Có Nên Uống Thuốc Hạ Sốt Sau Khi Tiêm Phòng Vắc Xin? | Hapacol

Sản phẩm dành cho người lớn

Cảm - sổ mũi Giảm đau - hạ sốt

Sản phẩm dành cho trẻ em

Cảm – sổ mũi Giảm đau – hạ sốt Cẩm Nang | Có Nên Uống Thuốc Hạ Sốt Sau Khi Tiêm Vắc Xin? | Hapacol Có Nên Uống Thuốc Hạ Sốt Sau Khi Tiêm Vắc Xin? | Hapacol fb-share-icon Follow Me Tweet

Tiêm vắc xin hiện là cách hiệu quả nhất trong việc bảo vệ bản thân khỏi những ảnh hưởng nghiêm trọng của virus có thể xảy ra với cơ thể. Vậy sau khi tiêm xong có phản ứng gì không? Lúc đó chúng ta cần làm gì và có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm phòng không? Một số thông tin dưới đây sẽ hữu ích cho bạn.

Những tác dụng phụ của vắc xin

Tiêm vắc xin là hành động đưa kháng thể của virus vào cơ thể để kích hoạt hệ miễn dịch sản xuất kháng nguyên chống lại. Phản ứng chống virus của hệ miễn dịch được biểu hiện bằng các triệu chứng như đau nhức cánh tay, sốt, ớn lạnh, buồn nôn và mệt mỏi.

Những phản ứng trên chỉ kéo dài trong khoảng thời gian 1-2 ngày sau khi tiêm, vẫn nằm trong ngưỡng chịu được. Trong một số trường hợp, nếu hệ miễn dịch phản ứng mạnh bằng sốt cao, đau nhức ê ẩm kéo dài, người được tiêm có thể cần thuốc uống giảm đau.

Nếu các triệu chứng trên xảy ra mức độ nặng hơn (như đau đầu dữ dội kéo dài, hôn mê, co giật, khó thở, sốt cao liên tục…), cần phải được nhập viện ngay lập tức.

Có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm phòng vắc xin không?

Sốt và đau nhức là phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin

Xem thêm: Thuốc hạ sốt là gì, làm sao uống thuốc hạ sốt đúng cách

Có nên uống thuốc hạ sốt paracetamol sau khi tiêm phòng không?

Bạn vẫn có thể uống paracetamol để hạ sốt với liều lượng khuyến cáo sau khi tiêm xong. Tuy nhiên, việc xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ là điều hoàn toàn bình thường và là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang phản ứng chống lại COVID-19.

Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) lưu ý, sau khi tiêm vắc xin về cần thường xuyên đo thân nhiệt. Nếu sốt dưới 38,5 độ C thì bạn chỉ cần cởi bớt quần áo, dùng khăn ấm chườm trán, nách, bẹn và uống đủ nước. Không nên để cơ thể bị nhiễm lạnh. Đo lại thân nhiệt sau 30 phút.

Nếu có dấu hiệu sốt 38 độ rưỡi C trở lên, bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không giảm được cơn sốt hoặc bị sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế, bệnh viên gần nơi cư trú.

Theo ông Michael Mina, Phó giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, cho rằng để cơ thể đối phó với virus mà không cần uống thuốc giảm đau sẽ giúp cơ thể xây dựng “bộ nhớ miễn dịch”.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đưa ra khuyến cáo tương tự. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn không nên uống. Trong trường hợp cần thiết, sau khi tiêm vắc xin bạn có thể dùng paracetamol để điều trị đau hoặc hạ sốt.

Nên dùng Hapacol trong trường hợp cần hạ sốt

Nên dùng paracetamol trong trường hợp cần hạ sốt

Paracetamol là hoạt chất có tác dụng giảm đau và hạ sốt được bác sĩ khuyên dùng trong các trường hợp đau và sốt từ nhẹ đến vừa. Bạn có thể mua thuốc hạ sốt phổ biến trên thị trường hiện nay như Hapacol 650 chứa thành phần 650 mg paracetamol phát huy hiệu quả giúp giảm đau, hạ sốt, phù hợp và an toàn.

Khi sử dụng thuốc hạ sốt Hapacol cần lưu ý dùng đúng liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Liều dùng của thành phần Paracetamol trong giảm đau hạ sốt là 10-15mg/kg/lần, mỗi lần uống cách nhau 4-6 tiếng. Trong 1 viên Hapacol 650 chứa 650mg paracetamol, khoảng cách 2 lần uống phải trên 4 tiếng và không được uống quá 6 viên một ngày.

Những lưu ý sau khi tiêm

Sau khi tiêm vắc xin COVID-19 nên làm gì? Bạn cần nghỉ ngơi và đảm bảo cơ thể luôn đủ nước. Sau khi tiêm cần đặc biệt theo dõi diễn biến sức khỏe trong vòng 7 ngày đầu.

Ngoài ra, không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm. Nguyên nhân là rượu, bia có thể gây ức chế hệ miễn dịch, mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, khó nhận dạng phản ứng của vắc xin.

Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ vì sau tiêm cơ thể có thể bị sốt và dễ gây mất nước. Khi uống nước nên chia nhỏ lượng uống. Bên cạnh đó bạn có thể uống thêm nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A cho cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng cân bằng và đa dạng các nhóm thực phẩm khác nhau đảm bảo tăng cường hệ miễn dịch.

Nếu cảm thấy buồn nôn và chán ăn sau tiêm vắc xin, bạn nên ăn các loại thực phẩm chế biến mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh… và chia nhỏ các bữa ăn ra.

Xem thêm: Khi bị sốt có nên bôi dầu gió không?

Nguồn tham khảo:

https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/co-duoc-uong-thuoc-giam-dau-sau-tiem-vac-xin-covid-19-762079.html

  • Bình luận bằng Facebook
  • Bình luận

Vui lòng đăng nhập để dùng chức năng này

Các bài viết khác Cách làm giảm cơn đau nhức từ mông xuống bắp chân trái

TÌM HIỂU VỀ CHỨNG ĐAU NHỨC TỪ MÔNG XUỐNG BẮP CHÂN TRÁI

Đau nhức từ mông xuống bắp chân trái là tình trạng phổ biến ở nhiều người. Các cơn đau xuất hiện đột... Xem chi tiết >> Sốt cao co giật có ảnh hưởng gì đến trẻ?

Trẻ Em Sốt Cao Co Giật Có Ảnh Hưởng Gì Không? | Hapacol

Sốt là triệu chứng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, thường biến mất sau vài ngày điều trị. Nhưng nếu tình trạng... Xem chi tiết >> Sau khi tiêm vắc xin bạn có thể gặp một số phản ứng của cơ thể

TRƯỜNG HỢP NÀO CẦN UỐNG THUỐC HẠ SỐT GIẢM ĐAU SAU KHI TIÊM VẮC XIN COVID-19?

Phản ứng sau khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Bạn nên... Xem chi tiết >> Sốt siêu vi làm người bệnh mệt mỏi, kiệt sức

SỐT SIÊU VI Ở NGƯỜI LỚN: TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH CAN THIỆP TẠI NHÀ

Bối cảnh thời tiết nắng mưa thất thường là thời điểm những bệnh về đường hô hấp tăng mạnh. Ở người lớn,... Xem chi tiết >> Nên cho trẻ uống nước khi thấy trẻ bị ho nhiều

Bé ho nhiều về đêm: Nguyên nhân và cách trị ho hiệu quả

Khi tiết trời trở lạnh, bố mẹ hay thấy trẻ bị ho về đêm, trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt... Xem chi tiết >> Tập sai động tác thể dục dẫn đến chấn thương

CÁC THÓI QUEN TAI HẠI KHIẾN BẠN BỊ ĐAU NHỨC 1 BÊN VAI TRÁI

Đau nhức 1 bên vai trái có thể là kết quả của một chấn thương trong quá trình tập thể hình, nhưng... Xem chi tiết >> Sản phẩm liên quan Hapacol 250 - Thuốc hạ sốt, giảm đau cho trẻ

Hapacol 250

Thuốc bột sủi bọt.

Hộp 24 gói x 1,5 g.

Hapacol Cảm cúm giúp điều trị các triệu chứng đau do cảm cúm gây ra

Hapacol Cảm cúm

Viên nén.

Hộp 24 gói x 1,5 g.

Hapacol sủi - Thuốc giảm đau hạ sốt dạng sủi cho người lớn

Hapacol Sủi

Viên nén sủi bọt.

Hộp 4 vỉ x 4 viên.

Hapacol 650 mg là thuốc giảm đau – hạ sốt hữu hiệu

Hapacol 650

Viên nén.

Hộp 10 vỉ x 5 viên.

thuốc hapacol capsules

Hapacol Capsules

Viên nang cứng

Hộp 10 vỉ x 10 viên

Tin nổi bật

Đau nhức cơ bắp ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống thường ngày 10 cách giảm đau mỏi cơ bắp chân, bắp tay tại nhà hiệu quả những điều cần biết về bệnh sởi Nguyên nhân, cách chăm sóc, điều trị và phòng ngừa bệnh sởi Nguyên nhân gây đau đầu Đau đầu: Dấu hiệu thường gặp, nguyên nhân và cách điều trị Hiểu rõ về sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa Việc cần làm khi trẻ bị bệnh tay chân miệng Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Dấu hiệu, triệu chứng cụ thể

Từ khóa » Tiêm Vacxin Sốt Uống Thuốc Gì