Có Nên Nâng Mũi Sụn Tự Thân Không? Làm ở đâu Uy Tín?

Nâng mũi sụn tự thân thường được xem là phương pháp nâng mũi an toàn, hạn chế biến chứng. Vậy bản chất phương pháp nâng mũi này là gì? Các bác sĩ sẽ sử dụng những loại sụn tự thân nào trong quá trình nâng mũi? Phương pháp này có những ưu, nhược điểm gì, phù hợp với đối tượng nào, phòng tránh biến chứng ra làm sao,… Tất tần tật về nâng mũi sụn tự thân sẽ được Tấm đề cập chi tiết trong bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!

Nội dung bài viết ẩn 1. Nâng mũi sụn tự thân là gì? Các loại sụn tự thân thường được sử dụng 2. Nâng mũi sụn tự thân phù hợp với đối tượng nào? 3. Ưu và nhược điểm của phương pháp nâng mũi sụn tự thân 4. Những biến chứng có thể có khi nâng mũi sụn tự thân và cách phòng tránh

1. Nâng mũi sụn tự thân là gì? Các loại sụn tự thân thường được sử dụng

Nâng mũi bằng sụn tự thân là phương pháp phẫu thuật nâng mũi nhằm can thiệp vào mũi, loại bỏ khuyết điểm hiện có, tạo nên một dáng mũi mới đẹp tự nhiên, bền vững, lâu dài với chất liệu độn sử dụng ở đây là sụn được lấy từ chính cơ thể khách hàng.

Phương pháp này để có thể được sử dụng để làm mới dáng mũi hiện tại hoặc sửa chữa những khuyết điểm để lại từ các sự cố từ những lần nâng mũi trước.

Trong phương pháp nâng mũi sụn tự thân, có 4 loại sụn tự thân thường được sử dụng:

Sụn sườn

  • Vị trí lấy sụn: đoạn sụn cuối của xương sườn số 6 hoặc số 7, lý do bởi vì ở phần cuối của xương sườn, quá trình tái tạo sụn mới diễn ra nhanh chóng nhất, sẽ không làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác cũng như sự hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể, đảm bảo sức khỏe cho khách hàng.
  • Đặc điểm: sụn sườn khá cứng, thẳng, chắc chắn nên nó là chất liệu lý tưởng để nâng sống mũi, kéo dài đầu mũi và dựng trụ mũi.

Sụn vành tai

nâng mũi sụn vành tai
  • Vị trí lấy sụn: sụn vành tai được lấy ra từ đường rạch ở phía sau tai bằng các dụng cụ y khoa chuyên dụng. Bạn sẽ không phải lo lắng về chức năng hay hình dáng tai sau khi lấy sụn, bởi vết mổ nhỏ, sụn được lấy ra một lượng phù hợp và vẫn đảm bảo an toàn.
  • Đặc điểm: Sụn vành tai ở vị trí tai dễ bóc tách, có độ mịn và cong dẻo nên rất thích hợp trong việc tạo hình vùng đầu mũi mềm mại tự nhiên. Tuy nhiên, loại sụn này không thích hợp để nâng sống mũi vì có thể bị biến dạng theo thời gian do tính chất co rút của nó.

Sụn vách ngăn

  • Vị trí lấy sụn: nằm ở trong khoang mũi, là sụn ngăn cách hai bên lỗ mũi. Trong quá trình nâng mũi, bác sĩ sẽ tận dụng một phần sụn vách ngăn để làm các miếng ghép giúp tạo dựng nền mũi vững chắc, đồng thời kéo dài và nâng cao đầu mũi giúp tạo hình vùng đầu mũi đẹp tự nhiên hơn.
  • Đặc điểm: So với các loại sụn khác, sụn vách ngăn có tính bền vững và độ an toàn cao, khó bị biến dạng và cong vênh. Sụn vách ngăn còn mang đặc điểm thẳng và mềm dẻo, tạo độ mềm và dẻo dai cho mũi trước những tác động từ bên ngoài vào cấu trúc mũi.

Sụn cân cơ thái dương

  • Vị trí lấy sụn: sụn nằm ở quanh các lớp cơ dưới da ở khu vực thái dương. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một vết mổ nhỏ ở vùng thái dương và lấy số lượng sụn theo nhu cầu cần sử dụng.
  • Đặc điểm: Sụn cân cơ thái dương rất mềm và thẳng nên đặc biệt phù hợp để bọc đầu mũi. Ngoài ra loại sụn này còn ít bị co rút, đảm bảo duy trì dáng mũi lâu dài.

Ngoài ra, trong quá trình nâng mũi bằng sụn tự thân, các bác sĩ sẽ có thể kết hợp giữa 4 loại sụn trên để cho ra kết quả tốt nhất.

2. Nâng mũi sụn tự thân phù hợp với đối tượng nào?

Phương pháp nâng mũi sụn tự thân phù hợp áp dụng với đối tượng khách hàng sau đây:

Nâng mũi phù hợp với đối tượng nào ?
  • Đã đủ 18 tuổi – độ tuổi mà mũi cơ bản đã phát triển hoàn thiện.
  • Đã tiến hành kiểm tra sức khỏe và được xác nhận có sức khỏe tốt, đủ đáp ứng yêu cầu của ca phẫu thuật nâng mũi và ca phẫu thuật lấy sụn tự thân.
  • Có tâm lý vững vàng, không hoang mang, lo lắng quá độ.
  • Thực sự có mong muốn thay đổi diện mạo, nâng tầm cho chiếc mũi của mình.
  • Sở hữu chiếc mũi bẩm sinh tồn tại một số khuyết điểm như: mũi thấp, hếch, sống mũi thấp tẹt, cánh mũi to bè, mũi gồ,…
  • Có mũi bị hỏng do tai nạn hoặc do phẫu thuật nâng mũi trước đó không thành công.

Nâng mũi sụn tự thân khi áp dụng cho đối tượng khách hàng có những đặc điểm trên sẽ cho hiệu quả thẩm mỹ cao, mang lại dáng mũi đẹp mềm mại, tự nhiên, ưng ý và duy trì được lâu bền.

3. Ưu và nhược điểm của phương pháp nâng mũi sụn tự thân

Nâng mũi sụn là gì ?

Ưu điểm

  • Giúp xử lý các vấn đề liên quan đến đến nâng mũi, sửa mũi hỏng.
  • Sau khi đặt vào đầu mũi, sụn tự thân sẽ liên kết bền vững với các bộ phận khác bên trong mũi, do đó duy trì được dáng mũi lâu dài.
  • Do được lấy ra từ chính cơ thể của khách hàng nên độ tương thích của sụn tự thân với cơ thể là vô cùng cao.
  • Giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ dị ứng, đào thải.
  • Giúp hạn chế tối đa những biến chứng mà nâng mũi sụn nhân tạo hay gặp phải như lộ sóng mũi, bóng đỏ đầu mũi, sưng, viêm,…
  • Mang lại nét đẹp cao, thẳng, thon gọn và đầu mũi rất mềm mại, tự nhiên.
  • Về lâu dài, dáng mũi ngày càng trở nên đẹp hơn do tương thích với cơ thể.

Nhược điểm

  • Thường có chi phí cao hơn so với nâng mũi bằng sụn nhân tạo, một phần là do cần thực hiện thêm phẫu thuật lấy sụn tự thân.
  • Diễn ra nhiều quá trình phẫu thuật phức tạp hơn, ngoài phẫu thuật nâng mũi thì còn cần tiến hành chiết tách sụn từ các bộ phận khác trên cơ thể nên thời gian nâng mũi lâu hơn và yêu cầu kỹ thuật cao hơn.
  • Do ngoài vết thương nơi mũi thì khách hàng sẽ chịu thêm một vết thương ở vị trí lấy sụn nên sẽ đau hơn và lâu lành hơn.
  • Dễ dàng để lại sẹo xấu ở cả mũi lẫn nơi lấy sụn nếu như tay nghề bác sĩ không đảm bảo.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng những nhược điểm của phương pháp nâng mũi sụn tự thân sẽ được khắc phục và giảm thiểu nếu như bạn lựa chọn dduocj một cơ sở thẩm mỹ chất lượng với các bác sĩ uy tín đầu ngành.

4. Những biến chứng có thể có khi nâng mũi sụn tự thân và cách phòng tránh

Khi nâng mũi sụn tự thân, bạn có thể đối mặt với nguy cơ gặp phải một số biến chứng như sau:

Biến chứng khi nâng mũi sụn và cách phòng tránh

Cong vênh sụn: thường gặp khi sử dụng sụn sườn.

Nguyên nhân:

  • Do xác định độ tuổi lấy sụn sườn chưa chính xác, người trẻ ghép bằng sụn sườn sẽ có nguy cơ cong vênh cao hơn.
  • Do tạo khoang chứa sụn không chuẩn xác, không đủ chặt chẽ, gia cố chắc chắn để tránh bị cong vênh.
  • Do khâu chạm khắc, xử lý miếng sụn sườn không đúng kỹ thuật.

Cách khắc phục:

Gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và xử lý kịp thời. Tuy nhiên, để đảm bảo tính tối ưu thì việc lựa chọn cơ sở thẩm mỹ có bác sĩ giỏi ngay từ đầu là điều cần thiết.

Co rút sụn:

Nguyên nhân:

  • Do cơ thể không cung cấp đủ dưỡng chất để nuôi sụn tự thân sau khi cấy ghép.
  • Do tay nghề bác sĩ, thực hiện lấy lượng sụn không phù hợp với kích thước mũi.

Cách khắc phục:

Tương tự như biến chứng cong vênh sụn, khách hàng khi bị co rút sụn không nên để lâu ngày vì sẽ diễn biến nặng hơn và khó điều trị. Bạn nên gặp ngay bác sĩ giỏi từ đầu, về sau tránh bị tiền mất tật mang.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay với Tấm để được giải đáp kịp thời và chính xác nhất nhé!

  • Nâng mũi bọc sụn: Nên chọn sụn Megaderm hay sụn tự thân
  • Bỏ túi 5 lưu ý cần biết trước khi nâng mũi
5/5 - (16 bình chọn)

Từ khóa » Sụn Tự Thân Lấy ở đâu