Có Những Loại Cục đẩy Công Suất Nào Trên Thị Trường? - Dàn Karaoke

Trên thị trường có nhiều loại cục đẩy công suất khác nhau. Để thuận tiện cho việc lựa chọn cục công suất phù hợp với loa và bộ dàn âm thanh của quý vị. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem có những loại cục đẩy công suất nào trên thị trường hiện nay.

Phân loại cục đẩy công suất, ta có 3 loại chính : Cục đẩy 2 kênh, 3 kênh và 4 kênh. Ở đây chúng ta sẽ tiếp cận, tìm hiểu các loại cục đẩy công suất theo tính năng sử dụng, tức là số lượng kênh và công suất mỗi kênh.

Cục đẩy công suất 2 kênh:

has v2300

  • Chính là các dòng cục đẩy công suất được thiết kế dành cho 1 cặp (2 chiếc) loa, công suất của cục đẩy 2 kênh cũng đa dạng các mức khác nhau, nhưng thường là từ 200W đến 800W kênh. Bởi hầu hết các dòng loa karaoke đều có công suất trong khoảng 100 – 500W 1 chiếc, đòi hỏi mức công suất này là phù hợp.
  • Các dòng cục đẩy 2 kênh công suất vừa phải dành cho gia đình ta có thể sử dụng Crown Xli800, Xli1500, HAS V2300, V2500,… thích hợp phối ghép với các cặp loa như BMB 310SE, 450SE, JBL Ki510, JBL MK10, HAS FP110, HK108...
  • Khi phòng bạn tương đối rộng lớn, yêu thích âm thanh mạnh mẽ, sôi động, hãy dùng cục đẩy công suất như HAS V2800, 2800NX, Crown Xli2500,… phối ghép với các cặp loa chuyên nghiệp , 4 – Acoustic 110T, 112T, HAS FP112, FS112T,...

Cục đẩy công suất 3 kênh:

1500nx

  • Chính là sự kết hợp hoàn hảo, mang đến thật nhiều tiện ích cho khách hàng khi được thiết kế 3 kênh bao gồm 2 kênh đánh loa Full và 1 kênh chuyên đánh Sub. Chính điều này giúp bạn tiết kiệm chi phí, không gian, tránh dây rợ quá phức tạp mà hiệu quả âm thanh lại cao hơn rõ rệt.
  • Thay vì dùng 1 cục đẩy 4 kênh đánh 2 cặp loa và tận dụng 1 cục đẩy 2 kênh đánh loa sub hơi thì hiện nay, hướng đầu tư sử dụng 1 cục đẩy 2 kênh đánh 1 đôi loa, và 1 cục đẩy 3 kênh đánh 1 đôi còn lại và loa sub hơi đang được chuyên gia khuyên dùng và các chủ đầu tư lựa chọn nhiều hơn. Cách phối ghép chuyên nghiệp này mang lại hiệu quả cao hơn và cũng giúp tiết kiệm hơn cho chủ đầu tư.

Cục đẩy công suất 4 kênh:

V4800

  • Là dòng cục đẩy được thiết kế cho 2 cặp loa (4 chiếc), đáp ứng âm thanh đảm bảo dày dặn, mạnh mẽ cho không gian diện tích tương đối lớn từ trên 25M2.
  • Các Model điển hình như HAS VX4400, 4600NX, V4800,… đang được khách hàng, chủ đầu tư kinh doanh phòng hát tin tưởng lựa chọn rất nhiều, kết hợp với vang số HAS DX300, HAS DX600, HAS DX800... và các cặp loa chuyên nghiệp.
  • Các loại cục đẩy này mỗi kênh có công suất từ 600w trở lên. Nếu đấu nối ở chế độ Bridge cho công suất gấp đôi, có thể dùng để kéo loa sub kép bass 50cm công suất rất lớn như HAS V4800 mang đến âm thanh thật tuyệt vời.

Cách sử dụng cục đẩy công suất an toàn và hiệu quả :

  • Dây nguồn đủ lớn để đảm bảo truyền tải ổn định, các đầu kết nối chắc chắn.
  • Tiếp đất cho cục đẩy trước khi sử dụng, thận trọng trong các thao tác tránh điện giật.
  • Tắt nguồn trước khi kết nối với loa và các thiết bị khác, đảm bảo tất cả các thiết bị trong hệ thống được kết nối và lắp đặt đúng cách, giắc cắm chắc chắn trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và tránh ù nhiễu.
  • Tránh: nước, lửa, hay va đập, đè nén làm hư hỏng thiết bị, nên đặt thiết bị trên một mặt phẳng thoáng khí và giảm rung.
  • Vặn volume về 0 trước khi bật tắt thiết bị để tránh ồn, đồng thời bảo vệ loa.
  • Không nên vặn max volume mà nên để ở vị trí 80%-90%.

Cách đấu nối cục đẩy công suất và loa Karaoke:

Đấu bình thường 2 kênh dual chanel: Là cách đấu thông dụng thường dùng cho loa Full, thông qua cọc kết nối dây loa thông thường hoặc khóa loa chuyên nghiệp Neutric / Speakon.

Đấu Bridge mono: 2 cọc dương của trạm để kéo tải, với một cọc sẽ trở thành cọc âm. Cách đấu này giúp lợi cho tiếng trầm nên sẽ ưu tiên để kéo loa Sub hơi. Cách đấu loa Sub hơi cũng sử dụng dây tín hiệu âm thanh và khóa loa chuyên nghiệp.

Đấu nối parallel mono: 2 cọc dương đấu nối với nhau, bật công tắc đổi ngõ nhập sang parallel nếu sử dụng đường 70V để có thể kéo loa xa thì bật công tắc CH1 và CH2 sang chế dộ 70V.

Cách đấu nối cục đẩy công suất và amply Karaoke:

Bạn tìm đến đường lineout của, và đường input (linein) của cục đẩy công suất, kết nối với nhau thông qua dây AV, rồi đấu nối công suất ra loa như bình thường. Lúc này, amply trở thành thiết bị làm vang, và có thể thận dụng thêm phần công suất của amply để kéo cặp loa công suất phù hợp.

Cách đấu các cục đẩy công suất với nhau:

Vì nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng, việc dùng nhiều cục đẩy khác nhau đủ cho bộ dàn âm thanh cũng là điều cần thiết. Tương tự như cách đấu nối amply với cục đẩy, việc đấu nối 2 cục đẩy công suất với nhau cũng sẽ là đấu line, thông qua dây Canon Đực – Cái.

Hy vọng những chia sẻ của Hoàng Audio sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn có những nhận định rõ ràng, chi tiết hơn và lựa chọn cho mình dòng cục đẩy công suất ưng ý nhất. Mọi thắc mắc cần tư vấn thêm, quý vị vui lòng liên hệ đến Hoàng Audio để được giải đáp.

Từ khóa » Cục đẩy 1 Kênh Chuyên Sub