Có Những Loại Trụ Tiêu Nào? Ưu Và Nhược điểm Của Từng Loại Trụ

Các loại trụ trồng tiêu

Tóm tắt nội dung

  • Trụ tiêu là gì?
  • Các loại trụ trồng tiêu phổ biến
  • Phân loại trụ tiêu
  • Ưu và nhược điểm các loại trụ tiêu
  • 1 – Trụ tiêu bằng cọc gỗ
    • Ưu điểm của trụ tiêu bằng cọc gỗ
    • Nhược điểm của trụ tiêu bằng cọc gỗ
  • 2 – Trụ tiêu bằng cọc bê tông
    • Ưu điểm của trụ tiêu bằng cọc bê tông
    • Nhược điểm của trụ tiêu bê tông
  • 3 – Trụ tiêu xây bằng gạch
    • Ưu điểm của trụ tiêu bằng gạch
    • Nhược điểm của trụ tiêu bằng gạch
  • 4 – Trụ tiêu bằng cây sống (trụ sống)
    • Ưu điểm của trụ tiêu sống
    • Nhược điểm của trụ tiêu sống
  • 5 – Sử dụng trụ tạm, biện pháp tối ưu nhất

Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về các loại trụ tiêu, ưu và nhược điểm của mỗi loại trụ, từ đó lựa chọn được loại trụ phù hợp cho nhu cầu canh tác, cũng như khả năng đầu tư của mình, mời bà con cùng tham khảo và đóng góp ý kiến.

Các loại trụ trồng tiêu
Các loại trụ trồng tiêu

Trụ tiêu là gì?

Trụ tiêu là nơi để tiêu đeo bám, sinh trưởng và phát triển trong suốt vòng đời của cây, trong môi trường tự nhiên, khi mọc hoang dã, tiêu có thể bám lên bất cứ giá thể nào mà chúng tìm được, vách đá, bờ tường, các loại cây thân gỗ… Tuy nhiên trong môi trường canh tác tập trung, việc trồng tiêu cần được quy hoạch để thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch và nâng cao tối đa năng suất. Do đó người ta sử dụng trụ tiêu, trụ có thể làm bằng cọc bê tông, cọc gỗ, xây bằng gạch hoặc sử dụng cây sống (thường là cây lâm nghiệp lâu năm)…

Các loại trụ trồng tiêu phổ biến

  • Trụ tiêu bằng cọc gỗ
  • Trụ tiêu bằng cọc bê tông
  • Trụ tiêu xây bằng gạch
  • Trụ tiêu sử dụng cây sống

Phân loại trụ tiêu

Dựa trên nguyên liệu sử dụng làm trụ tiêu, chúng ta có thể chia trụ tiêu ra thành 2 loại: Trụ sống và trụ chết

  • Trụ sống: Thường sử dụng các loại cây lâm nghiệp lâu năm, có dáng thẳng đứng, bộ rễ vững chắc, vỏ có độ nhám để tiêu dễ dàng đeo bám. Tiêu và cây trụ sống sẽ cùng sinh trưởng trong suốt vòng đời của mình. Trụ sống thường được trồng trước 1-2 năm sau đó trồng tiêu, hoặc cũng có thể trồng đồng thời đối với những loại cây có thể chiết thân hoặc cắt cành (cây gòn, cây muồng đen)
  • Trụ chết: Là các loại trụ sử dụng vẫn liệu thô, không có năng sinh trưởng. ví dụ: cọc gỗ, cọc bê tông, trụ gạch…

Ưu và nhược điểm các loại trụ tiêu

1 – Trụ tiêu bằng cọc gỗ

Thường là phần thân gỗ của loại cây lâm nghiệp, có khả năng chống chịu được mối mọt, phong hóa của thời tiết, độ bền tối thiểu 10 đến 15 năm. Chiều cao từ 3-5 met, đường kính 15-20cm. Các loại gỗ thường được dùng làm trụ trồng tiêu là gỗ xoan, tràm, táu…

Ưu điểm của trụ tiêu bằng cọc gỗ

  • Thời gian triển khai nhanh, có thể trồng tiêu ngay sau khi chôn cọc
  • Khi sinh trưởng tiêu không bị cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng
  • Mật độ trồng cao, có thể tăng được sản lượng trên cùng một diện tích
  • Không tốn nhân công rong tỉa cành, cắt tỉa trụ hàng năm
  • Bề mặt gỗ giữ ẩm tốt, tạo điều kiện cho tiêu sinh trưởng ổn định

Nhược điểm của trụ tiêu bằng cọc gỗ

  • Chi phí đầu tư cao, tốn kém
  • Độ bền giảm dần theo thời gian, nếu không có các biện pháp xử lý mối mọt, trụ sẽ nhanh mục
  • Khi trụ gãy đổ, việc thay thế trụ rất khó khăn
  • Góp phần vào nạn phá rừng tràn lan
  • Tiềm ẩn nguy cơ sâu bệnh

2 – Trụ tiêu bằng cọc bê tông

Sử dụng cọc bê tông đúc, bên trong có gia cố cốt thép, chiều cao từ 4-6m, phần chân cọc chôn sâu 0,5m – 0,8m. Thân trụ có hình dáng vuông, tròn, lục giác hoặc bát giác. Đường kính 15-20cm. Có thể sử dụng công nghệ đúc bê tông nhẹ để giảm trọng lượng, thuận tiện cho việc di chuyển, trồng cọc…

Ưu điểm của trụ tiêu bằng cọc bê tông

  • Tương tự như trụ tiêu bằng cọc gỗ nhưng vật liệu sẵn có, dễ tìm hơn
  • Có tuổi thọ cao, gần như vĩnh viễn
  • Giúp hạn chế được nạn phá rừng lấy gỗ làm trụ tiêu
  • Trụ thẳng tuyệt đối, giúp việc quy hoạch chăm sóc được thuận tiện hơn

Nhược điểm của trụ tiêu bê tông

  • Chi phí đầu tư rất cao
  • Trụ có trọng lượng rất nặng, khó khăn trong việc vận chuyển, trồng trụ
  • Phía trên không có tán che nên thời gian đầu mới trồng tiêu cần che nắng bằng lưới nếu trồng theo kiểu tập trung
  • Phần thân trụ không thấm nước, nên mùa nắng tích tụ nhiệt làm cho tiêu sinh trưởng không tốt

3 – Trụ tiêu xây bằng gạch

Có thể sử dụng gạch ống 20cm hoặc gạch đúc (gạch táp-lô) tùy theo khả năng đầu tư, thiết kế trụ theo kiểu thẳng đứng từ gốc đến ngọn hoặc kiểu trụ tròn thuôn nhỏ về phần đỉnh trụ. Khi xây xong để gạch thô, không cần tô. Loại trụ này thường thích hợp với các giống tiêu có độ sinh trưởng mạnh như tiêu vĩnh linh, tiêu trâu, tiêu srilanka…

Ưu điểm của trụ tiêu bằng gạch

  • Chi phí đầu tư thấp hơn trụ bê tông và trụ cọc gỗ
  • Có thể trồng tiêu ngay sau khi xây xong trụ
  • Bề mặt hút ẩm và mát giúp rễ tiêu đeo bám sinh trưởng tốt hơn
  • Độ bền cao, nếu không bị các va đập mạnh, thì gần như vĩnh viễn

Nhược điểm của trụ tiêu bằng gạch

  • Thời gian thiết kế triển khai lâu, do phải xây dựng trực tiếp trên diện tích canh tác
  • Chi phí đầu tư vẫn ở mức cao so với cây trụ sống
  • Gần như không thể tận dụng lại hoặc di chuyển trong quá trình sử dụng
  • Không có tán che tự nhiên nên phần nào ảnh hưởng đến sinh trưởng của tiêu

4 – Trụ tiêu bằng cây sống (trụ sống)

Sử dụng các loại cây lâm nghiệp lâu năm, tốc độ phát triển nhanh, thân phát triển thẳng, ít cành ngang. Có vỏ nhám, sần sùi, bộ rễ vững chắc. Độ phủ tán vừa phải. Khi trồng cây sống làm trụ, thường phải tiến hành trước 1-2 năm rồi mới trồng tiêu, đảm bảo đường kính thân phải đạt từ 5-10cm. Các loại cây thường dùng làm trụ sống: Cây muồng đen, cây núc nác, cây gòn, cây lồng mức, cây gáo vàng, cây sưa đỏ…

Ưu điểm của trụ tiêu sống

  • Có tán che mát giống như điều kiện sống tự nhiên của tiêu, giúp tiêu sinh trưởng khỏe mạnh và bền vững nhất
  • Chi phí đầu tư ban đầu cực kỳ thấp, giúp tiết kiệm chi phí
  • Có thể tăng thêm chiều cao phù hợp với điều kiện canh tác
  • Tuổi thọ lâu năm đáp ứng được vòng đời của tiêu
  • Vỏ cây thường giữ ẩm tốt, giúp tiêu phát triển khỏe mạnh hơn trong mùa khô hạn
  • Một số cây thuộc họ đậu, còn giúp cải thiện đất, tăng thêm dinh dưỡng
  • Hết chu kỳ trồng tiêu có thể khai thác gỗ phục vụ cho nhu cầu khác

Nhược điểm của trụ tiêu sống

  • Thời gian triển khai lâu, mất 1-2 năm mới có thể thả tiêu
  • Mật độ trồng không cao, số lượng trụ trên cùng một diện tích sẽ bị giảm
  • Cây sinh trưởng song song với tiêu, nên phần nào cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với tiêu
  • Hàng năm tốn thêm chi phí nhân công để rong tỉa cành

5 – Sử dụng trụ tạm, biện pháp tối ưu nhất

Từ những ưu và nhược điểm kể trên, có thể thấy việc trồng tiêu trên trụ sống là phù hợp nhất. Nhưng thời gian triển khai thường lâu. Do đó để hạn chế điều này, một số nơi bà con sử dụng trụ tạm trồng cạnh trụ sống, tiêu ban đầu sẽ bám lên trụ tạm, sau 1-2 năm khi tiến hành đôn tiêu hoặc hãm ngọn, sẽ chuyển qua trụ sống. Trụ tạm chỉ cần có độ bền từ 1-2 năm, dó đó có thể tận dụng cọc rào, gỗ tạp, gốc cà phê… Đây được xem là giải pháp dung hòa được giữa ưu và nhược điểm của các loại trụ

Cảm ơn bà con đã theo dõi bài viết, nếu có nhu cầu mua tiêu giống hoặc các loại cây lâm nghiệp giá trị cao, vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. Chúng tôi hiện cung cấp ra thị trường các giống tiêu năng suất nhất như giống tiêu vĩnh linh, giống tiêu trâu, giống tiêu srilanka, giống tiêu chùm thekken…

VƯỜM ƯƠM GIỐNG CÂY TRỒNG TIẾN ĐẠT Địa chỉ cửa hàng: 280 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk Địa chỉ vườn ươm: 304/57 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk Giấy phép kinh doanh: 40A8026362 Điện thoại tư vấn: 0944 333 855 (Vinaphone) – 0967 333 855 (Viettel) – Gặp Thu

88% Awesome

Đánh giá các loại trụ tiêu

  • Trụ tiêu sống
  • Trụ tiêu bằng gạch
  • Trụ tiêu cọc bê tông
  • Trụ tiêu bằng cọc gỗ
  • Sử dụng trụ tạm

Từ khóa » Trụ Gỗ Trồng Tiêu