Cổ Phiếu Ngành Cảng Biển Liệu Có đứng Vững Trước Dịch COVID-19?
Có thể bạn quan tâm
Thống kê toàn ngành vẫn giữ được mức tăng trưởng dương dù tốc độ tăng trưởng có chậm lại so với các năm gần đây. Nhờ vậy, nhóm cổ phiếu ngành cảng biển cũng có diễn biến tích cực.
Khó khăn chỉ là ngắn hạn
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - SBS, sản lượng hàng hóa qua cảng có sự suy giảm về đà tăng trưởng so với các năm trước do nhu cầu chuyên chở các mặt hàng xuất khẩu đi châu Âu, châu Mỹ giảm mạnh; các mặt hàng chủ lực như may mặc, giày da được dự báo giảm hơn 50% đơn hàng. Thậm chí, một số chủ hàng nước ngoài còn hủy những đơn hàng đã ký hợp đồng trước đó và chưa có thông báo về kế hoạch ký lại.
Dù vậy, nhìn tổng quan ngành cảng biển vẫn được đánh giá là một trong những ngành chịu ảnh hưởng không quá nhiều bởi tình hình dịch bệnh.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, thống kê 8 tháng năm 2020, tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam ước đạt gần 485,3 triệu tấn; trong đó, lượng hàng container thông qua cảng đạt hơn 13,9 triệu Teus, tăng lần lượt 6% và 8% so với cùng kỳ năm 2019.
Riêng tháng 8/2020, khối lượng hàng hóa thông qua cảng ước đạt gần 57,3 triệu Teus, tăng 2%; trong đó, hàng container đạt hơn 1,7 triệu Teus, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.
Trước đó theo SBS, 7 tháng năm 2020, tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam đạt hơn 397,5 triệu tấn, lượng hàng container thông qua cảng đạt 11,8 triệu Teus, tăng 6% và 8% so với cùng kỳ 2019.
Đánh giá về những yếu tố có tác động tích cực tới ngành cảng biển SBS cho rằng, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, ngành cảng biển, logistics cũng sẽ được hưởng lợi trong dài hạn. Hiệp định EVFTA sẽ giúp xuất khẩu Việt Nam tăng thêm bình quân từ 4- 6%/năm trong vòng 10 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực.
Ngoài ra, trước bối cảnh dịch bệnh COVID-19, Bộ Giao thông Vận tải đã nắm bắt và giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hàng hải và lấy ý kiến Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2018/TT-BGTVT (Thông tư 54) về khung giá dịch vụ tại cảng biển.
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận Tải, ông Nguyễn Văn Công, tại Thông tư 54, giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam đã tăng nhưng vẫn có khoảng cách khá xa so với giá dịch vụ cảng biển trong khu vực.
Vì vậy, việc tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp là cần thiết; trong đó, mục tiêu đến năm 2025, giá xếp dỡ container xuất nhập khẩu tại cảng biển Việt Nam cần phải bằng từ 60 - 70% so với giá xếp dỡ trong khu vực.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Công nhận định, việc sửa đổi Thông tư số 54 là vấn đề nóng trong lĩnh vực cảng biển thời gian qua. Các nội dung sửa đổi đã được Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam lấy ý kiến các doanh nghiệp, hiệp hội và đơn vị chức năng chuyên ngành. Sau đó, sẽ hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, cố gắng trước 1/1/2021.
Thực tế, nhìn vào kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của các doanh nghiệp cảng biển đang niêm yết có thể thấy, đa số các doanh nghiệp không bị ảnh hưởng nhiều. Tổng thể ngành ghi nhận doanh thu giảm nhẹ 3%, trong khi lợi nhuận tăng nhẹ 2%.
Có thể kể đến các doanh nghiệp trong ngành như Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (mã chứng khoán: DVP) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với doanh thu thuần đạt hơn 237 tỷ đồng, giảm gần 18% nhưng lợi nhuận sau thuế đạt hơn 139,4 tỷ đồng, xấp xỉ năm trước.
Trong khi đó, Công ty cổ phần Đại lý giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng (mã chứng khoán: TCL) ghi nhận doanh thu đạt trên 512,1 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt hơn 42,1 tỷ đồng, lần lượt tăng 14% và giảm 5,5% so với 6 tháng đầu năm 2019.
Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng (mã chứng khoán: CDN) ghi nhận doanh thu đạt trên 439,6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 113 tỷ đồng, lần lượt tăng 17,5% và 26,6% so với 6 tháng đầu năm 2019.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cảng biển khác như: Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng (mã chứng khoán: PHP), Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn (mã chứng khoán: SGP), Công ty cổ phần Vận tải và xếp dỡ Hải An (mã chứng khoán: HAH), Công ty cổ phần Kho vận miền Nam (mã chứng khoán: STG), Công ty cổ phần Transimex (mã chứng khoán: TMS)... cũng đều ghi nhận kết quả kinh doanh tăng, hoặc chỉ giảm nhẹ so với cùng kỳ.
SBS dự báo hiệu quả kinh doanh của nhóm doanh nghiệp này sẽ suy giảm nhẹ trong 6 tháng cuối năm, đặc biệt tại các doanh nghiệp tại khu vực Miền Bắc do áp lực cạnh tranh gia tăng. Các doanh nghiệp sở hữu cảng nước sâu là nhóm có lợi thế và ít bị ảnh hưởng hơn.
Lợi thế lớn nhờ ít sử dụng vốn vay
Theo SBS, dịch COVD-19 hiện nay đang có diễn biến phức tạp. Nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng sẽ dẫn đến hiệu ứng khó khăn dây chuyền.
Từ khóa » Cảng Cái Mép Cổ Phiếu
-
CTCP Cảng Sài Gòn - Saigon Port - Công Ty Con, Liên Doanh, Liên Kết
-
TCIT : Công Ty TNHH Cảng Quốc Tế Tân Cảng - Cái Mép - CafeF
-
CMIT : Công Ty TNHH Cảng Quốc Tế Cái Mép - CafeF
-
“Bão Tan” Với Cổ Phiếu Cảng Biển | MBS
-
[PDF] SGP) Cảng Nước Sâu Nâng Tầm Doanh Nghiệp - BSC
-
Nhóm Cảng Biển Khu Vực Cái Mép - Thị Vải Sẽ Tiếp Tục Phất Lên Trong ...
-
Cảng Nước Sâu Gemalink Ghi Dấu Mốc 1 Triệu Teu Chỉ Sau Một Năm ...
-
Cổ Phiếu Cảng Biển Nào Sẽ “lên Ngôi”?
-
Cổ Phiếu Cảng Biển Hấp Dẫn Nhưng Phân Hóa
-
VIMC Dự Kiến Phát Hành 100 Triệu Cổ Phiếu để Nâng Vốn điều Lệ Lên ...
-
Xs Tt Hue Hom Nay
-
Cảng Cái Mép Xếp Thứ 11 Cảng Container Hoạt động Tốt Nhất Thế Giới
-
Cần Khẩn Trương Biến Khu Vực Cảng Cái Mép Hạ Trở Thành Trung Tâm ...
-
Trang Chủ - EPort - SNP - Tân Cảng Sài Gòn