Cổ Phiếu FLC: Nhà đầu Tư Có Sẵn Lòng Bỏ Tiền Mua... Lỗ?
Có thể bạn quan tâm
TCDN - Tập đoàn FLC vừa thông báo phát hành gần 300 triệu cổ phiếu. Mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Nếu so với giá cổ phiếu FLC ngày 11/10/2019 trên TTCK là 3.320 đồng/cổ phiếu thì nhà đầu tư lỗ ngay lập tức khoảng 65% giá trị đầu tư. Vậy nhà đầu tư có sẵn sàng bỏ tiền mua...lỗ?
Bổn cũ lặp lại
77 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (FLC) đã được chính thức giao dịch trên sàn HOSE từ ngày 06/8/2013. Sau khi lên HOSE, Tập đoàn FLC đã liên tục thực hiện tăng vốn điều lệ bằng các hình thức bán ưu đãi, phát hành riêng lẻ, cổ tức bằng cổ phiếu.
Đến nay, số lượng cổ phiếu FLC hiện đang niêm yết là 709 triệu cổ phiếu, gấp gần 10 lần sau 6 năm và FLC đang tiếp tục chào bán ưu đãi cho cổ đông hiện hữu thêm gần 300 triệu cổ phiếu. Nếu thực hiện thành công số lượng cổ phiếu của FLC sẽ tăng lên 01 tỷ cổ phiếu, tương đương mức tăng trưởng kép vốn điều lệ là 53%/năm.
Trong quá khứ, FLC đã nhiều lần thực hiện bán ưu đãi cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/CP và tại thời điểm cổ đông thực hiện quyền mua, giá cổ phiếu của FLC trên sàn thấp hơn nhiều so với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần.
Còn nhớ năm 2016, FLC thực hiện bán ưu đãi và kết quả cổ đông hiện hữu chỉ đăng ký mua 23,6 triệu cổ phiếu, chiếm 13% tổng khối lượng chào bán. Sau đó, FLC phải chào bán riêng lẻ 156 triệu cổ phiếu còn lại cho 8 nhà đầu tư cá nhân với giá 10.000 đồng/cp, cao hơn thị giá khoảng 40%.
Lần này FLC cũng chào bán ưu đãi 299.619.074 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian mua cổ phiếu từ 01/10/2019 đến 21/11/2019. Giá cổ phiếu FLC ngày 11/10/2019 là 3.320 đồng/cổ phiếu. Như vậy, trường hợp mua với giá 10.000 đồng/CP nhà đầu tư ngay lập tức lỗ khoảng 65% giá trị đầu tư. Vậy tại sao các nhà đầu tư lại mua cổ phiếu mới do FLC phát hành với giá gấp 3 lần thị giá?
Trường hợp 1: Cổ phiếu FLC đang bị thị trường định giá sai
Giá cổ phiếu thay đổi do nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất chính là sự kỳ vọng, niềm tin của các nhà đầu tư vào tương lai của công ty. Tại một số thời điểm nhất định, việc cổ phiếu giao dịch dưới “giá trị thực” là một chuyện bình thường trên thị trường chứng khoán.
Việc định giá sai của thị trường có thể có rất nhiều lý do như thiếu thông tin, thiếu khả năng phân tích đánh giá… Trường hợp giả thiết này là đúng, thị trường chứng khoán đã thực sự rất sai lầm khi định giá cổ phiếu FLC trong suốt một thời gian dài từ năm 2014 đến nay dẫn đến giá cổ phiếu FLC đã thường xuyên giao dịch ở dưới mệnh giá 10.000 đồng/CP.
Tại đại hội đồng cổ đông FLC năm 2016, Ông Trịnh Văn Quyết Chủ tịch FLC đã tuyên bố: Nếu 2016, cổ phiếu FLC vẫn dưới mệnh giá, thì tôi sẽ huy động mọi nguồn lực cá nhân, thậm chí cầm cố tài sản để mua lại cổ phiếu FLC. Bởi vì hơn ai hết, tôi biết rất rõ hoạt động kinh doanh của FLC, số nợ nằm ở đâu, tổng tài sản thực là bao nhiêu. Và sau đó giá cổ phiếu của FLC vẫn dưới mệnh giá và hiện nay xoay quanh mức 3.200 đồng/cổ phiếu. Trên một số diễn đàn từng cho rằng chủ tịch Quyết chưa thực hiện lời hứa.
Trường hợp 2: Thị trường không sai
Trên TTCK không thiếu các cổ phiếu được giao dịch với mức giá “trà đá”. Các doanh nghiệp này thường là các doanh nghiệp nhỏ, ít tiếng tăm, làm ăn bết bát, thua lỗ, không có tiềm năng trong tương lai… FLC không rơi vào các trường hợp này khi là doanh nghiệp phát triển bất động sản quy mô lớn, lợi nhuận sau thuế hàng trăm tỷ đồng.
Một vấn đề cần lưu ý, xem xét là trong quá trình tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp có tăng vốn ảo? Tăng vốn ảo là việc thực hiện tăng vốn trên sổ sách kế toán, nhưng thực chất doanh nghiệp không có tiền vốn tăng thêm.
Khoản tiền tăng vốn sau khi được doanh nghiệp thu về được có thể được sử dụng các mục đích khác nhau hoặc lại đi ra ngay khỏi doanh nghiệp thông qua các nghiệp vụ như ủy thác đầu tư cho các cá nhân hay tổ chức khác, đầu tư mua lại công ty con… Với những trường hợp doanh nghiệp tăng vốn ảo thì cổ phiếu được bán với giá nào cũng được vì thực tế giá vốn của các cổ phiếu này gần như là 0 đồng, thay vì là mệnh giá 10.000 đồng/cp.
Thực tế trên TTCK cũng không thiếu các trường hợp “bán giấy lấy tiền” như đã xảy ra ở MTM, KSA… Tuy nhiên, việc xác định doanh nghiệp có thực sự tăng vốn ảo hay không lại là vấn đề phức tạp, liên quan đến quy định pháp lý và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc ngăn chặn, điều tra, xác định và xử lý sai phạm.
Từ khóa » Flc Tăng Vốn ảo
-
Ông Trịnh Văn Quyết “thổi” Vốn FLC để Làm Gì? - Báo Người Lao động
-
FLC Và Những Con Số ảo Diệu Trên Báo Cáo Tài Chính - CafeLand.Vn
-
Faros Của Trịnh Văn Quyết Tăng Vốn điều Lệ “ảo”? - VCCI
-
“Khát” Vốn Cho Bất động Sản, Tập đoàn FLC Sẽ Phát Hành 300 Triệu ...
-
“Mê Hồn Trận” Của FLC: Từ Faros đến Dòng Tiền “ảo Diệu”
-
"Sự ổn định Của Thị Trường Còn đến Từ Việc Phát Triển Theo Chiều ...
-
FLC, ROS Và Tỷ Phú USD (K3): Vốn Thật Hay Chiêu Trò? - VPS
-
Cổ Phiếu Họ Nhà FLC Và Hành Trình 'bơm, Thổi' - Ngọn Cờ
-
Tăng Vốn, Cổ Tức Và Trái Phiếu Doanh Nghiệp 'nóng' Mùa đại Hội Cổ ...
-
ROS-sự Trơ Trẽn Của Phát Hành Và Làm Giá - Facebook
-
Ai Còn Giữ FLC Bơi Hết Vào đây để Xem Cổ đông đang ...
-
'Cá Mập' Làm Giá Chứng Khoán - Báo Thanh Niên
-
Faros “tử Huyệt” Của Trịnh Văn Quyết – ông Chủ Tập đoàn FLC