Cờ Phương Tiện Là Gì? Quy định Treo Cờ Hàng Hải Trên Tàu Biển?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Cờ phương tiện là gì?
  • 2 2. Quy định treo cờ hàng hải trên tàu biển:
    • 2.1 2.1. Treo cờ đối với tàu thuyền:
    • 2.2 2.2. Treo cờ đối với tàu thuyền và nghi lễ đón lãnh đạo cấp cao thăm tàu được thực hiện như sau:
  • 3 3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải:

1. Cờ phương tiện là gì?

Chúng ta thường hay nghe đến cờ quốc kỳ, cờ tôn giáo…nhưng ít ai nghe đến cờ phương tiện. Cơ phương tiện chỉ được sử dụng để treo trên các phương tiện tàu, thuyền khi lưu thông. Cờ phương tiện là cờ nước ngoài treo trên tàu, thuyền của quốc gia dùng làm phương tiện hợp pháp hóa tư cách của tàu thuyền khi tham gia giao thông quốc tế. Trong trường hợp treo cờ nước ngoài, quốc tịch của tàu thuyền không đồng nhất với quốc tịch của chủ tàu.

Trong ngành vận tải đường biển, đã không quá xa lạ với quy định treo cờ Quốc kỳ, tàu thuyền Việt Nam không chỉ tuân thủ theo quy định pháp luật Việt Nam, mà khi thực hiện hành trình vận chuyển, hoạt động trên biển phải đăng ký quốc tịch tàu thuyền của quốc gia đi qua hoặc vào hoạt động. Những tàu thuyền của nước nào đăng ký và treo cờ nước đó được gọi là tàu treo cờ bình thường. Trái lại, trường hợp tàu của nước này nhưng lại đăng ký tại nước khác và treo cờ nước đó thì được gọi là tàu treo cờ phương tiện.

Chính vì vậy, hiện nay nhiều tàu biển Việt Nam đã đăng ký quốc tịch của những quốc gia khác để giảm các khoản thu phí, lệ phí khi hoạt động vận chuyển hàng hóa trên biển. Và ngược lại tại Việt Nam, quy định cũng cho phép những tàu biển quốc gia khác có quyền đăng ký tàu tại nước mình nhằm mục đích là tạo điều kiện để mở rộng thị trường, phát triển kinh tế, đồng  thời để tạo công ăn việc làm cho người lao động nước ta, giảm chi phí khai thác tàu do yêu cầu về điều kiện sinh hoạt, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, tiền lương…

Cờ phương tiện được dịch sang tiếng Anh như sau: Vehicle flags

Quốc gia: Nation

Tàu: Ship

Biển: Sea

2. Quy định treo cờ hàng hải trên tàu biển:

2.1. Treo cờ đối với tàu thuyền:

  • Tàu biển Việt Nam phải treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Tàu thuyền khác khi hoạt động tại cảng biển Việt Nam phải treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Tàu thuyền mang cờ quốc tịch nước ngoài hoạt động tại cảng biển Việt Nam khi muốn treo cờ hoặc kéo còi trong các dịp nghi lễ của quốc gia tàu như Quốc khánh, ngày giải phóng dân tộc…thì cần đảm bảo theo nguyên tắc tại nước ta.

Như vậy, đối với những tàu biển thuộc Việt Nam thì bắt buộc phải treo cờ Quốc kỳ nước Việt Nam, đây được xem là nhiệm vụ thiêng liêng cao cả, vừa thể hiện chủ quyền quốc gia, vừa mang tính chất thông báo đến những tàu thuyền khác đang hoạt động tại vùng biển Việt Nam.

2.2. Treo cờ đối với tàu thuyền và nghi lễ đón lãnh đạo cấp cao thăm tàu được thực hiện như sau:

Một, việc treo cờ của tàu thuyền hoạt động tại cảng biển:

Tàu thuyền Việt Nam phải treo quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết tắt là Quốc kỳ) ở đỉnh cột phía lái; đối với tàu không có cột phía lái thì Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột chính;

  • Tàu thuyền nước ngoài treo Quốc kỳ trên đỉnh cột cao nhất của tàu thuyền;
  • Hàng ngày, Quốc kỳ trên tàu thuyền được kéo lên vào lúc mặt trời mọc và hạ xuống lúc mặt trời lặn. Về mùa đông, những ngày có sương mù, Quốc kỳ được kéo lên vào thời điểm có thể nhìn thấy được. Quốc kỳ được kéo lên sớm hơn hoặc hạ xuống muộn hơn thời gian quy định khi tàu thuyền vào, rời cảng, khi gặp tàu quân sự hoặc khi hai tàu Việt Nam nhìn thấy nhau;
  • Vào ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào những dịp lễ, những buổi ghé thăm của người đứng đầu đảng, nhà nước như Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tưởng thì dưới sự hướng dẫn của Giám đốc Cảng vụ hàng hải tát cả các tàu thuyền đang neo đậu tại cảng phải treo cờ lễ để chào đón và thể hiện sự tôn trọng.
  • Tàu thuyền mang cờ quốc tịch nước ngoài khi muốn treo cờ lễ, cờ tang, hoặc kéo còi trong các dịp nghi lễ của quốc gia mình thì cần phải có thông báo gửi đến báo với cơ quan quản lý cảng thuộc sự quản lý của nhà nước và thực hiện theo những hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền;

Ngoài ra, một số trường hợp sẽ được Giám đốc Cảng vụ hàng hải cho miễn trách nhiệm treo Quốc kỳ đối với những phương tiện thủy thô sơ khi hoạt động trong vùng nước cảng biển tại Việt Nam, đây là những phương tiện thủy thô sơ phải dùng sức người để có thể di chuyển hoặc sức gió, sức nước như thúng, ghe, thuyền…

Hai, quy định về treo cờ trên tàu biển Việt Nam áp dụng theo Nghị định 58/2017/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải (có hiệu lực từ ngày 01/07/2017) như sau:

  • Trong các ngày lễ lớn, treo một dây cờ hiệu hàng hải quốc tế từ cột mũi đến cột lái của tàu qua xà ngang các cột trước và cột chính; Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột trước, cột chính và cột lái, cột mũi treo cờ hiệu của chủ tàu (nếu có). Việc trang trí cờ hiệu không được gây ảnh hưởng đến hoạt động bốc, dỡ hàng hóa của tàu. Trong các ngày lễ khác, treo một dây cờ hiệu hàng hải quốc tế từ cột mũi đến cột trước, một dây thứ hai từ cột chính đến cột lái; Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột trước, cột chính và cột lái. Nghiêm cấm việc sử dụng Quốc kỳ Việt Nam và quốc kỳ nước ngoài, quân kỳ, cờ chức vụ và cờ chữ thập đỏ để trang hoàng trong dây cờ lễ của tàu thuyền; Trường hợp đang bốc dỡ hàng hóa thì phải trang trí sao cho ảnh hưởng đến việc làm hàng của tàu, thuyền. Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột trước, cột chính và cột lái, và việc dùng cờ hiệu hàng hải quốc tế để trang hoàng phải chọn cờ có kích thước, màu sắc phù hợp để dây cờ đẹp, trang nghiêm. Không được sử dụng Quốc kỳ, quân kỳ, cờ chức vụ, cờ chữ thập đỏ của quốc gia và các nước để trang hoàng trong dây cờ lễ.

  • Khi có Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến thăm tàu, ngoài Quốc kỳ treo ở đỉnh cột phía lái còn phải treo thêm một Quốc kỳ ở đỉnh cột chính và chỉ được phép hạ xuống khi các vị khách nêu trên đã rời khỏi tàu. Những tàu thuyền này phải treo cờ từ lúc những vị cấp cao này đến và hạ xuống khi các vị này rời đi.
  • Trong những ngày lễ lớn hay những ngày có chỉ thị đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ, Quốc kỳ phải được kéo lên theo nghi lễ chào cờ. Khi tàu hành trình trên biển và trong điều kiện thời tiết cho phép, thuận tiện cho quá trình treo cờ thì ngoài Quốc kỳ treo ở đỉnh cột phía lái còn phải treo thêm Quốc kỳ ở đỉnh cột chính;
  • Khi tàu neo đậu ở cảng nước ngoài, Quốc kỳ Việt Nam phải được kéo lên trước và hạ xuống sau quốc kỳ của nước có cảng mà tàu đang neo đậu; Ví dụ như: Tại cảng biển Jakarta tại Indonesia, vào dịp nghi lễ giao lưu giữa Việt Nam và Indonesia, tàu biển Việt Nam neo đậu trên cảng biển sẽ phải Quốc kỳ Việt Nam lên trước cờ Indonesia và chỉ hạ sau khi cờ Indonesia được kéo xuống.
  • Khi hành trình trong lãnh hải hoặc vào, rời hay neo, đậu trong vùng nước cảng biển nước ngoài, tàu phải treo Quốc kỳ nước đó ở cột chính của tàu; Ví dụ: Tại cảng biển của Trung Quốc thì tàu vận chuyển hàng hóa Việt Nam vào vùng nước cảng biển Trung Quốc thì tàu Việt Nam phải treo cờ Trung Quốc ở cột chính của tàu, Quốc kỳ phải treo ở trạng thái mở.
  • Khi có hiệu lệnh thông báo của cơ quan có thẩm quyền, tất cả các tàu thuyền, cần phải treo Quốc kỳ ở trạng thái mở, kéo cao để đỉnh của cột cờ, không kéo thấp hoặc mở không hết Quốc kỳ. Đối với những ngày quốc tang thì quốc kỳ sẽ được treo theo nghi thức tang lễ. Trong ngày quốc tang, Quốc kỳ phải được treo theo nghi thức tang lễ;
  • Việc kéo và hạ Quốc kỳ do thủy thủ trực ca thực hiện theo lệnh của sỹ quan trực ca boong vào hôm đó, tất cả những tàu thuyền đều phải tuân thủ theo hiệu lệnh chung của sỹ quang trực ca. Nhiều trường hợp Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột phía lái theo ở đỉnh cột chính nếu không có cột lái và được kéo lên lúc mặt trời mọc và hạ xuống lúc mặt trời lặn hàng ngày trừ những ngày rơi vào mùa đông, có sương mù, cờ được kéo lên vào thời điểm có thể nhìn thấy được.

Ngoài ra, khi có lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đến thăm tàu: Trường hợp có thông báo trước, thuyền trưởng phải lệnh cho tất cả thuyền viên mặc trang phục chỉnh tề theo nghi thức ngày lễ, đứng xếp hàng dọc theo hành lang đầu cầu thang, thuyền trưởng phải có mặt tại chân cầu thang để đón khách lên tàu; trường hợp không được thông báo trước, sỹ quan trực ca boong phải đón chào các vị khách tại chân cầu thang, đồng thời báo cho thuyền trưởng đến tiếp khách.

3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải:

  • Gây phương hại hoặc đe dọa gây phương hại đến chủ quyền và an ninh quốc gia. Vận chuyển người, hàng hóa, hành lý, vũ khí, chất phóng xạ, chất phế thải độc hại, chất ma túy trái với quy định của pháp luật. Cụ thể như hành vi tàu Việt Nam vận chuyển ma túy, vũ khí trái phép hoặc đưa người trái phép từ nước khác đến lãnh thổ Việt Nam.
  • Cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải.
  • Sử dụng, khai thác tàu biển không đăng ký, đăng kiểm hoặc quá hạn đăng ký, đăng kiểm; giả mạo đăng ký, đăng kiểm. Đây được xem là một trong những hành vi nguy hiểm không những ảnh hưởng đến quá trình quản lý của
  • Từ chối tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển trong trường hợp điều kiện thực tế cho phép. Việc hoạt động trên biển và xảy ra tai nạn là vấn đề khiến nhiều người quan tâm, nhiều trường hợp tàu bị hư hại, bị đâm vào gành đá, gây ngập…và những tàu thuyền khác từ chối cứu khi có khả năng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.
  • Gây ô nhiễm môi trường, không xử lý rác thải khi xả ra môi trường như bao bì ni lông, chai nhựa, những loại rác thải không phân hủy được.
  • Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm người trên tàu biển; chiếm đoạt, cố ý làm hư hỏng hoặc hủy hoại tài sản trên tàu biển; bỏ trốn sau khi gây tai nạn.
  • Gây mất trật tự công cộng, các tàu đâm lấn lẫn nhau để tranh giành nơi neo đậu, hoạt động trên biển, gây gỗ xích mích gây mất trật tự chung trên biển, hoặc có những hành vi ngăn cản tàu vụ của cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đi tuần, cản trở hoặc chống lại việc thực hiện nhiệm vụ của người thi hành công vụ trên tàu biển và tại cảng biển.
  • Phá hủy, làm hư hỏng, tháo gỡ, trộm cắp cấu kiện, phụ kiện, vật tư, vật liệu xây dựng và các thiết bị của công trình hàng hải.
  • Làm hư hỏng, phá hủy, tự ý di chuyển hoặc làm giảm hiệu lực của báo hiệu hàng hải.
  • Nổ mìn hoặc các vật liệu nổ khác trong phạm vi cảng biển, vùng nước cảng biển, luồng hàng hải khi chưa được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Xây dựng và khai thác trái phép các công trình cảng biển, công trình khác trong phạm vi quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển, quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn và các quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, trong luồng hàng hải và phạm vi bảo vệ công trình hàng hải.
  • Xây dựng công trình làm giảm hoặc mất tác dụng của công trình hàng hải.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý hàng hải; dung túng, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật về hàng hải.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:

  • Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-VPQH Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2018.

Từ khóa » Cờ Hoa Tiêu