Cổ Phiếu BID Có đáng đầu Tư Không? Phân Tích Tiềm Năng ... - Finhay

Cổ phiếu BID là cổ phiếu nhận được nhiều sự tin tưởng của các nhà đầu tư nhờ nền tảng vững chắc, với vai trò là ngân hàng thương mại Nhà nước. Bài viết sau đây cung cấp thông tin tổng quan và tiềm năng tăng trưởng của cổ phiếu ngân hàng này.

Thông tin cơ bản về cổ phiếu BIDV

Tổng quan về ngân hàng BIDV

BIDV (Bank for Investment and Development of Vietnam) hay còn gọi Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Đây là một trong những ngân hàng Thương mại Nhà nước được thành lập sớm nhất và luôn giữ được vị trí, vai trò cũng như sự uy tín. Điều này thể hiện qua số liệu thực tế kết quả cuối năm 2020 với tổng giá trị tài sản là hơn 1,4 triệu tỷ VNĐ đồng.

tong-quan-co-phieu-bidv

BIDV cung cấp đầy đủ và đa dạng các dịch vụ với chất lượng cao thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng. Qua đó, BIDV cũng đã và đang góp phần duy trì, gia tăng sự ổn định của nền kinh tế quốc dân. 

Tháng 12/2012 ngân hàng BIDV phát hành cổ phiếu BID lần đầu ra công chúng tại sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Từ đó đến nay, BIDV không ngừng tăng trưởng thể hiện vị trí của ngân hàng đứng đầu ngành cũng như đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư.

Lĩnh vực hoạt động và kinh doanh chính của ngân hàng BIDV

Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng BIDV như sau:

  • Ngân hàng: BIDV thể hiện là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu trong ngành qua việc cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ hiện đại và tiện ích.
  • Bảo hiểm: BIDV cung cấp các sản phẩm liên quan đến bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ được thiết kế phù hợp tạo thành bộ sản phẩm trọn gói dành cho khách hàng của mình.
  • Chứng khoán: BIDV cung cấp đa dạng các dịch vụ liên quan đến chứng khoán như môi giới, đầu tư và tư vấn. Trong mảng này, công ty chứng khoán BIDV thể hiện khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.
  • Đầu tư tài chính: Ngoài ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, BIDV cũng góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư vào các dự án. Trong đó nổi bật nhất của BIDV là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê máy bay Việt Nam (VALC), Công ty cổ phần phát triển đường cao tốc BIDV (BEDC), hoạt động đầu tư vào sân bay Quốc tế Long Thành…

dau-tu-tai-chinh

Kết quả kinh doanh của ngân hàng BIDV trong quý 03/2021

Theo công bố từ BCTC quý 03/2021, ngân hàng BIDV có nhiều tín hiệu tăng trưởng tích cực trong bối cảnh dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp.

Mảng tín dụng của BIDV mang về khoản lãi 12.204 tỷ đồng trong riêng quý 3/2021, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng của mảng tín dụng ghi nhận lợi nhuận mức 35.964 tỷ đồng, tăng 42,5% so với cùng kỳ năm 2020. Hoạt động dịch vụ mang về cho BIDV khoản lợi nhuận là 1.594 tỷ đồng, tăng 16,6% so với quý 3 năm trước, lũy kế 9 tháng đạt mức 4.770 tỷ đồng, tăng trưởng 30,1%.

Mảng kinh doanh ngoại hối của BIDV ghi nhận lợi nhuận 457 tỷ đồng trong quý 3, tăng trưởng 4,4% so với cùng kỳ, nâng lợi nhuận lũy kế 9 tháng mảng này ở mức 1.242 tỷ đồng, giảm nhẹ 1%. Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh trong quý 3/2021 có dấu hiệu giảm bất ngờ khi lỗ hơn 2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước mảng này đạt mức lãi 58 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, mảng chứng khoán lãi 570 tỷ đồng, tăng trưởng 19%.

ket-qua-kinh-doanh-ngan-hang

Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư cũng tiếp tục có dấu hiệu đi xuống khi chỉ lãi 152 tỷ đồng, giảm tới 55,4% so với cùng kỳ. 9 tháng đầu năm, mảng này báo lỗ 342 tỷ đồng, so với mức lãi hơn 1.000 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2020. Lãi từ hoạt động khác trong quý 3 giảm giảm 20,7%, xuống còn 794 tỷ đồng, lợi nhuận 9 tháng ở mức 4.786 tỷ đồng, tăng 70,1% so với cùng kỳ.

Tổng thu nhập hoạt động trong quý 3 tháng của BIDV ở mức 15.247 tỷ đồng, tăng trưởng 23% so với cùng kỳ trong khi tổng chi phí hoạt động tăng 29% khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ còn tăng 20,3% so với cùng kỳ, đạt 10.176 tỷ đồng.

Phân tích cổ phiếu BID

Cổ phiếu BID thể hiện nhiều tiềm năng thông qua vị thế và năng lực phát triển của ngân hàng BIDV. Dưới đây là phân tích chi tiết về lịch sử giá cổ phiếu BID và định giá cổ phiếu BID 2022.

Lịch sử giá cổ phiếu BID

Cổ phiếu BID được phát hành lần đầu ra công chúng vào tháng 12/2012 với mệnh giá là 10.000 đồng/ cổ phiếu, giá khởi điểm là 18.500 đồng/ cổ phiếu. Sau gần 10 năm IPO, tính đến tháng 12/2022, cổ phiếu BID đạt mức 34.500 đồng/ cổ phiếu. Vốn hóa thị trường của BID đạt 140.771 tỷ đồng. 

Trong năm 2021, giá cổ phiếu BID giao động ở mức 30.000 – 40.000/ cổ phiếu với biên độ thay đổi giá cao nhất là 20%. Giai đoạn cuối năm 2021, giá cổ phiếu không có nhiều biến động, ổn định ở mức 34.000 – 36.000/ cổ phiếu. 

Định giá cổ phiếu BID năm 2022

Dựa vào kết quả kinh doanh 2021, có thể đưa ra một số giả định để định giá cổ phiếu BID như sau:

Thứ nhất, tăng trưởng cho vay khách hàng đạt 10%. 

Thứ hai, lợi suất sinh lời của tài sản sinh lãi đạt 6,8%.

Thứ ba, chi phí vốn giảm xuống 4,5%. 

Thứ tư,  tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,8% và tỷ lệ dự phòng rủi ro bao phủ nợ xấu tăng lên 101%. 

Thứ năm, tỷ lệ CIR (cost income ratio – chi phí trên thu nhập) giảm xuống 33,3%. 

Như vậy, trong năm 202 dự phóng lợi nhuận trước thuế của BIDV có khả năng giảm nhẹ, đạt mức 14.881 tỷ đồng (+64,9% YoY). Điều này tương đương với việc EPS (thu nhập trên mỗi cổ phiếu) đạt mức 2.588 đồng/cổ phiếu và BVPS (book value per share – giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu) đạt 22.746 đồng/cổ phiếu.

dinh-gia-co-phieu-bid

Với phương pháp định giá P/B, giá cổ phiếu BID dự kiến đạt mức 47.439/ cổ phiếu. Bên cạnh đó, nếu dùng phương pháp thu nhập thặng dư RI, mức giá dự kiến của cổ phiếu BIDV là 50.674. Như vậy, nếu kết hợp hai phương pháp định giá P/B và thu nhập thặng dư RI thì giá hợp lý là 49.057/ cổ phiếu.

Có thể thấy, ngân hàng BIDV còn nhiều dư địa và nguồn lực tốt để tiếp tục phát huy đà tăng trưởng trong thời gian tới. Do đó, với những tiềm năng trong dài hạn của ngân hàng BIDV, nhà đầu tư có thể cân nhắc về cổ phiếu ngân hàng BIDV với ước tính giá trị hợp lý là 49.057 đồng/cổ phiếu.

Xem thêm:

  • 10 Công thức định giá cổ phiếu phổ biến nhất hiện nay
  • Top 7 phần mềm định giá cổ phiếu tốt nhất 2021

Có nên mua cổ phiếu BID không?

Để nhận định cổ phiếu BID và đưa ra chiến lược đầu tư, chúng ta cần nhìn nhận về kế hoạch cũng như tiềm năng tăng trưởng sắp tới của ngân hàng này. Dưới đây là một số phân tích về cổ phiếu ngân hàng BIDV:

Thứ nhất, lợi nhuận của BIDV dự kiến tăng trưởng mạnh mẽ nhờ chất lượng tài sản ngày càng cải thiện

Hiện ngân hàng BIDV đã tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC (Vietnam Asset Management Company – công ty chuyên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng hoạt động ở Việt Nam). Đồng thời, ngân hàng cũng dự kiến hoàn thành trích lập, xử lý toàn bộ nợ xấu thuộc Đề án tái cơ cấu trong năm 2021. Do BIDV đã trích lập phần lớn nợ xấu tồn đọng thuộc đề án tái cơ cấu, áp lực trích lập dự phòng từ năm 2022 trở đi sẽ được giảm bớt đáng kể giúp lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ. Từ đó thúc đẩy tiềm năng tăng giá cổ phiếu BIDV.

Xem thêm:

Cổ phiếu ACB: Phân tích lịch sử, định giá và tiềm năng tăng trưởng

Thứ hai, kỳ vọng tăng trưởng tín dụng tích cực trong năm 2022

Điều này là có cơ sở khi Việt Nam đang chứng kiến tình hình dịch bệnh trong nước được kiểm soát tốt, trọng tâm phát triển dần chuyển dịch sang phân khúc bán lẻ. Năm 2021, BID đã nhận được hạn mức tăng trưởng tín dụng mới là 9,5%. 

Tốc độ tăng tín dụng ngân hàng kỳ vọng có thể được cải thiện đáng kể khi dịch bệnh ở Việt Nam được kiểm soát tốt cùng với việc nhu cầu tín dụng tăng và lực đẩy từ việc tăng vốn. Đồng thời ngân hàng BIDV cũng cơ cấu lại danh mục tập trung. Trong đó, ngân hàng sẽ tăng tỷ trọng phân phúc bán lẻ và doanh nghiệp SME (doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ) nhằm cải thiện mức lãi suất cho vay cũng như hạn chế rủi ro nợ xấu.

co-nen-mua-co-phieu-bid-khong

Thứ ba, kiểm soát tốt chi phí hoạt động ngân hàng

Tỷ lệ CIR (chi phí trên thu nhập) của BIDV ở mức thấp so với trung bình ngành, nhờ ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh cũng như sự hỗ trợ của nhà đầu tư chiến lược. 

Thứ tư, lộ trình tăng vốn giai đoạn 2022-2023

Năm 2022 BID dự kiến tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 12,2% và phát hành thêm cho cổ đông nước ngoài với tỷ lệ 8,5% trong 2022. Trong 2 năm tới ngân hàng nhà nước sẽ giảm tỷ lệ sở hữu xuống 65% và tỷ lệ sở hữu nước ngoài còn lại sẽ là 15%.  

Với kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu, BIDV đang trong quá trình xin ý kiến chấp thuận của chính phủ. Trong khi đó thì kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông nước ngoài, mức tỷ lệ 8,5% đang tiếp tục trong giai đoạn đàm phán. 

Lộ trình tăng vốn của BIDV dự kiến có thể lùi lại một năm so với kế hoạch ban đầu. Theo đó, ngân hàng nhà nước sẽ giảm tỷ lệ sở hữu xuống 65% vào cuối năm 2023. Như vậy, trong vòng hai năm tới, tỷ lệ cổ phần còn lại cho cổ đông ngoại còn hơn 15%, đây là mức tương đối hấp dẫn để thu hút các quỹ ngoại hoặc một đối tác đầu tư chiến lược tiềm năng khác trên thị trường.

Qua phân tích cổ phiếu BID ở trên có thể thấy BID là ngân hàng đầu ngành về quy mô và thị phần. Ngoài ra, ngân hàng BIDV cũng có những nguồn lực tốt và đang trong giai đoạn cuối cùng của quá trình tích cực tái cơ cấu nhằm làm lành mạnh chất lượng tài sản. Với tiềm năng trong dài hạn của BID, cổ phiếu ngân hàng BID còn nhiều tiềm năng để tăng trưởng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cổ phiếu BID cũng như định giá cổ phiếu BID. Với những thế mạnh của một ngân hàng thương mại nhà nước chúng ta có thể nhận định cổ phiếu BID còn nhiều tiềm năng để tăng trưởng cũng như đảm bảo mức độ an toàn nhất định cho nhà đầu tư.

Banner SP chứng khoán Finhay

Từ khóa » đánh Giá Cp Bid