Cổ Phiếu GEX Bị Khối Ngoại Bán Mạnh, Vì Sao?

Cổ phiếu GEX bị khối ngoại bán mạnh, vì sao? HÀ PHƯƠNG 11/05/2022 05:15

Cổ phiếu GEX - Công ty Cổ phần Tập đoàn Gelex tiếp tục giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày ngày 10/5. Vì sao GEX lại bị bán mạnh như vậy?

>>TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: Trái phiếu doanh nghiệp – Siết sao để không “thít”?

Cổ phiếu GEX giảm gần 40% giá trị so với đầu năm do nhiều thông tin đồn đoán

Cổ phiếu GEX giảm gần 40% giá trị so với đầu năm do nhiều thông tin đồn đoán liên quan đến các đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ

Ngày 10/5 cổ phiếu này tiếp tục giảm mạnh về vùng giá 24.000 đồng/cổ phiếu, chưa kể có thời điểm cổ phiếu này giảm sàn về vùng giá 23.000 đồng/cp. Như vậy, kể từ mức đỉnh 49.000 đồng/cp vào đầu năm thì đến thời điểm này GEX mất đi gần 50% giá trị.

Chưa dừng lại đó, GEX còn liên tục bị khối ngoại bán ra. Mới đây, nhóm quỹ thuộc Dragon Capital quản lý vừa thông báo đã bán ra tổng cộng 1,7 triệu cổ phiếu GEX. Trong đó, Amersham Industries Limited bán 500.000 đơn vị, Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust bán 200.000 đơn vị và Venner Group Limited bán 1.000.000 đơn vị.

Ước tính tại mức giá cổ phiếu GEX đóng cửa phiên 29/4, nhóm quỹ ngoại có thể "bỏ túi" gần 50 tỷ đồng. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của cả nhóm Dragon Capital đã giảm từ 6,18% xuống 5,98% tương ứng gần 50,9 triệu cổ phiếu. Trong đó, quỹ tỷ USD Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) là cái tên nắm giữ nhiều nhất với 18,3 triệu cổ phiếu GEX (tỷ lệ 2,15%).

Vậy vì sao cổ phiếu này liên tục bị nội, ngoại bán ròng như vậy? Vậy tình hình kinh doanh của GEX ra sao? Báo cáo tài chính cho thấy, kết quả kinh doanh quý 1/2022, GEX ghi nhận doanh thu thuần đạt 8.645 tỷ đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí, công ty lãi ròng 694 tỷ đồng, cao gấp 2,4 lần cùng kỳ. Tăng trưởng chủ yếu của GEX đến từ việc sở hữu chi phối, các hoạt động M&A tại Tổng Công ty Viglacera VGC) từ quý 2/2021 chứ không phải từ ngành nghề kinh doanh chính. Năm 2022, Gelex dự kiến tìm kiếm các cơ hội M&A các dự án năng lượng tái tạo, đồng thời tìm kiếm cơ hội đầu tư các dự án năng lượng sạch như thuỷ điện, điện sinh khối…

Các quỹ thành viên thuộc Dragon Capital bán bớt GEX

Các quỹ thành viên thuộc Dragon Capital bán bớt GEX

Theo các chuyên gia, việc triển khai nhiều dự án trong năm 2021-2022 đã khiến cho lãi vay GEX tăng mạnh. Tính đến thời điểm này tổng nợ của GEX là 21 nghìn tỷ, trong đó nợ ngắn hạn 20.750 tỷ, nợ dài hạn 19.036 tỷ đồng. Nợ gần gấp đôi vốn chủ sở hữu, hiện vốn chủ sở hữu GEX đạt mức 21.735 tỷ đồng. Để có dòng tiền phục vụ hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp này tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động vay nợ hay huy động vốn qua các nguồn khác nhau.

Có thể kể đến như tháng 12/2021, GEX đã triển khai hai đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ để huy động tổng cộng 1.500 tỷ đồng. Đây là lượng trái phiếu có kỳ hạn ba năm, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, lãi suất cố định 8,5%/năm trong năm đầu sau đó điều chỉnh theo thị trường. Vào tháng 5/2021, doanh nghiệp này cũng đã phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ.

>>Cải thiện lòng tin cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Ông Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính ngân hàng khẳng định vừa qua Ủy ban Chứng khoán Nhà nước "sờ gáy" hàng loạt các doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ bởi thị trường này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do đó, việc siết chặt các quy định, xử lý nghiêm minh các doanh nghiệp vi phạm sẽ đưa hoạt động phát hành của trái phiếu đi vào nề nếp. Do những biến động này mà TTCK liên tục bị bán mạnh, nhất là nhóm cổ phiếu liên quan tới các doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ cho mục tiêu sản xuất kinh doanh mà dùng tiền huy động từ trái phiếu cho các mục đích như M&A, thâu tóm doanh nghiệp hoặc các mục đích khác... và GEX là một trong những ví dụ.

Ông Hiếu khẳng định Việt Nam rất mong muốn phát triển thị trường trái phiếu và trong thực tế thị trường này đã phát triển ngoài mong đợi của các cơ quan quản lý. Tuy nhiên về độ bền vững thì chưa có. Đặc biệt trong đó, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu 3 không (không tài sản đảm bảo, không xếp hạng tín nhiệm, không bảo lãnh thanh toán)... Doanh nghiệp phát hành ồ ạt không có đảm bảo, không công khai minh bạch trong hoạt động này.

Đây chính là nguyên dân dẫn đến nhiều cổ phiếu của các doanh nghiệp bị bán mạnh trong thời gian vừa qua vì cơ quan quản lý tiếp tục thanh kiểm tra siết chặt TTCK và làm lành mạnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

  • Hậu thâu tóm Viglacera, Gelex tăng mượn nợ trái phiếu

    Hậu thâu tóm Viglacera, Gelex tăng mượn nợ trái phiếu

    05:00, 17/05/2021

  • ĐHCĐ GELEX thông qua chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu

    ĐHCĐ GELEX thông qua chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu

    16:12, 29/12/2020

  • Gelex dự kiến phát hành 293 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ

    Gelex dự kiến phát hành 293 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ

    11:49, 18/12/2020

  • Gelex đạt Top Doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh tốt 3 năm liên tiếp

    Gelex đạt Top Doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh tốt 3 năm liên tiếp

    16:30, 12/12/2020

Từ khóa » Gẽ Cổ Phiếu