Cổ Phiếu Ngành Thép Và Những điều Nhà đầu Tư Cần Biết!
Có thể bạn quan tâm
Cổ phiếu ngành thép hiện nay là một trong những nhóm cổ phiếu đang được phần lớn bộ phận nhà đầu tư quan tâm. Trong năm 2020 Việt Nam là một trong top những quốc gia đứng đầu trong việc sản xuất thép thế giới. Qua đó thể hiện tiềm lực của ngành này tại Việt Nam đang rất hứa hẹn. Hãy cùng Yuanta Việt Nam tìm hiểu kỹ càng hơn về nhóm ngành này qua bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm cổ phiếu ngành thép?
Cổ phiếu ngành thép đơn giản là tập hợp các mã cổ phiếu được phát hành bởi các công ty hoặc tập đoàn hoạt động ở ngành thép trên thị trường Việt Nam. Các cổ phiếu này được xác định dựa vào các thông tin trên giấy chứng nhận được ghi bằng bút toán hay những dữ liệu được doanh nghiệp công bố.
Nhóm cổ phiếu này chịu ảnh hưởng từ các biến động nhất định trong ngành, vì vậy có một số đặc điểm nổi bật ví dụ như năm 2021:
Thị giá giao động theo giá thép thế giới: vào cuối năm 2021, thị giá của các cổ phiếu thép trên thị trường Việt Nam bị sụt giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu do biến động trên thị trường thế giới khi giá thép giảm từ 6.000 Nhân dân tệ/ tấn xuống chỉ còn 4.3000 Nhân dân tệ/ tấn. Sau đó phiên giao dịch đầu tiên sau khi nghỉ tết giá cổ phiếu thép đã tăng trưởng trở lại, trung bình 19,6% so với giá trước tết do giá thép thế giới lúc này đã tăng 5% so với cùng thời kỳ.
Tính chu kỳ của thị giá cổ phiếu: do giá cổ phiếu phụ thuộc vào kết quả làm ăn của các doanh nghiệp trong ngành thép. Vì vậy thị giá cổ phiếu ngành này thường biến động theo chu kỳ. Trong đó, mỗi chu kỳ giá tăng hay giảm thường sẽ kéo dài trong khoản thời gian 2 năm. Trong khoản từ năm 2016-2018 mã cổ phiếu NKG đang trong chu kỳ tăng giá 400%, cổ phiếu HPG tăng hơn 384% và cổ phiếu HPG tăng 250%. Từ năm 2020 đến năm 2022 cũng là một cho kỳ tăng đối với một số cổ phiếu như HSG và NKG có thị giá cổ phiếu tăng hơn 694% và HPG tăng 271%.
Các mã cổ phiếu ngành thép được niêm yết trên sàn
Các mã cổ phiếu ngành thép trên sàn HSX
- DTL – Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc
- HMC – CTCP Kim khí Thành phố Hồ Chí Minh
- HPG – CTCP Tập đoàn Hòa Phát
- HSG – CTCP Tập đoàn Hoa Sen
- NKG – CTCP Thép Nam Kim
- POM – CTCP Thép Pomina
- SMC – CTCP Đầu tư Thương mại SMC
- TLH – CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên
- VCA – CTCP Thép VICASA – VNSTEEL
- VIS – CTCP Thép Việt Ý
Các mã cổ phiếu ngành thép trên sàn HNX
- KKC – CTCP Kim Khí KKC
- KMT – CTCP Kim khí Miền Trung
- SSM – CTCP Chế tạo kết cấu Thép Vneco.SSM
- VGS – CTCP Ống thép Việt Đức VG PIPE
Các mã cổ phiếu ngành thép trên sàn Upcom
- BVG – CTCP Group Bắc Việt
- DNS – CTCP Thép Đà Nẵng
- DNY – CTCP Thép DANA – Ý
- HLA – CTCP Hữu Liên Á Châu
- TDS – CTCP Thép Thủ Đức – VNSTEEL
- TIS – CTCP Gang thép Thái Nguyên
7 TNB – CTCP Thép Nhà Bè – VNSTEEL
- TNS – CTCP Thép tấm lá Thống Nhất
- TTS – CTCP Cán Thép Thái Trung
- TVN – Tổng Công ty Thép Việt Nam – Công ty cổ phần
- VDT – CTCP Lưới thép Bình Tây
- VES – CTCP Đầu tư và Xây dựng Điện Mêca Vneco
Liệu có nên đầu tư vào cổ phiếu ngành thép vào thời điểm này?
Trước đi vào thảo luận vấn đề này, các nhà đầu tư cần hiểu rõ rằng khi đã tham gia đầu tư không chỉ riêng ngành thép mà ngành nào cũng tồn tại một tỷ lệ rủi ro nhất định. Thời gian gần đây giá các cổ phiếu thuộc ngành thép đang có xu hướng tăng do lượng thép xuất khẩu và tiêu thụ trong nước đang chiếm lợi thế. Có khả năng cổ phiếu trong ngành này vẫn tiếp tục tăng cao do nhu cầu của thị trường vẫn đang trên đà tăng cao.
Tuy nhiên có rất nhiều giả thuyết và tình huống khác nhau có thể xảy ra trên thị trường vì đây là thị trường biến động liên tục và chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Đôi khi chỉ cần một thông tin tiêu cực về doanh nghiệp cũng sẽ làm ảnh hưởng lớn đến thị giá cổ phiếu.
Không chỉ ở thị trường Việt Nam mà giá cổ phiếu các nhóm ngành thép trên thế giới được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai và đem lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Tuỳ vào khẩu vị đầu tư của mỗi trader mà có cho mình kế hoạch đầu tư và ra quyết định có nên đầu tư vào cổ phiếu ngành thép hay không. Đặc biệt các nhà đầu tư cần lưu ý không nên “bỏ tất cả trứng vào một giỏ”, lượng vốn cần phân bổ ra nhiều danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro.
Các mã cổ phiếu ngành thép nổi bật trên thị trường hiện nay
Cổ phiếu mã HPG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
- Mã chứng khoán: HPG
- Sàn niêm yết: HSX
- KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên: 19,950,600
- KLCP đang niêm yết: 4,472,922,706
- KLCP đang lưu hành: 4,472,922,706
- Vốn hóa thị trường: 129,669.72 tỷ đồng
Là đơn vị đi tiên phong trong việc sản xuất thép cũng như xuất khẩu thép sang nước ngoài. Tập đoàn Hòa Phát có ưu thế rất lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi giá cổ phiếu tăng dần đều qua các năm.
Thành lập từ năm 1992, với tiềm lực tài chính ngày càng vững mạnh khiến Hòa Phát luôn nằm trong top 30 mã cổ phiếu tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây là mã cổ phiếu ngành thép được giao dịch với khối lượng nhiều nhất nên tính thanh khoản rất cao. Bên cạnh đó, việc kinh doanh lâu năm với nhiều kinh nghiệm trên thương trường giúp cho Hòa Phát ngày càng chiếm được lòng tin của nhà đầu tư.
Cổ phiếu HSG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen
- Mã chứng khoán: HSG
- Sàn niêm yết: HSX
- KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên: 7,361,100
- KLCP đang niêm yết: 493,481,896
- KLCP đang lưu hành: 493,481,896
- Vốn hóa thị trường: 7,945.06 tỷ đồng
Tiếp theo danh sách các mã cổ phiếu ngành thép nên đầu tư thì không thể bỏ qua cổ phiếu của Tập đoàn Hoa Sen Group. Tập đoàn Hoa Sen bắt đầu thành lập vào năm 2001, tuy không có tuổi đời lâu như Hòa Phát nhưng vì sự nhanh nhạy của đội ngũ ban lãnh đạo cùng kế hoạch phát triển kinh doanh chất lượng nên cổ phiếu HSG đã có kết quả tăng trưởng rất ấn tượng.
Tập đoàn Hoa Sen hiện sở hữu 11 nhà máy lớn, hiện đang là đơn vị sản xuất, kinh doanh tôn, thép số 1 Việt Nam và là nhà xuất khẩu tôn, thép hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Cổ phiếu NKG của Công ty cổ phần thép Nam Kim
- Mã chứng khoán: NKG
- Sàn niêm yết: HSX
- KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên: 8,252,200
- KLCP đang niêm yết: 219,398,568
- KLCP đang lưu hành: 263,277,806
- Vốn hóa thị trường: 4,686.34 tỷ đồng
Được thành lập vào năm 2002, Công ty cổ phần thép Nam Kim là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có dây chuyền mạ kim loại công nghệ NOF. Sau nhiều năm sản xuất kinh doanh, thì hiện nay thép Nam Kim luôn nằm trong top 3 doanh nghiệp ngành thép có doanh thu và lợi nhuận cao nhất cả nước.
Từ biểu đồ giá cho thấy từ năm 2019 đến nay, giá cổ phiếu của thép Nam Kinh tăng khá ổn định nên nhà đầu tư có thể cân nhắc đưa cổ phiếu NKG vào danh mục của mình.
Cổ phiếu SMC của công ty Cổ phần đầu tư thương mại SMC
- Mã chứng khoán: SMC
- Sàn niêm yết: HSX
- KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên: 95,000
- KLCP đang niêm yết: 60,994,691
- KLCP đang lưu hành: 60,922,941
- Vốn hóa thị trường: 1,102.71 tỷ đồng
Công ty Cổ phần đầu tư thương mại SMC tuy không được phát triển nhanh chóng với lợi nhuận cao được như Hoa Sen hay Hòa Phát nhưng cổ phiếu SMC được đánh giá là ổn định, thích hợp cho những ai muốn đầu tư lâu dài.
TVN – Tổng Công ty Thép Việt Nam – Công ty cổ phần
- Mã chứng khoán: TVN
- Sàn niêm yết: Upcom
- KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên: 322,200
- KLCP đang niêm yết: 678,000,000
- KLCP đang lưu hành: 678,000,000
- Vốn hóa thị trường: 5,559.60 tỷ đồng
Tổng Công ty Thép Việt Nam – CTCP tiền thân là Tổng Công ty Thép Việt Nam, chính thức trở thành công ty cổ phần vào năm 2011, đây là doanh nghiệp có rủi ro khá thấp do có vốn nhà nước trên 93%. Giá cổ phiếu của Tổng Công ty Thép Việt Nam cũng đang tăng dần đều, tuy không nhanh như các doanh nghiệp kinh doanh thép phía trên nhưng cũng tăng ổn định, thích hợp đầu tư lâu dài.
Cơ hội và thách thức của những mã chứng khoán ngành thép
Cơ hội
Trải qua một khoản thời gian downtrend của thị trường chứng khoán trong thời kỳ dịch bệnh vừa qua thì gần đây nhiều chuyên gia phân tích đã đưa ra một số nhận định về các mã cổ phiếu trong ngành thép. Cụ thể trong thời gian tới sẽ tăng trưởng mạnh với những cơ hội mở ra như sau:
- Sau khoản thời gian việc phát triển cơ sở hạ tầng bị hạn chế do dịch bệnh, thì hiện nay các hoạt động đầu tư thi công, công trình xây dựng đã hoạt động lại bình thường.
- Hoạt động xuất khẩu được đẩy mạnh do nhu cầu thép trên toàn thế giới dc tăng mạnh mẽ.
- Do các kế hoạch sản xuất bị hạn chế nguyên nhân nên các quặng sắt lớn đã ở mức thấp.
- Thị trường bất động sản hoạt động sôi nổi trở lại.
Qua các yếu tố trên có thể dự đoán được trong tương lai giá cổ phiếu ngành thép sẽ có sự chuyển mình, việc đầu tư vào nhóm cổ phiếu ngành này có khả năng cao sẽ đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Thách thức
Việc không đủ nguồn cung cùng với diễn biến kinh tế đi xuống do dịch bệnh dẫn đến việc các quặng sắt gặp khó khăn trong việc khai thác và sản xuất. Từ đó gây ra những ảnh hưởng lớn đến thị giá của cổ phiếu ngành thép hiện nay, đặc biệt là giá các cổ phiếu ngành này tại Việt Nam.
Tuy thị trường kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam có sự tăng trưởng nhưng hầu như là do ngành tôn mạ được tiêu thụ trong nước, ngành thép chưa có quá nhiều phát triển nổi bật.
Trước khi tham gia đầu tư các nhà đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng các khía cạnh yếu tố của nhóm ngành này và đa dạng hoá các danh mục đầu tư của mình để thu được lợi nhuận tối ưu.
Một số lưu ý để chọn mã chứng khoán ngành thép tiềm năng
Để đánh giá tiềm năng cổ phiếu ngành thép, nhà đầu tư cần lưu ý một số tiêu chí sau đây:
Lợi thế cạnh tranh: Trong một nhóm ngành thì các doanh nghiệp sẽ có sự cạnh tranh với nhau để thể hiện được thế mạnh của mình. Các nhà đầu tư cần lựa chọn những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ về sản xuất, dây chuyền công nghệ, hoạt động kinh doanh và thương hiệu doanh nghiệp.
Đợt chia cổ tức của doanh nghiệp: Thông qua các báo cáo tài chính hay các cuộc họp hội đồng cổ đông mà nhà đầu tư xem xét việc chia cổ tức của doanh nghiệp đều đặn hay không. Một doanh nghiệp chia cổ tức định kỳ một cách đều đặn thể hiện doanh nghiệp đó đang làm ăn tốt và có lợi nhuận.
Hệ thống lãnh đạo: Các thông tin về ban lãnh đạo của doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến thị giá cổ phiếu theo cả hai chiều tiêu và tích cực. Vì vậy các trader cần lưu ý và tìm hiểu kỹ đội ngũ lãnh đạo uy tín, có định hướng rõ ràng, có tư duy cùng với đời tư sạch sẽ khi quyết định đầu tư.
Các khoản nợ của doanh nghiệp: cần lưu ý tìm hiểu đầu tư vào các doanh nghiệp có khoản tài sản ngắn hạn lớn hơn khoản nợ của doanh nghiệp. Bởi vì nếu doanh nghiệp có khoản nợ lớn hơn tài sản ngắn hạn thì sẽ dễ dàng xảy ra các rủi ro kinh tế hoặc có nguy cơ phá sản cao hơn các doanh nghiệp khác.
Chỉ số P/E: để đảm bảo được mình mua được cổ phiếu với giá hợp lý, các nhà đầu tư nên chọn các doanh nghiệp có chỉ số P/E ở mức an toàn, từ đó đem lại lợi nhuận tối đa cho nhà đầu tư.
Trên đây, bài viết về các mã cổ phiếu ngành thép được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Viêt Nam. Chúc các nhà đầu tư thành công.
Miễn trừ trách nhiệm: Bài viết trên do các chuyên gia hợp tác với Yuanta Việt Nam tổng hợp và biên soạn, tuy nhiên chỉ mang tính tham khảo cũng như không đại diện hoàn toàn cho quan điểm của Công ty Chứng Khoán Yuanta Việt Nam. Quý nhà đầu tư cân nhắc trước khi sử dụng thông tin này để ra quyết định đầu tư cũng như luôn tham khảo nhiều thông tin theo thời gian thực từ nhiều nguồn đa dạng. Chúc quý khách đầu tư thành công!
Từ khóa » Tổng Hợp Mã Cổ Phiếu Ngành Thép
-
Các Mã Chứng Khoán Ngành Thép Tiềm Năng Nhất Năm 2022
-
Danh Sách Mã Cổ Phiếu Ngành Thép ít Rủi Ro Nên đầu Tư
-
Cổ Phiếu Ngành Thép
-
Tổng Quan Về Ngành | Dữ Liệu Index Ngành, Chỉ Số Tài Chính Ngành
-
Cổ Phiếu Thép Gồm Những Mã Nào? Có Nên đầu Tư Không? - Finhay
-
Cổ Phiếu Ngành Thép: +5 Mã Chứng Khoán Thép Triển Vọng 2022
-
Danh Sách Công Ty Niêm Yết - Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội HNX
-
TOP 5 Cổ Phiếu Ngành Thép Cho Lợi Nhuận Khủng Nhất Hiện Nay - Infina
-
Các Mã Cổ Phiếu Ngành Thép Tốt Trên Sàn Chứng Khoán 2022
-
Cổ Phiếu Thép - CafeF
-
Danh Sách Các Mã Cổ Phiếu Ngành Thép Tốt Nhất đã Niêm Yết 2022
-
TVN: Tổng Công Ty Thép Việt Nam - CTCP - VietstockFinance
-
Danh Sách Các Mã Cổ Phiếu Ngành Thép Tốt Nhất đã Niêm Yết Trên ...
-
Nóng Cổ Phiếu Thép - ABS