Có Phải đường Ray Tàu Hỏa Chỉ Có Một Khổ? - Công Trình
Có thể bạn quan tâm
“Chúng ta biết rằng, tàu hoả chạy trên hai đường ray bằng thép song song nhau. Vì khoảng cách giữa hai bánh xe đối diện nhau ở hai bên toa tàu là cố định, do đó khoảng cách thẳng góc – khoảng cách giữa hai thanh ray, hay chiều rộng đường tàu, cũng cố định không đổi, nó khớp với khoảng cách giữa hai bánh xe của tàu, chỉ những chỗ đường cong thì khoảng cách giữa hai đường ray có hơi nới rộng ra, để tránh cho tàu khỏi bị trật bánh.
Khổ ray tiêu chuẩn của đường sắt là 1435 mm, nguồn gốc của nó cũng là một câu chuyện lý thú đấy! Ngay từ hơn 2000 năm trước, nước La Mã cổ đại đem quân xâm chiếm nước Anh, vô số các chiến xa tràn qua các vùng rộng lớn của nước Anh, để lại trên đường vết bánh xe rất sâu. Lúc đó, vết bánh xe có khoảng cách giữa hai bánh chừng 1435 mm, khiến cho các xe ngựa bốn bánh của Anh rất dễ tụt xuống đó. Nước Anh vì muốn cho xe của mình cũng có thể đi theo vết lõm rất sâu đó một cách thuận lợi, nên quyết định khoảng cách giữa hai bánh của xe ngựa đều cải tạo theo một chiều rộng như nhau – 1435 mm. Kết quả, truyền thống đó được kéo dài đến sau này. Mãi đến năm 1825, đường sắt đầu tiên trên thế giới được xây dựng ở Anh, khoảng cách giữa hai thanh ray cũng quy định rõ ràng là 1435 mm.
Về sau, cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp, rất nhiều nước cũng đều xây dựng đường sắt, và đều bắt chước kích thước như nước Anh. Năm 1937, Hiệp hội đường sắt quốc tế quy định: Khoảng cách tiêu chuẩn giữa hai thanh ray là 1435 mm.
Vậy thì có phải mọi đường sắt trên thế giới điều theo tiêu chuẩn này không? Thực ra, do tính đặc thù của tình hình phát triển đường sắt của các nước và các thời kỳ, khá nhiều nước dùng loại đường sắt lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1435 mm, chẳng hạn chiều rộng đường sắt của Liên Xô trước đây là 1524 mm, của Tây Ban Nha còn rộng hơn 1667 mm, còn Nhật Bản thì đường sắt trước kia tương đối hẹp, chỉ bằng 1067 mm.
Phần lớn mạng lưới đường sắt Trung Quốc đều theo tiêu chuẩn quốc tế 1435 mm, nhưng có một vài nơi như ở biên giới Trung Quốc – Myanma, Trung Quốc – Việt Nam, trước kia đã từng xây dựng đường sắt hẹp dùng cho tàu hoả loại nhỏ ở địa phương, đó là tình hình cục bộ trong một thời kỳ lịch sử đặc biệt. Ngoài ra, một số đường sắt ở vùng rừng núi Đông Bắc, vì chuyên dùng để chở gỗ, sức kéo tương đối nhỏ, chiều rộng toa tàu hẹp, do đó đã dùng phổ biến loại đường sắt hẹp 762 mm.”
Chia sẻ Twitter Facebook LinkedInTừ khóa » đường Ray Tàu Hỏa Làm Bằng Gì
-
Đường Ray – Wikipedia Tiếng Việt
-
Để Làm Cầu Bắc Qua Sông, Làm đường Ray Tàu Hoả Người Ta Sử Dụng ...
-
Tại đường Ray Tàu Hỏa Lại Làm Bằng Thép? - Đọc Báo
-
Đường Ray Tàu Hỏa Làm Bằng Gì
-
Để Làm Cầu, đường Ray Tàu Hỏa, Chúng Ta Cần Sử Dụng Vật Liệu Nào?
-
Tìm Hiểu Về Quy Trình Tạo Ra đường Ray Xe Lửa - ĐỒNG TÂM STEEL
-
Để Làm Cầu Bắc Qua Sống, Làm đường Ray Tàu Hỏa Người Ta Sử Dụng ...
-
Tại Sao Tàu Hoả Phải Chạy Trên đường Ray Thép? - Công Trình
-
Vật Liệu Dùng để Làm đường Ray, Cầu? - Hoc24
-
Tại Sao đường Ray Tàu Hỏa được đặt Trên Các Thanh Tà Vẹt - Hàng Hiệu
-
Tiết Lộ Bí Mật Về Những Viên đá Nhỏ Trên đường Ray Tàu Hỏa - CAND
-
Quá Trình Tạo Ra đường Ray Xe Lửa Như Thế Nào? - Thanh Bình HTC
-
Để Làm Cầu, đường Ray Tàu Hỏa, Chúng Ta Thường Sử Dụng Vật Liệu ...
-
CÁC LOẠI ĐƯỜNG RAY - XÂY DỰNG CHÂU TUẤN