Có Những Phương Pháp Xác Nhận Tiêm Chủng Nào Hiện Nay?

1. Có những phương pháp xác nhận tiêm chủng Covid nào?

Bộ Y tế đã và đang triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid trên cả nước, mỗi người dân bình thường đều đã được tiêm từ 1 - 3 mũi với nhiều loại vắc xin khác nhau. Kháng thể theo thời gian cũng bị suy giảm, do vậy sẽ cần tiêm nhắc lại để bổ sung kháng thể nên một người có thể tiêm đến 7 mũi vắc xin.

Việt Nam triển khai tiêm chủng Covid rộng rãi (ảnh: nguồn internet)

Việt Nam triển khai tiêm chủng Covid rộng rãi (ảnh: nguồn internet)

Khi cần khai báo y tế khi di chuyển đến - đi từ vùng dịch trở về hoặc xuất, nhập cảnh, người dân ngoài khai báo lịch trình di chuyển, lịch sử dịch tễ thì còn cần cả xác nhận tiêm chủng. Giữa nhiều cơ quan còn chưa thống nhất về phương pháp xác nhận tiêm chủng Covid, hiện nay gồm những phương pháp sau:

1.1. Sử dụng giấy xác nhận tiêm chủng

Sử dụng giấy xác nhận tiêm chủng là phương pháp đơn giản nhất và hầu hết các địa phương cũng như cơ quan kiểm tra sử dụng. Người dân sau khi tiêm các mũi vắc xin phòng Covid-19 sẽ được cấp giấy xác nhận tiêm chủng có dấu đỏ của cơ sở y tế thực hiện, trên giấy sẽ khi cụ thể thông tin về ngày tiêm và nơi thực hiện.

Hiện nay Bộ Y tế đã thống nhất mẫu giấy xác nhận giấy xác nhận tiêm vaccine phòng Covid-19 mới, theo đó người dân có thể dùng giấy để xác nhận tối đa 7 mũi tiêm vắc xin. Ngoài ra, giấy cũng phù hợp với người tiêm tất cả các loại vắc xin đang được lưu hành trong nước, phù hợp với lịch tiêm chủng của mỗi người.

Với thông tin đầy đủ về lịch tiêm liều cơ bản, liều bổ sung cũng như các mũi tiêm nhắc lại, tạo thuận tiện cho cả đơn vị y tế kiểm tra, thực hiện tiêm chủng cũng như người dân khi sử dụng.

1.2. Cập nhật thông tin tiêm chủng trên phần mềm

Bộ Y tế đã thống nhất việc sử dụng ứng dụng cài đặt trên điện thoại thông minh PC-Covid để cập nhật đầy đủ thông tin tiêm chủng cho người dân cũng như dễ dàng cho các cơ quan đơn vị cần kiểm tra. Theo đó, những người đã tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid được chứng nhận thẻ xanh, có thể sử dụng toàn quốc và khi di chuyển ra nước ngoài.

Ngoài cập nhật thông tin cho người dân Việt Nam đầy đủ về số mũi và thông tin tiêm chủng, ứng dụng PC-Covid còn xác nhận thông tin cho người nước ngoài hoặc tiêm chủng ở nước ngoài. Với sự phổ biến của điện thoại thông minh như hiện nay, việc xác nhận tiêm chủng Covid bằng phần mềm điện thoại đang ngày càng ứng dụng rộng rãi.

 Xác nhận thông tin tiêm chủng nhanh chóng trên phần mềm PC-Covid

Xác nhận thông tin tiêm chủng nhanh chóng trên phần mềm PC-Covid

Nếu chỉ tra cứu thông tin tiêm chủng phục vụ cho việc di chuyển hoặc chăm sóc sức khỏe trong nước, thông tin trên ứng dụng PC-Covid đã đủ sử dụng. Còn các trường hợp cần đi công tác, du lịch nước ngoài vẫn cần sử dụng giấy xác nhận tiêm phòng Covid.

2. Hướng dẫn đăng ký thẻ xanh xác nhận tiêm chủng Covid

Sau thời gian áp dụng, việc đăng ký và cập nhật thông tin tiêm chủng Covid trên ứng dụng PC-Covid có nhiều ưu điểm, tiện lợi cho việc tra cứu, kiểm tra. Bộ Y tế cũng khuyến khích việc sử dụng ứng dụng PC-Covid và thông tin thẻ xanh thay thế cho giấy xác nhận tiêm chủng nếu có thể.

Nếu chưa cài đặt sử dụng, hãy cài đặt ứng dụng trên điện thoại, đăng ký thẻ xanh xác nhận tiêm chủng để xuất trình bất cứ khi nào như sau:

2.1. Đăng ký thẻ xanh với người dân Việt Nam

Sau khi tiêm chủng, đơn vị y tế thực hiện sẽ cập nhật thông tin của người tiêm lên hệ thống dữ liệu chung bao gồm: Thông tin cá nhân (ngày sinh, số điện thoại, họ và tên), loại và thông tin vắc xin, ngày tiêm, địa điểm tiêm chủng. Khi đó, người dân có thể tra cứu thông tin tiêm chủng của mình như sau:

Bước 1: Truy cập đường dẫn đến cổng thông tin tiêm chủng trực tuyến tại địa chỉ website: tiemchungcovid19.gov.vn

Tìm đến mục Tra cứu -> Tra cứu chứng nhận tiêm.

Tra cứu thông tin tiêm chủng trên Cổng thông tin tiêm chủng Quốc gia

Tra cứu thông tin tiêm chủng trên Cổng thông tin tiêm chủng Quốc gia

Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin cá nhân để tra cứu thông tin tiêm chủng, sau đó nhấn vào mục “Tra cứu”. Các trường thông tin điền (*) là bắt buộc phải điền, bao gồm: Họ và tên, ngày sinh, Giới tính, Số điện thoại, nhấp và tra cứu.

Bước 3: Nhập OTP đã cung cấp từ số điện thoại, bấm xác nhận để hoàn tất đăng ký.

Nếu đã tiêm chủng đầy đủ và thông tin được cập nhật, người dân sẽ có đăng thẻ xanh và trình diện thông tin này trước các cơ quan y tế. Các trường hợp đã tiêm chủng nhưng chưa được cập nhật thông tin cần liên hệ với cơ sở y tế hoặc nộp thông tin bổ sung.

2.2. Đăng ký thẻ xanh với người tiêm chủng ở nước ngoài

Với người nước ngoài hoặc người dân Việt Nam nhưng tiêm vắc xin phòng Covid ở nước ngoài, bạn có thể gửi thông tin để được cấp thẻ xanh Covid như sau:

  • Trên cổng thông tin tiêm chủng trực tiếp, tìm đến mục Phản ánh thông tin để yêu cầu đăng ký thông tin chính thức.

  • Nhập họ tên, ngày sinh, giới tính, số điện thoại, số CMND hoặc hộ chiếu, địa chỉ, thông tin tiêm chủng, chụp và gửi Giấy xác nhận tiêm chủng.

  • Thông tin sẽ được gửi đến nhân viên hỗ trợ Cổng thông tin, sau đó sẽ được xác nhận để cấp thẻ xanh.

Người dân nên tải và cài đặt ứng dụng PC-Covid trên điện thoại, tiện lợi cho sử dụng cũng như cập nhật thông tin cần thiết. Khi trình diện thẻ xanh trên ứng dụng PC-Covid, người dân di chuyển trong nước sẽ không cần trình diện giấy xác nhận tiêm chủng.

Người dân di chuyển ra nước ngoài vẫn cần giấy xác nhận tiêm chủng (ảnh: nguồn internet)

Người dân di chuyển ra nước ngoài vẫn cần giấy xác nhận tiêm chủng (ảnh: nguồn internet)

Như vậy, ở nước ta hiện nay xác nhận tiêm chủng vắc xin Covid-19 được công nhận bằng 2 hình thức là giấy xác nhận và thẻ xanh trên ứng dụng PC-Covid hoặc cổng thông tin Tiêm chủng quốc gia. Tùy theo yêu cầu tại cơ quan y tế cần trình diện, bạn có thể trình diện bằng một trong hai cách trên, trong đó ứng dụng PC-Covid là đơn giản và đang được triển khai rộng rãi.

Nếu cần hỗ trợ thêm hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn.

Từ khóa » đã Tiêm 2 Mũi Nhưng Không Có Chứng Nhận