DirectX 12 với WDDM 2.0.
>> Có thể bạn quan tâm Dell EMC PowerEdge R740xd2 – Giải pháp tối ưu hiệu suất làm việc
Bạn cũng có thể kiểm tra khả năng đáp ứng của máy tính với bài kiểm tra trên ứng dụng Windows PC Health Check của Microsoft. Nếu không đáp ứng đủ, kết quả sẽ như hình dưới:
Còn nếu máy tính của bạn đáp ứng đủ yêu cầu mà Windows 11 đưa ra thì kết quả sẽ như thế này:
Những thay đổi tới từ Windows 11
Có thể dễ dàng nhận thấy nhất là về giao diện, ở Windows 11 thì Start Menu nằm ở giữa màn hình, nhìn rất giống với hệ điều hành macOS của Apple. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thay đổi sang bên trái như Windows 10 nếu muốn. Windows 11 không hỗ trợ Live Tiles nên nếu bạn muốn xem nhanh thông tin trong Start Menu thì Windows 10 sẽ tốt hơn.
Thanh Taskbar trên Windows 11 sẽ bị khóa và chỉ có thể mặc đinh ở mép dưới cùng. Còn ở Windows 10 bạn có thể di chuyển thanh Taskbar qua lại giữa bên trái hoặc bên phải màn hình.
Ngoài ra, về giao diện có một điểm mình khá thích ở Windows 11 mà Windows 10 không có đó là các cửa sổ, bảng menu và hộp thông báo được thiết kế với dạng bo góc sẽ tạo cảm giác mềm mại hơn rất nhiều.
>> Xem thêm ngay Tại sao nên chọn máy chủ Dell EMC PowerEdge R740XD?
Khả năng đa nhiệm và hỗ trợ màn hình ngoài trên Windows 11
Windows 11 cải tiến về chức năng của Snap Layouts so với Windows 10. So với việc phải chia các cửa sổ theo các thủ công ở Windows 10 thì ở Windows 11 bạn sẽ có thể sắp xếp các cửa sổ theo dạng hình vuông, chia hai, chia ba, chia bốn,…hoặc xếp chồng lên nhau tùy vào mục đích sử dụng.
Đối với màn hình ngoài được kết nối với máy tính khi nâng cấp lên Windows 11 sẽ được ghi nhớ các đặt cửa sổ trên màn hình ngoài ngay cả khi bạn ngắt kết nối khỏi màn hình rồi kết nối lại. Sẽ giúp bạn có thể tiết kiệm được thao tác hơn khi thay đổi màn hình hoặc kết nối lại.
Chế độ Tablet Mode trên Windows 11
Tablet mode ở Windows 11 hoạt động giống iPad hơn so với Windows 10, giúp các thao tác sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, còn có thêm hiệu ứng bên dưới cửa sổ khi người dùng chạm vào màn hình.
Microsoft cũng thêm các thao tác mà tablet mode của Windows 10 không có như: Mở và đóng cửa sổ, chuyển đổi giữa các màn hình và các tùy chọn mới trong Windows Ink Workspace.
Tính năng dành riêng cho game thủ
Windows 11 có thêm một số tính dành riêng cho game thủ. Thêm Auto HDR sẽ giúp cho trò chơi trở nên sống động hơn, đem đến nhiều trải nghiệm mới lạ dành cho game thủ. Direct Storage cho phép bạn sử dụng ổ cứng SSD nhở đó có thể rút ngắn thời gian tải game cho card đồ họa.
>> Truy cập nhanh Server Dell PowerEdge R640 – Hiệu năng vượt trội
Hỗ trợ ứng dụng Android tốt hơn
Với bản Windows 10 thì việc chạy các ứng dụng Android thì sẽ phải sử dụng phần mềm giả lập. Tuy nhiên, khi nâng cấp lên Windows 11 thì người dùng có thể chạy trực tiếp các ứng dụng Android thông qua Amazon Appstore. Thậm chí các ứng dụng Android cũng sẽ tương tự như một ứng dụng Windows gốc khi có thể được tích hợp trực tiếp vào thanh tác vụ (taskbar).
Một số loại bỏ của Windows 11 so với Windows 10
Microsoft đã thu gọn hộp tìm kiếm thành một biểu tượng và loại bỏ chức năng trợ lý ảo Cortana. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tải trợ lý ảo Cortana nếu muốn.
Các ứng dụng 3D Viewer, Microsoft OneNote, Paint 3D, Skype bị loại bỏ khỏi Windows 11 khi cài mới. Bạn vẫn có thể lại các ứng dụng này từ Microsoft Store.
Khi nâng cấp lên Windows 11, bạn sẽ không thể đồng bộ hóa hình nền nữa. Internet Explorer, Math Input Panel cũng bị vô hiệu hóa hoàn toàn.
Tích hợp sẵn Microsoft Team
Microsoft Teams được tích hợp trực tiếp vào Windows 11 như một ứng dụng mặc định, người dùng sẽ không phải tự download và cài đặt. Với việc các hệ thống máy tính doanh nghiệp sử dụng Microsoft Teams làm công cụ giao tiếp chính trong hệ thống thì đâu là một thay đổi khá tốt trên Windows 11.
>> Tham khảo thêm Tất tần tật những gì về máy chủ Dell 14G mà bạn nên biết
Có nên nâng cấp lên Windows 11 hay không?
Việc cập nhật lên bản Windows 11 trước hết thì bạn phải xem xét khả năng đáp ứng của máy tính bạn có đủ hay không? Nếu được thì bạn hãy cân nhắc thêm về vấn đề có thể gặp lỗi trên Windows 11 khi là phiên bản hệ điều hành mới ra mắt. Chắc chắn một điều rằng Windows 11 sẽ được Microsoft cập nhật liên tục để hoàn thiện phiên bản HĐH mới này.
Nếu bạn đã cảm thấy nhàm chán với giao diện của Windows 10 thì có thể nâng cấp Windows 11 để trải nghiệm về những tính năng hay giao diện hoàn toàn mới. Còn nếu bạn vẫn hài lòng với bản Windows 10 hiện tại thì bạn có thể đợi bản Windows 11 hoàn thiện đến mức ổn định thì hãy nâng cấp nhé!
>> Gợi ý cho bạn Điều gì làm nên ưu thế của Windows 11?
Vừa rồi là những thông tin về phiên bản hệ điều hành mới Windows 11. Mong rằng các bạn đã có được những thông tin cần thiết trong dự định nâng cấp từ Windows 10 lên Windows 11. Hãy tiếp tục theo dõi Máy Chủ Việt để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nữa nhé.
Từ khóa » Cấu Hình Lên Windows 11
-
Cấu Hình Tối Thiểu Cài Win 11: CPU 64-bit 1GHz, RAM Tối Thiểu 4 GB...
-
Thông Số Kỹ Thuật Và Yêu Cầu Về Hệ Thống Của Windows 11 | Microsoft
-
Yêu Cầu Cấu Hình Windows 11, Cấu Hình Phần Cứng Tối Thiểu Win 11
-
Cấu Hình Cài đặt Windows 11 Tối Thiểu Chạy Mượt Mà - Thủ Thuật
-
3 Cách Cài Win 11 Cho Máy Không đủ Cấu Hình Bạn Nên Thử
-
Win 11 Có Gì Mới? Điều Kiện Nâng Cấp Lên Win 11? - Wiki Máy Tính
-
Cách Kiểm Tra Máy Tính Có Cập Nhật Lên Windows 11 Hay Không
-
Cấu Hình Máy Tính Tối Thiểu để Nâng Cấp & Cài đặt Windows 11
-
3 Cách Nâng Cấp Windows 11 Chính Thức Không Bị Lỗi Chi Tiết Nhất
-
Cách Update Windows 11 Chính Thức Hoặc Cài đặt Từ Windows 11 ISO
-
Cấu Hình Và Hệ Thống Tối Thiểu Hỗ Trợ Windows 11 Từ Microsoft
-
Yêu Cầu Cấu Hình Cài đặt Windows 11 Tối Thiểu. - Thủ Thuật
-
Windows 11 Yêu Cầu Cấu Hình Máy Tính Thế Nào?
-
Microsoft Giải Thích Lý Do Windows 11 Yêu Cầu PC Cấu Hình Cao - Genk