Cơ Quạ - Cánh Tay – Wikipedia Tiếng Việt

Cơ quạ - cánh tay
Lớp cơ sâu của ngực, mặt trước cánh tay. Cơ quạ - cánh tay màu xanh dương
Vị trí của cơ quạ - cánh tay (màu đỏ)
Chi tiết
Nguyên ủyMỏm quạ xương vai
Bám tậnmặt trong và bờ trong đầu xa của thân của xương cánh tay
Dây thần kinhThần kinh cơ bì (C5, C6, và C7)
Hoạt độngkhép xương cánh tay, gấp cánh tay nhờ khớp ổ chảo - cánh tay (khớp vai)
Định danh
Latinhmusculus coracobrachialis
TAA04.6.02.017
FMA37664
Thuật ngữ giải phẫu của cơ[Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu Wikidata]

Cơ quạ - cánh tay (tiếng Anh: coracobrachialis) là cơ nhỏ nhất trong ba cơ gắn vào mỏm quạ của xương vai. (Hai cơ còn lại là cơ ngực bé và đầu ngắn của cơ nhị đầu). Cơ nằm ở phần trên và giữa của cánh tay.

Cấu trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ quạ - cánh tay có nguyên ủy từ đỉnh mỏm quạ, chung nguyên ủy với đầu ngắn của cơ nhị đầu cánh tay và vách gian cơ.

Cơ bám tận vào mặt trong và bờ trong phần thân của xương cánh tay, ở vị trí giữa nguyên ủy của cơ tam đầu cánh tay và cơ cánh tay.

Thần kinh chi phối

[sửa | sửa mã nguồn]

Thần kinh cơ bì có nguyên ủy từ thân trên (C5, C6) & thân giữa (C7) của đám rối thần kinh cánh tay.

Chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ quạ - cánh tay thực hiện chức năng gấp và khép cánh tay ở khớp ổ chảo - cánh tay (khớp vai). Ngoài ra, cơ quạ - cánh tay giữ cánh tay ở đúng vị trí khi giạng.[1] Do đó, cơ quạ - cánh tay khi co tạo nên hai cử động rõ rệt ở khớp vai: vừa kéo xương cánh tay về phía trước tạo nên động tác gấp cánh tay, lại vừa kéo xương cánh tay vào đường giữa (gần thân mình hơn), tạo nên động tác khép cánh tay. Cơ cũng hỗ trợ làm quay xương cánh tay vào trong, tạo nên động tác xoay trong.[2] Một chức năng quan trọng khác của cơ quạ - cánh tay là giữ ổn định xương cánh tay ở trong khớp vai.

Ý nghĩa lâm sàng

[sửa | sửa mã nguồn]
Vận động viên tập vòng xà tay khi ép cánh tay quá chặt về phía thân mình sẽ dẫn đến tổn thương cơ quạ - cánh tay

Việc lạm dụng cơ quạ - cánh tay dẫn đến cứng cơ. Nguyên nhân phổ biến của chấn thương thường là tập luyện ngực hoặc các hoạt động đòi hỏi phải ép cánh tay quá chặt về phía thân mình, ví dụ như tập vòng xà tay trong thể dục dụng cụ.[3] Các triệu chứng gồm đau ở cánh tay và vai, lan xuống mu bàn tay. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, thần kinh cơ bì có thể bị chèn ép, gây rối loạn cảm giác cho da ở phía quay (phía ngoài) của cẳng tay và làm yếu đông tác gấp khuỷu tay, vì dây thần kinh này cũng chi phối cơ nhị đầu cánh tay và cơ cánh tay.[2] Rất hiếm trường hợp bị rách cơ quạ - cánh tay. Trong y văn có rất ít văn bản xác nhận cơ quạ - cánh tay bị co cứng do tác nhân trực tiếp từ bên ngoài.[4]

Hình ảnh bổ sung

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vị trí của cơ quạ - cánh tay (màu đỏ). Vị trí của cơ quạ - cánh tay (màu đỏ).
  • Nhìn lên trên. Không hiện xương sườn. Nhìn lên trên. Không hiện xương sườn.
  • Nhìn từ mặt bên Nhìn từ mặt bên
  • Mặt trước chi trên bên phải. (cơ quạ - cánh tay nằm ở bên phải hình.) Mặt trước chi trên bên phải. (cơ quạ - cánh tay nằm ở bên phải hình.)
  • Cơ quạ - cánh tay (chú thích màu xanh lá cây) Cơ quạ - cánh tay (chú thích màu xanh lá cây)
  • Cơ quạ - cánh tay (chú thích màu xanh lá cây). Thiết đồ cắt ngang cánh tay. Cơ quạ - cánh tay (chú thích màu xanh lá cây). Thiết đồ cắt ngang cánh tay.
  • Cơ quạ - cánh tay (chú thích màu xanh lá cây) Cơ quạ - cánh tay (chú thích màu xanh lá cây)
  • Cơ quạ - cánh tay (chú thích màu xanh lá cây) Cơ quạ - cánh tay (chú thích màu xanh lá cây)
  • Cơ quạ - cánh tay (chú thích màu xanh lá cây) Cơ quạ - cánh tay (chú thích màu xanh lá cây)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài viết này kết hợp văn bản trong phạm vi công cộng từ trang 443 , sách Gray's Anatomy tái bản lần thứ 20 (1918).

.

  1. ^ Saladin, Kenneth S. "The Muscular System." Anatomy & Physiology: The Unity of Form and Function. New York, NY: McGraw-Hill, 2012. 346. Print.
  2. ^ a b "Coracobrachialis Muscle." Anatomy, Function and Pathology. KenHub.
  3. ^ Coracobrachialis And Pain" paintopia.com
  4. ^ Iannotti, Joseph P. and Gerald R. Williams. Disorders of the Shoulder: Diagnosis & Management, Volume 1 Philadelphia: Lippincott Williams and Wilkins, 2007. 271–73. Print.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • PTCentral
  • x
  • t
  • s
Cơ chi trên
Vai
  • cơ delta
  • đai xoay
    • cơ trên gai
    • cơ dưới gai
    • cơ tròn bé
    • cơ dưới vai
  • cơ tròn lớn
mạc:
  • mạc delta
  • mạc trên gai
  • mạc dưới gai
Cánh tay(Các ô mạc cánh tay)
Ô cánh tay trước
  • cơ quạ - cánh tay
  • cơ nhị đầu cánh tay
  • cơ cánh tay
Ô cánh tay sau
  • cơ tam đầu cánh tay
  • cơ khuỷu
  • cơ dưới khuỷu (articularis cubiti muscle)
mạc
  • hố nách
  • mạc nách
  • mạc cánh tay
  • vách gian cơ
    • vách gian cơ ngoài
    • vách gian cơ trong
khác
  • lỗ
    • lỗ tứ giác
    • tam giác bả vai - tam đầu
    • tam giác cánh tay - tam đầu
Cẳng tay
ô cẳng tay trước
nông:
  • cơ sấp tròn
  • cơ gan bàn tay dài
  • cơ gấp cổ tay quay
  • cơ gấp cổ tay trụ
  • cơ gấp các ngón nông
sâu:
  • cơ sấp vuông
  • cơ gấp các ngón sâu
  • cơ gáp ngón cái dài
ô cẳng tay sau
nông:
  • phần ngoài cánh tay
    • cơ cánh tay quay
    • cơ duỗi cổ tay quay dài và cơ duỗi cổ tay quay ngắn
  • cơ duỗi các ngón tay
  • cơ duỗi ngón tay út
  • cơ duỗi cổ tay trụ
sâu:
  • cơ ngửa
  • hõm lào giải phẫu
    • cơ giạng dài ngón tay cái
    • cơ duỗi ngắn ngón tay cái
    • cơ duỗi dài ngón tay cái
  • cơ duỗi ngón tay trỏ
mạc
  • trẽ cân cơ nhị đầu cánh tay
  • gân
    • gân duỗi
    • gân gấp
  • mạc cánh tay trước
khác
  • hố trụ
Bàn tay
gan tay ngoài
  • mô cái
    • cơ đối chiếu ngón tay cái
    • cơ gấp ngón tay cái
    • cơ giạng ngắn ngón tay cái
  • cơ khép ngón tay cái
gan tay trong
  • mô út
    • cơ đối chiếu ngón tay út
    • cơ duỗi ngón tay út
    • co giạng ngón tay út
  • cơ gan tay dài
giữa
  • các cơ giun ở tay
  • cơ gian cốt
    • cơ gian cốt mu bàn tay
    • cơ gian cốt gan bàn tay
mạc
sau:
  • Hãm gân duỗi ở tay
  • extensor expansion
trước:
  • Hãm gân gấp ở tay
  • palmar aponeurosis

Từ khóa » Nguyên ủy Bám Tận Của Các Cơ Chi Trên