Có Nên Trồng Cây Hoa Dẻ Trong Nhà Không, Trồng Có Tốt Không?

Muốn trồng bất cứ cây gì trong nhà, bạn cũng cần xem xét và tính đến yếu tố phong thủy bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống, vận khí của gia chủ. Trồng cây hoa dẻ trong nhà: Nên hay không nên?

Đặc tính của cây hoa dẻ

Tên gọi khác: Hoa dẻ thơm, nồi côi, chập chại…

Tên khoa học: Desmos chinensis Lour.

Họ: Na (Annonaceae).

Cây Dẻ phân bố trên khắp Đông Nam Á, ngoài ra còn ở Ấn Độ, Trung Quốc,… Ở nước ta, cây phân bố tương đối rộng rãi ở nhiều tỉnh thuộc vùng trung du, núi thấp và đồng bằng từ miền Bắc đến miền Nam. Như các tỉnh: từ Hà Giang, Yên Bái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Thái, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa… tới Khánh Hòa, Kontum, Lâm Ðồng, Ðồng Nai….

Xem thêm: Có nên trồng cây hoa đại trước nhà không, trồng có tốt không?

Hoa dẻ đặc trưng bởi mùi hương nhẹ nhàng nhưng khó quên
Hoa dẻ đặc trưng bởi mùi hương nhẹ nhàng nhưng khó quên

Trước đây cây hoa dẻ thường mọc hoang ở các vùng đồi núi. Nhưng hiện nay, người ta đưa về trồng ở ven đường, công viên,… để làm cây công trình kiến trúc công cộng.

Cây hoa dẻ thuộc thân gỗ lớn, sống được lâu năm. Chúng có chiều cao khá ấn tượng, có những cây có thể cao tới 20m. Cây có bộ tán lá rộng nên chúng mới được đưa về trồng làm cây bóng mát. Cái điều thu hút mọi người là hoa của chúng. Hoa dẻ có màu vàng với 6 cánh dài, xoăn, hơi cong nhìn xa như quả đậu Hà Lan. Tuy hoa của chúng không được đẹp mắt nhưng bù lại chúng có mùi hương rất thơm, ai ngửi cũng phải thích.

Có nên trồng cây hoa dẻ trong nhà không?

Cây hoa dẻ thuộc loại cây gỗ lớn, lại ưa sáng, nhiều cành lá, do vậy không thực sự phù hợp để trồng trong nhà, cụ thể là không nên trồng cây hoa dẻ trong phòng khách, phòng ngủ hay nhà bếp… Nếu trồng cây hoa dẻ trong nhà thì cây sẽ chậm phát triển và dễ chết, điều này không tốt về mặt phong thủy.

Có nên trồng cây hoa dẻ trước nhà không?

Cây hoa dẻ không phù hợp để trồng trong nhà nhưng nếu trồng trước nhà lại rất tốt. Trồng cây hoa dẻ trước nhà mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp về mặt sức khỏe, phong thủy, làm đẹp không gian:

Ý nghĩa phong thủy cây hoa dẻ

Cây hoa dẻ thơm được người xưa quan niệm rằng là biểu tượng cho sự chân thành của người phụ nữ và hạnh phúc của gia đình. Ở nhiều vùng hoa dẻ thường được đặt trên bàn tiệc trong ngày cưới với mong muốn mong cho cặp đôi hạnh phúc, khởi đầu cuộc sống vui vẻ. Với ý nghĩa này, trồng cây hoa dẻ trong nhà mang ý nghĩa may mắn, gia đình hòa thuận, yêu thương nhau.

Hoa dẻ là biểu tượng cho sự chân thành của người phụ nữ và hạnh phúc của gia đình
Hoa dẻ là biểu tượng cho sự chân thành của người phụ nữ và hạnh phúc của gia đình

Ý nghĩa trang trí của cây hoa dẻ

Cây hoa dẻ vừa làm cảnh, vừa làm cây bóng mát, tô điểm cho không gian sống của gia đình. Cũng như nhiều cây xanh khác, cây hoa dẻ có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn. Hoa dẻ thơm mát cuốn hút và dễ chịu, giúp giảm stress mệt mỏi.

Ý nghĩa sức khỏe của cây hoa dẻ

Không chỉ có tác dụng trang trí, làm đẹp, ý nghĩa phong thủy tốt, cây hoa dẻ còn được biết đến là vị thuốc đông y, có khả năng hỗ trợ chữa nhiều bệnh.

  • Bạn có thể thu hái hoa dẻ khi mới nở, đem phơi nắng nhẹ hoặc sấy lửa nhỏ đảm bảo mùi thơm, tính bình, không độc, có tác dụng an thần, trấn tĩnh, chữa mất ngủ, ngủ không yên. Khi dùng lấy 8-16g hoa đã khô, cắt nhỏ hãm với nước sôi, uống làm 1 lần trước khi đi ngủ. Ngày uống 2-3 lần.
  • Thân, cành cây hoa dẻ chặt nhỏ, phơi khô, dùng riêng hoặc phối hợp với cây bòn bọt, nấu nước sắc để chữa bỏng và vết thương lở loét cũng rất tốt.
  • Rễ và lá hoa dẻ trị các bệnh đường tiêu hóa, trướng bụng, tiêu chảy, đau dạ dày. Rễ sắc nước uống để trị lỵ và chóng mặt.

Một số bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt từ cây hoa dẻ:

  • Trị bệnh phong tê thấp: Sử dụng rễ cây dẻ để làm vị thuốc chính, rễ rung rúc, rễ vỏ thân ngũ gia bì, rễ bướm bụng mỗi thứ 80g đem phơi khô và ngâm với khoảng 2 lít rượu trắng trong khoảng 1-2 tháng ngày uống 2 lần mỗi lần một chén nhỏ.
  • Chữa ngộ độc, mẩn ngứa và mụn nhọt: Sử dụng rễ hoa dẻ với kim ngân hoa mỗi vị 30g đem sắc với 40ml nước cô đặc còn 100ml rồi uống làm 2 lần một ngày sẽ có hiệu quả.
  • Trấn kinh, an thần, chữa mất ngủ: Lấy 16g hoa dẻ khô đem đi hãm chung với khoảng 200ml nước sôi nóng như hãm trà. Ngày uống 2 lần vào thời điểm trước khi đi ngủ.

Từ những phân tích trên, có thể thấy việc trồng cây hoa dẻ trước nhà là rất tốt. Các vị trí gia chủ nên trồng là: phía bên trái hoặc phải hiên nhà; ở vườn. Không nên trồng cây dẻ chắn trước cửa nhà vì sẽ ảnh hưởng đến luồng khí, vận khí đi vào nhà.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm:

  • Có nên trồng hoa râm bụt không
  • Có nên trồng hoa hồng tú cầu trong nhà không

Hướng dẫn cách trồng cây hoa dẻ trước nhà

Cách trồng cây hoa dẻ trước nhà tương đối dễ dàng:

Thời vụ trồng: Cây thường được trồng vào đầu tháng 11 và đầu tháng 2-3 năm sau. Không nên trồng vào mùa đông lạnh, cây sẽ khó phát triển.

Vị trí trồng: Cây hoa dẻ là cây ưa sáng nên cần trồng cây ở những nơi thông thoáng, có nhiều ánh nắng mặt trời chiếu vào.

Giống cây trồng: Bạn có thể mua cây giống ở các cửa hàng cây cảnh. Chú ý nên chọn cây to mập, khỏe, lá xanh tốt để về trồng.

Đất trồng: Cây không kén đất, cây thích nghi khá tốt với nhiều môi trường đất khác nhau từ đất mùn, đất giàu dinh dưỡng cho tới đất khô cằn. Nhưng để đảm bảo cây luôn sống tốt thì loại đất thích hợp trồng cây nhất là đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp và thoát nước tốt, độ pH khoảng 6 là được.

Hố trồng: Kích thước hố trồng vào khoảng 80x80x80cm. Sau khi có hố trồng cần đổ phân bón lót vào hố. Phân bón lót cho cây gồm có phân chuồng ủ hoai mục, phân lân, vôi và đất trồng.

Trồng cây hoa dẻ: Đặt thẳng cây xuống hố, vun đất và tưới nước luôn cho cây. Dùng 3 cọc tre cắm xuống giúp cây cố định không bị nghiêng ngả khi có gió lớn. Trong 1 – 2 tuần đầu chú ý đều đặn tưới nước cho cây 2 lần/ngày để rễ mọc nhanh và cây sinh trưởng tốt.

Tưới nước cho cây: Tuy cây dẻ có thể chịu được khô hạn khá tốt nhưng cũng cần được bổ sung nước thật đầy đủ để cây sinh trưởng và phát triển. Cây nếu trồng vào thời tiết nắng hạn cần phải tưới nước hàng ngày cho cây. Sau khi cây đến giai đoạn ra quả cần căn cứ vào tập tính sinh hoạt của cây mà có chế độ tưới nước thật hiệu quả.

Bón phân cho cây hoa dẻ: Nên lựa chọn bón phân chuồng hoai mục kết hợp với phân NPK cho cây. Bón định kỳ cho cây cứ 2 – 3 tháng/lần phân NPK, liều lượng theo nhà sản xuất khuyến cáo; 4 – 5 tháng bón phân hữu cơ/lần, 2 – 3 kg/gốc.

Cắt tỉa cành cây: Để tránh hiện tượng cây phát triển quá rậm khiến cành lá không hấp thụ được ánh sáng và hiện tượng ra quả cách năm thì cần phải cắt tỉa định kỳ cho cây. Mục đích để khống chế sự phân bố các cành chủ yếu và tạo hình dạng cho cây được thông thông thoáng hơn.

Cần chú ý gì khi trồng cây hoa dẻ trước nhà?

Vị trí trồng cây: Không nên trồng cây hoa dẻ trước cửa ra vào, thay vào đó bạn nên trồng ở vị trí trước nhà, nhưng chếch sang trái hoặc phải so với cửa ra vào. Lý do bởi cửa nhà là nơi đón nhận các nguồn năng lượng, luồng khí tốt, nếu trồng cây hoa dẻ trước cửa sẽ khiến nguồn năng lượng này bị chặn và ứ đọng lại sẽ không tốt cho gia chủ.

Cần thường xuyên cắt tỉa cây: Để cây hoa dẻ um tùm vừa xấu về mặt thẩm mỹ, lại là nơi nhiều muỗi vây quanh, hơn nữa nó cũng sẽ khiến không gian trở nên bí bách, chật chội, cản trở những luồng khí tốt đi vào nhà.

Tránh để cây hoa dẻ bị chết: Cây trồng trước cửa nhà, cổng nhà không được để bị chết, khô héo vì theo phong thủy, điều này sẽ khiến gia chủ phải chịu nhiều buồn đau hoặc sống cô đơn. Bạn nên thường xuyên chăm sóc cây để cây xanh tốt, nếu cây chết thì nên lập tức thay thế bằng cây khác.

Nhìn chung việc trồng cây hoa dẻ rất dễ dàng, cây cũng ít sâu bệnh nên không quá tốn công chăm sóc. Bởi vậy nếu gia đình có diện tích thì có thể suy nghĩ đến việc trồng cây hoa dẻ trước nhà để mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời về sức khỏe và phong thủy.

5/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Cách Trồng Cây Hoa Giẻ