Có Nên Tẩy Nốt Ruồi Hay Không? - Nhà Thuốc An Khang

Kiểm tra giỏ hàng

Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho

Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh

Chọn
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • An Giang
  • Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bạc Liêu
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Bình Định
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Cao Bằng
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Điện Biên
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Long An
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Tây Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Yên Bái
  • Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
  • Bài tin sức khỏe
  • Có nên tẩy nốt ruồi không? Các phương pháp và lưu ý khi tẩy
Có nên tẩy nốt ruồi không? Các phương pháp và lưu ý khi tẩy Cập nhật: 22/06/2024 Lượt xem: 1093 Thẩm định nội dung bởi

Dược sĩ Hồ Nguyên Phúc

Chuyên khoa: Dược

Dược sĩ Hồ Nguyên Phúc, chuyên khoa Dược. Hiện đang là Dược sĩ thẩm định bài viết của Nhà thuốc An Khang.

Bạn có nốt ruồi trên mặt và thân thể, bạn cảm thấy cực kỳ băn khoăn không biết mình có nên tẩy nốt ruồi không và tẩy thì có gây hại gì cho sức khỏe không? Tham khảo ngay nội dung bên dưới nhé!

1Nốt ruồi là gì? Nguyên nhân hình thành

Nốt ruồi là sự phát triển theo nhóm của các tế bào sản xuất sắc tố trên da. Chúng có màu sắc, hình dạng, kích thước khác nhau từ màu da tự nhiên đến hồng, nâu, đen. Trung bình một người trưởng thành có từ 10 - 40 nốt ruồi. Chúng hầu như vô hại và có thể mờ dần theo thời gian.[1]

Nốt ruồi là sự phát triển theo nhóm của các tế bào sản xuất sắc tố trên da

Nốt ruồi là sự phát triển theo nhóm của các tế bào sản xuất sắc tố trên da

2Có nên tẩy nốt ruồi không?

Mọi người thường cảm thấy khó chịu khi nốt ruồi cọ xát vào vật nào đó, tuy nhiên nốt ruồi hầu như vô hại. Nếu bạn có nốt ruồi đang thay đổi màu sắc, kích thước hoặc hình dạng, đó có thể là dấu hiệu của tiền ung thư hoặc ung thư. Hãy liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được làm xét nghiệm sinh thiết nốt ruồi.[2]

Nốt ruồi hầu như không gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Nốt ruồi hầu như không gây ảnh hưởng đến sức khỏe

3Ưu nhược điểm của việc tẩy nốt ruồi

Ưu điểm

Lợi ích của việc tẩy nốt ruồi là bạn được tầm soát ung thư da trước khi thực hiện. Điều này giúp ngăn ngừa sự di căn của khối u sang các bộ phận khác trong cơ thể. Ngoài ra, quá trình chăm sóc vết thương sau khi tẩy đơn giản, không để lại đau đớn.[1]

Bạn được tầm soát ung thư da trước khi tẩy nốt ruồi

Bạn được tầm soát ung thư da trước khi tẩy nốt ruồi

Nhược điểm

Tẩy nốt ruồi tại các cơ sở y tế uy tín ít mang lại rủi ro. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể gặp một số vấn đề như:

  • Chảy máu.
  • Sẹo.
  • Tổn thương thần kinh.
  • Nhiễm trùng.
  • Nốt ruồi quay trở lại.[1]

Tẩy nốt ruồi có thể để lại sẹo

Tẩy nốt ruồi có thể để lại sẹo

4Các biện pháp tẩy nốt ruồi hiện nay

Tùy vào tình trạng của mỗi người, các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp tẩy nốt ruồi khác nhau. Một số biện pháp phổ biến hiện nay gồm:

  • Phẫu thuật lạnh: Quy trình này sử dụng một lượng nitơ lỏng để loại bỏ nốt ruồi không gây ung thư.
  • Đốt điện: Quy trình này sử dụng dòng điện để đốt nốt ruồi. Cần phải thực hiện nhiều lần để nốt ruồi biến mất hoàn toàn.
  • Cạo: Phương pháp này sử dụng dao phẫu thuật để cạo nốt ruồi khỏi bề mặt da.
  • Cắt bỏ: Phương pháp này cắt bỏ hoàn toàn nốt ruồi và khâu da lại với nhau, thường áp dụng với nốt ruồi là dấu hiệu ung thư.[3]

Đốt điện là phương pháp tẩy nốt ruồi phổ biến hiện nay

Đốt điện là phương pháp tẩy nốt ruồi phổ biến hiện nay

5Lưu ý khi tẩy nốt ruồi

Tránh để vết thương tiếp xúc với ánh nắng

Tia UV có thể làm vết sẹo sẫm màu hoặc đổi màu. Ngay cả khi vết thương đã có sẹo, bạn nên thoa kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30 để bảo vệ da. Tuy nhiên, thoa kem chống nắng lên vết thương hở là điều không nên. Bạn chỉ nên che chắn những vết thương này bằng băng hoặc quần áo.[4]

Tránh kéo căng da trên và xung quanh vết thương

Nếu vết thương sau tẩy nốt ruồi nằm ở vị trí dễ bị tiếp xúc, bạn nên hạn chế kéo căng da. Điều này giúp vết thương mau lành và sẹo nhỏ hơn.[4]

Hạn chế kéo căng da giúp  giúp vết thương mau lành và sẹo nhỏ hơn

Hạn chế kéo căng da giúp giúp vết thương mau lành và sẹo nhỏ hơn

Luôn giữ vết thương sạch sẽ

Giữ vết thương sạch sẽ giúp chúng lành nhanh hơn và hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Bạn nên thay băng vết thương thường xuyên và sử dụng kem bôi da theo chỉ định của bác sĩ.[4]

Giữ vết thương sạch sẽ giúp chúng lành nhanh hơn và hạn chế tình trạng nhiễm trùng

Giữ vết thương sạch sẽ giúp chúng lành nhanh hơn và hạn chế tình trạng nhiễm trùng

Quan sát trạng thái vết thương

Bạn nên quan sát sự đổi màu của sẹo sau tẩy nốt ruồi bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng. Bên cạnh đó, hãy chăm sóc vết thương đúng cách, giữ chúng luôn sạch sẽ để mau lành hơn.[4]

Quan sát sự thay đổi của vết thương để phòng ngừa nhiễm trùng

Quan sát sự thay đổi của vết thương để phòng ngừa nhiễm trùng

Thời gian băng vết thương

Tùy thuộc vào phương pháp tẩy nốt ruồi, bạn sẽ phải băng vết thương trong 24 - 48 giờ. Sau khi tháo băng, bạn có thể làm sạch vùng đó và dưỡng ẩm cho da.[4]

Bạn sẽ phải băng vết thương trong 24 - 48 giờ

Bạn sẽ phải băng vết thương trong 24 - 48 giờ

Thời gian lành vết thương

Một số người cảm thấy đau và khó chịu nhẹ ở vết thương sau khi tẩy nốt ruồi 1 - 4 ngày. Nhìn chung, cảm giác này xuất phát từ vết thương để lại sẹo và sẽ hết hoàn toàn sau vài ngày.[4]

Vết thương mất khoảng vài ngày để lành hẳn

Vết thương mất khoảng vài ngày để lành hẳn

Có thể tắm sau khi tẩy nốt ruồi không?

Sau khi tẩy nốt ruồi, bạn không nên tắm hoặc làm vết thương dính nước trong ít nhất 2 ngày đầu. Sau 2 ngày, bạn có thể tắm và làm sạch vết khâu, tuy nhiên không nên để chúng tiếp xúc với nước quá lâu để tránh nhiễm trùng sẹo. Bạn cũng không nên cạo lông xung quanh vết thương cho đến khi chúng hồi phục hoàn toàn.[4]

Bạn có thể tắm sau khi tẩy nốt ruồi được 2 ngày

Bạn có thể tắm sau khi tẩy nốt ruồi được 2 ngày

Xem thêm:

  • Cách nhận biết nốt ruồi lành tính hay ác tính
  • Cách phân biệt tàn nhang và nốt ruồi

Hy vọng với các thông tin chia sẻ ở trên, bạn đã có thể quyết định mình có nên tẩy nốt ruồi không? Nếu đã sẵn sàng, nhớ đến cơ sở y tế uy tín, nổi tiếng làm nhé. Hãy chia sẻ bài viết này đến người thân và bạn bè để cùng tìm hiểu nhé!

Nguồn tham khảo
  1. Mole Removal

    https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/23312-mole-removal

    Ngày tham khảo:

    10/03/2024

  2. When Should You Get Your Mole Removed?

    https://www.centracare.com/blog/2020/august/when-should-you-get-your-mole-removed-/

    Ngày tham khảo:

    10/03/2024

Xem thêm

Từ khoá: có nên tẩy nốt ruồi không có nên tẩy nốt ruồi có nên tẩy nốt ruồi ở mép có nên tẩy nốt ruồi trên vai không tẩy nốt ruồi có sao không Banner Promote 02Banner đầu bài tin - Orihiro T12Banner đầu bài tin - GLOTADOL T12

Các bài tin liên quan

  • Kem chống nắng dạng xịt có tốt không? Lưu ý khi dùng xịt chống nắng

    Sức khoẻ đời sống

    Kem chống nắng dạng xịt có tốt không? Lưu ý khi dùng xịt chống nắng

    Dược sĩ Nguyễn Minh Quý

    2 tháng trước
  • 12 sai lầm khi nặn mụn khiến da dễ bị sẹo thâm và cách nặn mụn an toàn

    Sức khoẻ đời sống

    12 sai lầm khi nặn mụn khiến da dễ bị sẹo thâm và cách nặn mụn an toàn

    Bác sĩ Khương Thanh Văn

    3 tháng trước
  • Cách chọn toner phù hợp, an toàn với từng loại da và lưu ý khi dùng

    Sức khoẻ đời sống

    Cách chọn toner phù hợp, an toàn với từng loại da và lưu ý khi dùng

    Bác sĩ Khương Thanh Văn

    3 tháng trước
  • 9 cách ngăn ngừa nám da hiệu quả tại nhà giúp da trắng sáng tự nhiên

    Sức khoẻ đời sống

    9 cách ngăn ngừa nám da hiệu quả tại nhà giúp da trắng sáng tự nhiên

    Bác sĩ Khương Thanh Văn

    3 tháng trước
Chat Zalo (8h00 - 21h30) widget

Chat Zalo(8h00 - 21h30)

widget

1900 1572(8h00 - 21h30)

Từ khóa » Có Nên Tẩy Nốt Ruồi ở Môi Trên Không