Có Nên Uống Sữa Ong Chúa Thường Xuyên? Những Ai ...
Có thể bạn quan tâm
Nếu chỉ nghe qua tên, chúng ta thường nghĩ ngay rằng sữa ong chúa đương nhiên có nguồn gốc từ con ong. Nhưng đó chỉ là tên được gọi theo cách thông thường, nó chưa thể hiện được hết nguồn gốc của chất lỏng giàu chất dinh dưỡng này. Thực chất, sữa ong chúa chỉ là thức ăn do ong thợ tiết ra để nuôi ong chúa, chính cái tên khiến mọi người hay nhầm tưởng rằng sữa ong chúa do ong chúa tiết ra.
Sữa ong chúa là sự kết hợp giữa mật ong, phấn ong và enzyme của ong thợ, tạo nên một dưỡng chất đặc biệt, có màu trắng ngà, đặc như bơ, và sẽ được tiết ra từ hàm của ong thợ để nuôi ong chúa và ấu trùng tuổi nhỏ.
Công dụng của sữa ong chúa
Thành phần cấu tạo nên sữa ong chúa bao gồm nước, carbs, protein và chất béo. Tuy nhiên, thành phần hóa học đầy đủ của sữa ong chúa vẫn chưa được biết rõ, những tác dụng có lợi của nó đối với sức khỏe được cho là xuất phát từ các protein và axit béo đặc biệt của sữa ong chúa.
Sữa ong chúa chứa chín glycoprotein đặc biệt được gọi chung là protein sữa ong chúa (MRJP) và hai axit béo là axit trans-10-Hydroxy-2-decenoic và axit 10-Hydroxydecanoic. Ngoài ra, sữa ong chúa cũng chứa một số vitamin B và khoáng chất vi lượng. Một số vitamin thường có trong sữa ong chúa bao gồm:
- Thiamine (B1)
- Riboflavin (B2)
- Axit pantothenic (B5)
- Pyridoxin (B6)
- Niacin (B3)
- Axit folic (B9)
- Inositol (B8)
- Biotin (B7)
Những chất dinh dưỡng có trong sữa ong chúa có thể cung cấp một số lợi ích sức khỏe rất tiềm năng. Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của nó. Tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn về những tác dụng này.
- Có thể cung cấp tác dụng chống oxy hóa và chống viêm
- Có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách tác động đến mức cholesterol
- Có thể hỗ trợ chữa lành vết thương và phục hồi da
- Protein đặc biệt trong sữa ong chúa có thể làm giảm huyết áp
- Điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách giảm stress oxy hóa và viêm
- Đặc tính chống oxy hóa có thể hỗ trợ chức năng não khỏe mạnh
- Có thể làm tăng tiết nước mắt và điều trị khô mắt mãn tính
- Có thể cung cấp tác dụng chống lão hóa
- Có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh
- Giảm tác dụng phụ của điều trị ung thư
- Có thể điều trị một số triệu chứng mãn kinh
Một số câu hỏi về sữa ong chúa thường gặp
Có nên uống sữa ong chúa thường xuyên?
Các chuyên gia về dinh dưỡng cho biết có thể sử dụng sữa ong chúa thường xuyên với liều lượng thích hợp để mang lại sức khỏe và làm đẹp tốt nhất. Đối với người trưởng thành được khuyến khích sử dụng sữa ong chúa 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 1/2 thìa cafe và trẻ em nên sử dụng với liều lượng 1/8 thìa cafe đối với những trẻ trên 2 tuổi.
Bạn có thể sử dụng sữa ong chúa thường xuyên vì trong sữa ong chúa có tới 13% hàm lượng axit béo, protein, axit hydroxy là những chất rất cần thiết cho hệ miễn dịch. Trong đó chất 10-HAD có khả năng kháng khuẩn, chống ung thư và chăm sóc da. Ngoài ra, trong sữa ong chúa còn chứa chất phospholipid có lợi đối với sự di chuyển cũng như hoạt động của não. Chất globulin có trong sữa ong chúa giúp thúc đẩy hệ miễn dịch và cung cấp hàm lượng insulin dồi dào.
Uống sữa ong chúa nhiều có hại không?
Theo các chuyên gia, bên cạnh những tác dụng và lợi ích tuyệt vời mà sữa ong chúa mang lại thì việc lạm dụng quá mức loại sản phẩm này lại dễ gây ra những hậu quả cho người sử dụng như dị ứng, mẩn ngứa hoặc thậm chí viêm loét dạ dày.
Những người không nên uống sữa ong chúa
Mặc dù sữa ong chúa rất tốt nhưng cơ địa của mỗi người cũng rất khác nhau, nên việc sử dụng sữa ong chúa cần tuỳ theo thể trạng sức khoẻ của mỗi người. Dưới đây là những người không nên uống sữa ong chúa:
Trẻ em chưa đủ 13 tuổi có thể trạng bình thường
Các thành phần của sữa ong chúa có chứa hàm lượng hormone khá lớn, nó giúp cải thiện vấn đề sinh lý cho cả nam giới lẫn nữ giới và kích thích ham muốn. Do đó khi con em đang ở dưới ngưỡng tuổi bắt đầu dậy thì, việc sử dụng sữa ong chúa sẽ khiến trẻ dậy thì sớm, từ đó làm ảnh hưởng tới cuộc sống và sự phát triển của trẻ.
Những người có thể chất nhạy cảm
Bên trong thành phần của sữa ong chúa có chứa các chất tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày của người sử dụng nên những ai có thể chất nhạy cảm sẽ phát sinh những phản ứng phụ không mong muốn, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Người dị ứng với phấn hoa, người mắc bệnh hen suyễn
Sữa ong chúa được hấp thụ từ phấn hoa về để nuôi dưỡng ong chúa. Do đó, những người bị dị ứng phấn hoa không thể sử dụng sữa ong chúa. Vì trong thành phần sữa ong chúa cũng chứa một phần nọc độc có thể khiến những người bị dị ứng dễ phát bệnh hay đối với những người mắc bệnh hen suyễn có thể bị khó thở hơn.
Không dùng cho người bị huyết áp thấp
Người huyết áp thấp khi sử dụng sữa ong chúa sẽ làm cho huyết áp tụt đột ngột và trầm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người sử dụng.
Người đang bị đau bụng tiêu chảy
Sữa ong chúa sẽ khiến cho đường ruột bị kích thích dẫn đến rối loạn chức năng của đường ruột, khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu hơn và đi ngoài nhiều hơn.
Người bị ốm sốt hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm
Đối với những người đang sốt hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm cần phải giảm nhiệt độ trong cơ thể, việc sử dụng sữa ong chúa có sẽ làm tăng thời gian bị sốt, gây nên một số biến chứng không mong muốn.
Bà bầu
Do trong sữa ong chúa có chất kích thích, có tác dụng kích thích tử cung co hẹp lại. Điều này gây cản trở cho sự phát triển của thai nhi.
Người có đường huyết thấp
Sữa ong chúa chứa hàm lượng insulin cao giúp kiểm soát lượng đường tăng cao. Do vậy nó rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, những người đường huyết thấp hoặc hay bị hạ đường huyết, khi sử dụng sẽ có những phản ứng tiêu cực
Người đang dùng thuốc chống đông máu
Trung tâm y tế trường đại học Pittsburg cảnh báo, những người đang dùng thuốc chống đông máu (làm loãng máu) thì không nên sử dụng sữa ong chúa. Vì sữa ong chúa có thể gây chảy máu nội bộ.
Nguồn tham khảo: 12 Potential Health Benefits of Royal Jelly - Healthline. Xuất bản ngày 03/10/2018. |
Sống khỏe
Từ khóa » Sữa Ong Chúa Có độc Không
-
Ai Không Nên Sử Dụng Sữa Ong Chúa? - Bách Hóa XANH
-
Những Tác Hại Không Mong Muốn Của Sữa Ong Chúa
-
Sữa Ong Chúa Có Tác Dụng Gì? 13 Công Dụng Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe ...
-
Những Ai Nên Uống Sữa Ong Chúa? Ai Không Nên Uống?
-
Những Tác Dụng Phụ Của Sữa Ong Chúa Mà Bạn Cần Biết
-
Những Người Không Nên Uống Sữa Ong Chúa Lợi ít Mà Hại Nhiều
-
Tác Hại Của Sữa Ong Chúa Khi Dùng Không Đúng Cách
-
Tác Hại Khi Dùng Sữa Ong Chúa, Tuyệt Đối Đừng Chủ Quan
-
Những Tác Dụng Phụ Có Thể Gặp Khi Dùng Sữa Ong Chúa - Hànộimới
-
Tác Dụng & Cách Sử Dụng Sữa Ong Chúa đạt Hiệu Quả Cao | VinID
-
12 Lợi ích Sức Khỏe Tiềm Năng Của Sữa Ong Chúa | Vinmec
-
[GIẢI ĐÁP] Uống Sữa Ong Chúa Có Nóng Không? Có Nổi Mụn Không?
-
Người Già Có Nên Uống Sữa Ong Chúa? 8+ Lợi ích Nổi Bật - Nutricare
-
Sự Thật Về Sữa Ong Chúa: Do Ong Chúa Hay Con Người Can Thiệp Tạo ...