Có Nên Tẩy Giun Cho Trẻ Dưới 2 Tuổi - Huggies

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Tại sao cần tẩy giun định kỳ cho trẻ
  • Khi nào có thể tẩy giun cho bé?
  • Các loại giun và cách xâm nhập vào cơ thể trẻ?
  • Dấu hiệu trẻ bị nhiễm giun sán
  • Các loại thuốc tẩy giun cho trẻ
  • Mẹo tẩy giun cho trẻ dưới 1 tuổi không cần dùng thuốc
  • Những lưu ý khi tẩy giun cho trẻ
  • Cách phòng nhiễm giun, sán như thế nào?
  • Một số câu hỏi thường gặp khi tẩy giun cho trẻ

Bài viết này đã được thông qua tư vấn y khoa của bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, chuyên ngành Nội Nhi, bệnh viện Nhi Đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh. 

Tỷ lệ mắc bệnh ký sinh trùng đường ruột ở trẻ em ở Việt Nam có thể lên tới 70-80%, đặc biệt là giun tròn, giun kim. Vì vậy đối với trẻ, cần tiến hành xét nghiệm phân thường xuyên để tìm hiểu xem cơ thể có ký sinh trùng hay không. Ngoài ra, cần chú ý đến các vấn đề khi sử dụng thuốc tẩy giun sán. Trẻ mấy tuổi thì tẩy giun được? Nên tẩy giun cho trẻ khi nào? Đâu là thuốc tẩy giun cho trẻ an toàn và hiệu quả? Cùng Huggies tìm hiểu chi tiết các vấn đề này trong bài viết dưới đây các mẹ nhé!

>> Tham khảo thêm: 

  • [WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tuổi & kinh nghiệm chăm con
  • Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
  • Trẻ bị táo bón nên uống thuốc gì hiệu quả, an toàn?

Tại sao cần tẩy giun định kỳ cho trẻ

Trẻ em rất dễ bị nhiễm giun sán thông qua những thói quen và hoạt động hằng ngày như sau:

  • Trẻ  chơi với đất cát và không cắt móng tay thường xuyên.
  • Trẻ thường bò trên nền đất hoặc nền nhà mà không đi dép.
  • Trẻ chưa nhận thức được tầm quan trọng của vệ sinh cá nhân.
  • Tiếp xúc với bề mặt có thể bị nhiễm giun, như sân chơi hoặc chơi với thú cưng bị nhiễm giun.
  • Tay và chân không sạch sẽ, dễ dàng đưa đồ chơi vào miệng.
  • Không giữ gìn vệ sinh hoặc vệ sinh không đúng cách, giường, chiếu, đệm không sạch sẽ và rác thải vứt bừa bãi trong phòng.
  • Trẻ ăn hoặc uống thực phẩm bị nhiễm giun do người lớn không rửa sạch.

Khi giun xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ lấy hết chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng trẻ xanh xao, trẻ biếng ăn, kém hấp thu, chậm lớn, suy dinh dưỡng, và ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và tinh thần của trẻ. Một số loại giun còn gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và sức khỏe của trẻ.

Vì vậy, việc tẩy giun cho trẻ định kỳ là rất cần thiết. Các bác sĩ Nhi khoa khuyên rằng mẹ nên tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.

>> Tham khảo: 

  • Các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng từ 0 -24 tháng tuổi
  • Trẻ em và vật nuôi trong nhà
  • Trẻ ăn vào là bị nôn: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ em rất dễ bị nhiễm giun sán

Trẻ em rất dễ bị nhiễm giun sán do những thói quen và hoạt động hằng ngày (Nguồn: Sưu tầm)

Khi nào có thể tẩy giun cho bé?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hướng dẫn tẩy giun cho bé đúng cách như sau:

Sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ em gồm albendazole (400 mg) hoặc mebendazole (500 mg) với thời gian là 6 tháng/1 lần được khuyến cáo cho tất cả trẻ từ 12 - 23 tháng tuổi, trẻ mẫu giáo 1 tuổi - 4 tuổi và trẻ em ở độ tuổi đi học 5 tuổi 12 tuổi (ở một số nơi là 14 tuổi) sống ở những khu vực có tỷ lệ nhiễm của bất kỳ loại giun nào truyền qua đất.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh cho hay:

"Tại Việt Nam, từ tháng 10/2018, quyết định 6437 của Bộ Y Tế cho phép tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 12 tháng, định kỳ mỗi 6 tháng với các loại thuốc tẩy giun an toàn nêu trên. Quy định này phù hợp với khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế thế giới."

Cụ thể về thời gian tẩy giun:

  • Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên: Nên tẩy giun 6 tháng một lần, có thể ghi nhớ vào các mốc 01/12 và 01/06 hàng năm.
  • Đối với trẻ dưới 2 tuổi: Cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và tư vấn trước khi sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ 1 tuổi. 

>> Tham khảo: Lịch sinh hoạt bé 1 tuổi: Ăn, ngủ. Vui chơi mẹ cần biết

Tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi cần tham khảo bác sĩ

Tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi cần tham khảo bác sĩ chuyên khoa (Nguồn: Sưu tầm)

Các loại giun và cách xâm nhập vào cơ thể trẻ?

Giun là một loại ký sinh trùng, sống chủ yếu trong đường ruột. Dưới đây là một số loại giun phổ biến thường gặp:

  • Giun đũa: Ký sinh ở ruột non. Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gây ô nhiễm đất, nước. Trứng giun tiếp tục qua thức ăn, nước uống,... vào miệng người, đi vào ruột, nở và phát triển thành giun trưởng thành. Biến chứng của giun đũa là gây tắc ruột, áp xe gan, giun chui đường mật.
  • Giun kim: Sống ở ruột non, sau đó sống ở ruột già, giun cái đẻ trứng ở rìa hậu môn, gây ngứa hậu môn. Đường lây truyền trứng giun kim từ hậu môn hậu môn vào miệng qua tay, quần áo. Trứng giun kim vào ruột phát triển thành giun trưởng thành.
  • Giun móc: Ký sinh ở tá tràng, miệng giun bám vào niêm mạc ruột để hút máu. Giun cái đẻ trứng. Sau đó, trứng theo phân ra ngoài và nở thành ấu trùng. Đường lây nhiễm giun móc là con người đưa ấu trùng giun vào cơ thể qua việc ăn rau sống, tay bẩn đưa lên miệng,...
  • Giun tóc: Ký sinh ở ruột già. Đường lây nhiễm là do ăn phải trứng giun trong thức ăn, nước uống. Trứng giun tóc vào ruột sẽ phát triển thành giun trưởng thành.

>> Tham khảo: Phân trẻ sơ sinh thế nào là bình thường? Màu sắc và mùi phân của bé

Các loại giun và con đường xâm nhập vào cơ thể trẻ

Các loại giun và con đường xâm nhập vào cơ thể trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ có biết:

Để có thể chuẩn bị cho con mình một hành trang thật tốt, các mẹ đừng quên lựa chọn một loại tã bỉm phù hợp với bé nhé. Dòng Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade sẽ là một lựa chọn đúng đắn cho làn da nhạy cảm của bé yêu từ 4 tháng tuổi trở lên. Thành phần vitamin E từ dầu mầm lúa mạch và không chứa hóa chất gây hại, sản phẩm được chứng nhận cực kỳ an toàn cho da bé tại viện nghiên cứu Đức. Bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi tự nhiên nhập khẩu 100% từ Châu Âu giúp nâng niu làn da non nớt của bé. Đồng thời thiết kế bề mặt 3D mỏng nhẹ, tã sẽ giúp thấm hút nhanh, khô thoáng lên đến 12 tiếng. Tã Huggies Naturemade có bảng size đa dạng từ dưới 5kg đến dưới 15kg (M, L, XL, XXL) gồm cả tã dán và tã quần cho mẹ thoải mái lựa chọn. Thương hiệu tã, bỉm Huggies nổi tiếng còn có dòng Tã quần Huggies Tràm Trà Tự Nhiên. Tinh chất tràm trà có trong tã giúp làm dịu làn da bé. Công nghệ bong bóng 3D giúp khóa ẩm và ngăn thấm ngược đến 99%. Tã tràm trà có kích thước từ M đến XXXL, đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Mẹ cân nhắc lựa chọn hai dòng tã này cho bé yêu trải nghiệm nhé. 

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh (Nguồn: Huggies)

Dấu hiệu trẻ bị nhiễm giun sán

Trẻ em bị nhiễm giun thường sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Đau bụng vùng rốn ở trẻ em, bụng ỏng, gầy yếu, trẻ có thể nôn ra giun, ỉa ra giun. Đau bụng giun thường tái đi tái lại nhiều lần.
  • Khó ngủ, đôi khi đái dầm, hay quấy khóc do ngứa hậu môn vào ban đêm.
  • Rối loạn tiêu hóa, phân lúc đặc lúc lỏng, có thể nhìn thấy giun kim ở hậu môn hoặc trong phân.
  • Biếng ăn.
  • Khó chịu, thay đổi trong hoạt động hằng ngày.
  • Bị mẩn đỏ và ngứa quanh vùng âm đạo.
  • Có biểu hiện thiếu hụt vitamin và khoáng chất.
  • Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh khò khè mũi, trẻ đi ngoài ra máu, có biểu hiện thiếu máu hoặc ho khan.

Ngoài ra, sau khi thực hiện xét nghiệm tìm trứng giun sẽ thấy có trứng giun trong phân của trẻ. Trong một số trường hợp nhiều giun đũa thì siêu âm có thể phát hiện thấy hình ảnh của giun đũa.

>> Tham khảo:

  • Nên bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh thế nào là đúng?
  • Bệnh tay chân miệng ở trẻ: Dấu hiệu, cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh

Dấu hiệu trẻ bị nhiễm giun sán

Trẻ bị nhiễm giun sán bị đau bụng, khó ngủ, thiếu chất dinh dưỡng,... (Nguồn: Huggies)

Các loại thuốc tẩy giun cho trẻ

Đối với trẻ em, chỉ nên bắt đầu tẩy giun định kỳ khi trẻ được 1 tuổi trở lên. Trong trường hợp trẻ dưới 1 tuổi, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun sán thì nên đưa trẻ đi khám và làm xét nghiệm tầm soát, đến khi đã có bằng chứng chính xác của việc nhiễm giun sán thì trẻ sẽ được điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Trẻ cần bắt đầu tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng một lần. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc tẩy giun cho trẻ, trong đó có các loại thuốc phổ biến sau:

  • Mebendazole: Dùng loại dạng 500 mg. Viên nén vị ngọt trái cây hoặc dung dịch uống có hương giúp trẻ dễ uống càng tốt. Uống một lần duy nhất 500mg/ngày và thường được uống vào buổi sáng. Đối với dạng thuốc hàm lượng 100 mg mỗi viên, cần cho bé uống 2 viên mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối, uống trong 3 ngày liên tiếp.
  • Albendazole: Dùng loại viên nén 400 mg. Uống một lần duy nhất 400mg/ngày và cũng thường được uống vào buổi sáng.
  • Pyrantel: Thuốc được trình bày dưới dạng viên nén 125mg và 250mg, liều dùng là 10 mg cho mỗi kilogam cân nặng. Trẻ uống 1 liều duy nhất.

Các loại thuốc tẩy giun trên có hiệu quả khác nhau đối với từng loại giun ký sinh. Do đó, bác sĩ thường cần thực hiện các kiểm tra để xác định loại giun mà trẻ đang nhiễm trước khi chỉ định thuốc phù hợp.

>> Tham khảo: Bé bị ho, sổ mũi và cách trị ho cho bé

Một số loại thuốc tẩy giun cho trẻ như Mebendazole, Albendazole, Pyrantel (Nguồn: Sưu Tầm)

Một số loại thuốc tẩy giun cho trẻ như Mebendazole, Albendazole, Pyrantel

Một số loại thuốc tẩy giun cho trẻ như Mebendazole, Albendazole, Pyrantel (Nguồn: Sưu Tầm)

Mẹo tẩy giun cho trẻ dưới 1 tuổi không cần dùng thuốc

Trường hợp không sử dụng được thuốc tẩy giun cho bé, mẹ có thể tham khảo một số cách tẩy giun cho trẻ dưới 1 tuổi bằng các loại thực phẩm dễ kiếm dưới đây:

1. Tẩy giun cho bé bằng hạt bí ngô

Hạt bí ngô chứa các hoạt chất có tác dụng loại bỏ các ký sinh trùng vô cùng hiệu quả và an toàn.

  • Tẩy giun sán cho bé, mẹ dùng hạt bí ngô bóc vỏ, nghiền nát thêm nước và trộn với mật ong hoặc đường để uống.
  • Tẩy giun đũa, mẹ có thể rang hạt bí cho bé ăn vào sáng sớm, lúc bé đói. Mỗi lần cho bé ăn từ 30-50 gram.
  • Tẩy giun móc, mẹ dùng khoảng 120 gram hạt bí ngô và hạt cau nghiền mịn, mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và chiều lúc đói, sử dụng liên tục trong 3-4 ngày.

>> Tham khảo: Cách dùng vitamin D3 K2 MK7 cho trẻ sơ sinh đúng và hiệu quả

2. Xổ giun cho bé bằng quả đu đủ

Để điều trị tẩy giun kim, bạn có thể cho bé ăn quả đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói liên tục trong vòng 3-5 ngày. Nhựa cây đu đủ có tác dụng mạnh đối với sán, trong nhựa đu đủ có nhiều thành phần, trong đó có men papain được điều chế làm thuốc trị giun.

Tẩy giun cho bé 1 tuổi bằng quả đu đủ

Tẩy giun cho bé 1 tuổi bằng quả đu đủ (Nguồn: Sưu tầm)

3. Tẩy giun cho trẻ bằng quả trâm bầu

Để tẩy giun cho trẻ, sử dụng quả trâm bầu với lá mơ tam thể với trọng lượng bằng nhau, thái nhỏ, thêm bột vào làm bánh, hấp lên và ăn vào sáng sớm.

>> Tham khảo: Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị ho?

4. Tẩy giun cho trẻ bằng rau sam

Rau sam có tác dụng giải nhiệt, mát gan và tẩy giun rất tốt. Khi trẻ có dấu hiệu nhiễm giun, mẹ chỉ cần lấy một nắm rau sam khoảng 50 gram rửa sạch, thêm một ít muối rồi giã nát chắt lấy nước uống khoảng 3-5 ngày.

5. Tẩy giun cho bé 2 tuổi bằng củ tỏi

Củ tỏi có thể được dùng để tẩy giun kim cho bé. Mẹ dùng tỏi khô bóc vỏ, giã nhỏ rồi cho nước sôi để nguội vào hòa với tỉ lệ 1/10, sau đó ngâm tỏi trong nước từ 1-2 tiếng đồng hồ. Tiếp theo, mẹ lọc bỏ bã tỏi lấy nước và cho lòng đỏ trứng gà vào trộn đều. Sử dụng dung dịch này thụt rửa hậu môn cho trẻ từ 3-5 ngày.

Tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi bằng củ tỏi

Tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi bằng củ tỏi (Nguồn: Sưu tầm)

6. Tẩy giun cho trẻ bằng lá mơ lông

Nước cốt lá mơ có tác dụng tẩy giun đũa rất hiệu quả. Nếu trẻ bị nhiễm giun đũa, mẹ lấy khoảng 50 gram lá mở rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt, cho vài hạt muối hòa tan rồi uống.

7. Xổ giun cho bé bằng cà rốt

Cà rốt có chứa lưu huỳnh nên có công năng tẩy giun. Loại củ này cũng có tác dụng nhuận tràng (giúp thải loại giun) và bổ dưỡng nhờ giàu vitamin A, B6, C, khoáng chất, thiamine, folic, và mangan để tăng cường hệ miễn dịch.

Mẹ nên thường xuyên cho bé uống nước ép cà rốt để tránh nguy cơ mắc giun sán hoặc thường xuyên ăn cà rốt sống cũng giúp đường ruột của bé sạch hơn.

Lưu ý: Các phương pháp trên chỉ tham khảo, hoàn toàn không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Bố mẹ nên cân nhắc với sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng để đảm bảo an toàn cho con nhé.

>> Tham khảo: 

  • Chảy Máu Cam Ở Trẻ: Nguyên Nhân, Cách xử lý chảy máu mũi
  • Dính thắng lưỡi ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý

Những lưu ý khi tẩy giun cho trẻ

Thuốc tẩy giun có thể gây ra một số phản ứng phụ như đau đầu, nôn, buồn nôn, chóng mặt, trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy. Nhưng các triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi sau vài ngày.

Trong một số ít trường hợp, trẻ có thể có phản ứng dị ứng với thuốc như: phát ban, ngứa, nổi mề đay. Khi đó, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời. Hiện nay thuốc có thể được uống trong hoặc ngay sau bữa ăn, không cần nhịn đói hay ăn kiêng, cũng không phải dùng thuốc xổ. Nhưng thông thường thuốc tẩy giun được sử dụng vào buổi sáng, trước khi ăn.

Khi tẩy giun cho bé mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Chỉ nên tẩy giun cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.
  • Trẻ không cần phải nhịn đói hay ăn kiêng khi uống thuốc tẩy giun
  • Mẹ cần kiểm tra sức khỏe cho bé trước hoặc cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng thuốc tẩy giun.
  • Trong khoảng 24h sau khi cho bé uống thuốc, mẹ cần theo dõi các biểu hiện của bé để có thể phát hiện kịp thời các phản ứng bất thường của cơ thể bé (nếu có).
  • Việc tẩy giun cho bé cũng nên thực hiện đồng loạt với tất cả các thành viên khác trong gia đình để tránh tình trạng lây nhiễm chéo giữa các thành viên trong gia đình.

>> Tham khảo: Trẻ mấy tuổi thì tẩy giun? Hướng dẫn chi tiết tẩy giun cho trẻ

Cách phòng nhiễm giun, sán như thế nào?

  • Luôn rửa kỹ trước khi sử dụng. Không ăn trái cây hoặc rau nếu chỉ một phần của nó có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn, hư hỏng.
  • Không ăn thịt sống, đặc biệt là thịt bò và cá sống.
  • Chỉ uống nước đã đun sôi và tránh nước từ bể công cộng trừ khi bạn chắc chắn rằng nó an toàn.
  • Thường xuyên rửa tay cho trẻ trước và sau khi ăn, rửa tay kỹ bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, và không để trẻ dùng tay bẩn để bốc thức ăn.
  • Thức ăn và nước uống cần được nấu chín kỹ. Đối với trái cây và rau sống, phải rửa sạch trước khi cho trẻ ăn. Đảm bảo thực phẩm được đậy kín để tránh ruồi, nhặng.
  • Vệ sinh nhà ở và khu vực sinh hoạt thường xuyên, tránh để nước đọng, đất cát, và các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của giun sán.
  • Luôn cắt móng tay cho bé sạch sẽ, không cho bé mút ngón tay.

Để bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đi thăm khám khi có biểu hiện bất thường. Liên hệ tư vấn với các bác sĩ để có thể tẩy giun cho trẻ đúng cách, mẹ nhé! 

>> Tham khảo: 

  • Trẻ sơ sinh bị khô da phải làm sao? Cách xử lý hiệu quả
  • Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1-11 tuổi tăng chiều cao, cân nặng

Cách phòng nhiễm giun, sán ở trẻ em

Cách phòng ngừa giun, sán ở trẻ em (Nguồn: Sưu tầm)

Một số câu hỏi thường gặp khi tẩy giun cho trẻ

Nên cho trẻ uống thuốc tẩy giun như thế nào?

Trước đây, việc tẩy giun thường yêu cầu trẻ phải uống thuốc vào lúc đói hoặc trước khi đi ngủ, và thường được khuyến khích uống với thực phẩm có nước sau bữa sáng. Tuy nhiên, hiện nay, việc uống thuốc tẩy giun cho trẻ đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Các loại thuốc tẩy giun hiện đại có thể được uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày mà không cần phải lo lắng về chế độ ăn. 

Vì vậy, ba mẹ có thể lựa chọn thuốc tẩy giun cho bé dạng nuốt, viên nhai hay dạng bột có thể trộn vào thức ăn, tùy thuộc vào độ khó uống thuốc của bé.

Sau khi uống thuốc tẩy giun bao lâu thì giun chết?

Sau khi uống thuốc tẩy giun, thuốc sẽ bắt đầu phát huy tác dụng sau khoảng 8 - 12 giờ. Khoảng 24 - 72 giờ sau, thuốc sẽ giúp giun chết và được đào thải ra khỏi cơ thể. 

>> Tham khảo: Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ tại nhà an toàn, hiệu quả

Uống thuốc tẩy giun xong có biểu hiện gì?

Sau khi uống thuốc xổ giun, thường gặp các triệu chứng phổ biến như đau bụng nhẹ, buồn nôn, tiêu chảy hoặc cảm giác mệt mỏi. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng vì đây là những phản ứng tự nhiên của cơ thể khi thuốc bắt đầu phát huy tác dụng và loại bỏ giun khỏi hệ tiêu hóa.

Tẩy giun vào thời gian nào tốt nhất?

Thuốc tẩy giun có thể được uống vào bất kỳ thời điểm nào mà không cần phải để bụng đói. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất là vào sáng sớm khi bụng đói hoặc khoảng 2 giờ sau bữa tối.

Đối tượng nào không nên tẩy giun?

Đối tượng không nên sử dụng thuốc tẩy giun là: phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, bệnh nhân suy gan, bị nhiễm độc tủy xương, hoặc những người sử dị ứng với các thành phần của thuốc.

>> Tham khảo: Khủng hoảng tuổi lên 2: Dấu hiệu, thời gian kéo dài và cách khắc phục

Dấu hiệu nào cho biết trẻ từ 15 tháng tuổi cần xổ giun ngay?

Nếu trẻ hay có những dấu hiệu này, mẹ hãy xổ giun cho bé ngay nhé: Thường đau bụng ở rốn, bụng ỏng, bé gầy yếu. Bị rối loạn tiêu hóa, phân lúc đặc lúc lỏng, đi ngoài ra giun hoặc các bật phụ huynh quan sát thấy giun ở hậu môn của bé. Bé bị khó ngủ, đái dầm, ngứa hậu môn vào ban đêm. 

Bị nhiễm giun sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng và làm tổn hại tới sức khỏe con trẻ. Vì vậy, khi phát hiện ra trẻ có những biểu hiện nhiễm giun, sán ba mẹ cần tiến hành tẩy giun cho trẻ. Để cập nhập thêm kiến thức về chăm sóc và nuôi dạy con, bạn có thể tham khảo tại Góc Chuyên gia hoặc Chăm sóc bé.

>> Có thể bạn quan tâm:

  • Tiêu chảy cấp ở trẻ em: 6 nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ
  • Trẻ Sơ Sinh Đi Ngoài Ra Nước Vàng Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không?
  • Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Mẹ Nên Ăn Gì Để Bé Mau Khỏi?

>> Nguồn tham khảo:

  •  https://www.who.int/tools/elena/interventions/deworming
  • https://www.vinmec.com/eng/article/deworming-in-children-what-parents-need-to-know-en

Từ khóa » Có Nên Tẩy Giun Cho Trẻ Dưới 2 Tuổi