Có Nên Sử Dụng Bê Tông Lắp Ghép Trong Thi Công Xây Dựng Công Trình?

Tin tức

Home » Chia Sẻ Kiến Thức » Chia Sẻ Kiến Thức, Chia sẻ kinh nghiệm Xây dựng, Thi Công Xây Dựng Nhà Ở, Vật Liệu Xây Dựng Có nên sử dụng bê tông lắp ghép trong thi công xây dựng công trình?
  • 10/09/2021
  • Tác giả author-avatar KS Đức Doãn

Đời sống ngày càng phát triển, không ít những công trình lớn nhỏ đua nhau mọc lên. Vì vậy, nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu xây dựng các công trình là vô cùng lớn. Tuy nhiên, những vật liệu như xi măng, cát, đá vừa gây ô nhiễm môi trường vừa làm giảm thiểu nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, bê tông lắp ghép ra đời nhằm giải quyết những hạn chế mà vật liệu truyền thống còn tồn đọng lại. Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi để hiểu rõ hơn về vật liệu tưởng chừng mới nhưng không hề mới lạ này nhé!

Nội dung bài viết hiện 1 Bê tông lắp ghép là gì? 2 Những đặc điểm nổi bật của bê tông lắp ghép 2.1 Rút ngắn thời gian và công đoạn thi công 2.2 Giảm tải trọng của công trình 2.3 Đảm bảo an toàn, độ bền cao 3 Có nên sử dụng bê tông lắp ghép trong thi công xây dựng 4 Quy trình sản xuất bê tông lắp ghép 4.1 Bước 1: gia công khung thép 4.2 Bước 2: đặt khung thép vào khuôn 4.3 Bước 3: tiến hành đổ bê tông 4.4 Bước 4: hoàn thiện bề mặt và bảo dưỡng 4.5 Bước 5: tháo khuôn, lưu kho 5 Báo giá chi phí của bê tông lắp ghép Bê tông lắp ghép

Bê tông lắp ghép

Bê tông lắp ghép là gì?

Bê tông lắp ghép là vật liệu xây dựng có sự kết hợp giữa bê tông và thép xây dựng tạo ra cấu kiện làm kết cấu chịu tải trọng của công trình. Loại bê tông này được ứng dụng rộng rãi trong các công trình như nhà ở, văn phòng, nhà xưởng,…bởi chúng có cấu tạo vô cùng đơn giản gồm các bộ phận sau:

  • Dầm dự ứng lực: có 2 loại dầm là P113 có khẩu độ dầm từ 1m đến 3.9m và P114 có khẩu độ dầm từ 4m đến 4.7m đều được làm bằng bê tông cốt thép đúc sẵn trong nhà máy.

  • Tấm bê tông siêu nhẹ: được tạo nên bởi cát, xi măng, đá nghiền,…không có phụ gia độc hại. Những tấm này được đúc theo đúng quy chuẩn, kích thước giống nhau, không có sự sai lệch và có thể lắp vừa khít vào hệ dầm có sẵn.

  • Cốt thép: là lưới thép phi 4 được đan theo tiêu chuẩn đã định sẵn nhằm cố định mặt sàn.

  •  Lớp bê tông mỏng phía trên: lớp bê tông mỏng này có độ dày khoảng 4cm và được sàn phẳng để có thể lát gạch, lát gỗ,…

Những đặc điểm nổi bật của bê tông lắp ghép

Bê tông lắp ghép được sử dụng rộng rãi trong các công trình thi công bởi những ưu điểm nổi bật mà chỉ nó mới có:

Rút ngắn thời gian và công đoạn thi công

Khi sử dụng bê tông lắp ghép để làm trần nhà thì không cần tiến hành công đoạn chuẩn bị và tháo dỡ coppha, hay phải tốn thời gian để chờ bê tông khô và bảo dưỡng bê tông sau khi đổ. Như vậy, loại bê tông này đã giúp rút ngắn thời gian thời gian xây dựng từ 10 – 15 ngày/tầng và giúp giảm những công đoạn cần có sự tỉ mỉ, cẩn thận, không được xảy ra bất kỳ lỗi nào.

Giảm tải trọng của công trình

Được làm từ những viên gạch block siêu nhẹ, rỗng ở giữa nên trọng lượng của những tấm bê tông đã được giảm đi rất nhiều so với bê tông truyền thống trước đây. Do đó, khi sử dụng sàn được làm từ bê tông lắp ghép giúp giảm trọng lượng từ 5 đến 7 kg/m2. Như vậy, với công trình hơn 100m2 hay có diện tích lên đến hàng nghìn m2 thì trọng lượng đã được giảm đi là rất lớn.

Đảm bảo an toàn, độ bền cao

Với sự phát triển về kỹ thuật, công nghệ nên những tấm bê tông dù có độ rỗng ở giữa nhưng khả năng chịu lực, chịu lực của nó không hề kém những tấm bê tông cốt thép đặc. Bên cạnh đó, trước khi đưa vào sử dụng rộng rãi trong các công trình thi công thì bê tông lắp ghép đã được bộ xây dựng kiểm duyệt nên bạn có thể yên tâm về độ bền và sự an toàn của chúng.

Ngoài ra, loại bê tông này còn giúp điều hòa nhiệt độ bên trong công trình được, khả năng cách âm tốt đảm bảo không gian riêng tư cho người sử dụng.

Có nên sử dụng bê tông lắp ghép trong thi công xây dựng

Những ngôi nhà sử dụng bê tông lắp ghép là mô hình khá mới ở nước ta nhưng chúng lại vô cùng quen thuộc với những nước Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc,..Ở Việt Nam, nhiều người còn hoài nghi về chất lượng, độ bền, khả năng chịu tải của bê tông lắp ghép nên họ cho rằng chúng chỉ phù hợp để xây dựng những công trình tạm bợ hay thích hợp để làm nhà kho, nhà xưởng – những nơi có tải trọng vừa và nhẹ.

Tuy nhiên, với sự phát triển về khoa học kỹ thuật và được sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản, bê tông lắp ghép đang dần khẳng định mình có thể tạo nên những công trình kiên cố, chắc chắn, tuổi thọ lâu đời và đem đến những lợi ích không tưởng cho gia chủ.

Do đó, các gia chủ hay chủ đầu tư nên sử dụng loại bê tông này cho công trình của mình trong tương lai.

Sử dụng bê tông lắp ghép làm sàn trong công trình

Sử dụng bê tông lắp ghép làm sàn trong công trình

Quy trình sản xuất bê tông lắp ghép

Để sản xuất ra một loại bê tông mà được ứng dụng trong nhiều công trình cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: gia công khung thép

Trước khi gia công khung, thép sẽ phải qua quá trình kiểm tra về chất lượng như thanh thép cong vênh sẽ phải nắn thẳng, bị rỉ cần mài bóng như mới.

Để tạo thành hình khung, thép phải được đo chính xác từng milimet để đảm bảo sự đồng bộ về kích thước, tránh tình trạng lớn hơn hay nhỏ hơn khuôn đã định sẵn. Thép sau khi được cắt sẽ sắp xếp thành khung và được cố định bằng những thanh thép nhỏ.

Bước 2: đặt khung thép vào khuôn

Sau khi được cố định, khung thép sẽ được đưa vào khuôn để không bị biến dạng khi đổ bê tông. Ván khuôn này được làm bằng thép hợp kim, có kích thước định sẵn để tạo sự đồng nhất trong quá trình sản xuất bê tông lắp ghép.

Bước 3: tiến hành đổ bê tông

Sau khi cố định khuôn và khung thép nằm song song với mặt đất sẽ tiến hành đổ bê tông vào khuôn. Lượng bê tông được đổ cần được tính toán chuẩn xác và phải đảm bảo bê tông được trộn theo đúng tỷ lệ, chất lượng đã yêu cầu.

Bê tông được tạo thành từ hỗn hợp xi măng, đá dăm, chất phụ gia,…và được trộn theo công thức Nhật Bản. Do được sản xuất theo công nghệ và tiêu chuẩn của Nhật Bản nên bê tông này có ít nước, cường độ và độ bền cao.

Bước 4: hoàn thiện bề mặt và bảo dưỡng

Sử dụng chất phụ gia tăng bóng để bề mặt bê tông lắp ghép được bóng và mịn hơn. Sau khi hoàn thiện bề mặt cần bảo dưỡng chúng bằng hơi nước ở 50 độ C. Qua thời gian dưỡng hộ bằng hơi nước ở nhiệt độ cao sẽ tiếp tục dưỡng hộ bê tông ở nhiệt độ thường.

Bước 5: tháo khuôn, lưu kho

Sau khi dưỡng hộ xong, cần kiểm tra chất lượng bê tông xem đã đạt chuẩn chưa. Nếu đã đạt tiêu chuẩn thì tháo khuôn và vận chuyển đến kho chờ xuất xưởng, khuôn thép sẽ được đưa về vị trí ban đầu. Còn bê tông chưa đạt được tiêu chuẩn cần tiếp tục dưỡng hộ.

Báo giá chi phí của bê tông lắp ghép

Chi phí của loại bê tông này thường được tính theo m2, tuy nhiên chúng bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại cảnh nên sẽ có sự dao động về giá cả. Dưới đây là bảng báo giá của bê tông lắp ghép được tính theo đơn vị m2.

STT

DẦM

SÀN P113

SÀN P114

1

Sàn tầng 2 (H<=4m)

630.000 VND/m2

650.000 VND/m2

2

Sàn tầng 3 (H<=8)

640.000 VND/m2

660.000 VND/m2

3

Sàn tầng 4 (H<=12)

660.000 VND/m2

680.000 VND/m2

Trên đây là những thông tin liên quan đến bê tông lắp ghép. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại bê tông này để có thể yên tâm sử dụng cho công trình của mình trong tương lai.

Đánh giá bài viết!

Bài viết cùng chuyên mục

  • Cẩm nang xây chung cư mini 7 tầng: Tối đa lợi nhuận, tối thiểu chi phí
  • Chi phí xây nhà 2 tầng 100m2 ở nông thôn hết bao nhiêu?
  • [Hỏi – Đáp] Xây nhà 2 tầng 100m2 hết bao nhiêu tiền kèm bảng giá chi tiết
  • Quy định phòng cháy chữa cháy chung cư mini, nhà cho thuê [Mới nhất]
  • Xây chung cư mini 70m2: Bí quyết thu lợi hàng trăm triệu mỗi năm
  • Dự toán giá xây nhà 3 tầng chuẩn xác từ A-Z kèm bảng giá 
  • Đầu tư chung cư mini 60m2: Chi phí và lợi nhuận tiềm năng
  • 5 mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở phổ biến hiện nay
  • Xem tuổi xây nhà năm 2025 tốt nhất, tuổi nào nên tránh
  • 20+ Biệt Thự Nhà Vườn 2000m2 Đẳng Cấp Cho Giới Thượng Lưu
Close
Hỗ trợ trực tuyến

TƯ VẤN : 09672.123.88

Công trình mới
  • Công trình anh Thắng - Hà Nam CÔNG TRÌNH: ANH THẮNG - HÀ NAM
  • Công trình anh Tiến - Hoài Đức CÔNG TRÌNH: ANH TIẾN - HOÀI ĐỨC
  • Công trình anh Hiệp - Long Biên CÔNG TRÌNH: ANH HIỆP - LONG BIÊN
  • Công trình anh Hanh - Quốc Oai CÔNG TRÌNH: ANH HANH - QUỐC OAI
  • Công trình anh Hiển - Hà Tĩnh CÔNG TRÌNH: ANH HIỂN - HÀ TĨNH
  • Công trình anh Bằng - Móng Cái CÔNG TRÌNH: ANH BẰNG - MÓNG CÁI

Đăng Ký Tư Vấn Mẫu Nhà

Close Facebook YouTube WhatsApp WhatsApp TikTok Sidebar Tìm kiếm nội dung... Start typing to see posts you are looking for.
  • Miền Nam
  • Miền Bắc
  • Chat Zalo
  • Messenger

Từ khóa » Cách Ghép Bê Tông