Cơ Quan Chức Năng Nào Có Thẩm Quyền Quản Lý Việc Kinh Doanh ...
Có thể bạn quan tâm
- Cơ quan chức năng nào có thẩm quyền quản lý việc kinh doanh thức ăn đường phố?
- Người bán quán vỉa hè cần phải tuân thủ những điều kiện nào trong kinh doanh thức ăn đường phố?
- Người bán quán vỉa hè có cần phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?
Cơ quan chức năng nào có thẩm quyền quản lý việc kinh doanh thức ăn đường phố?
Theo Điều 33 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về việc quản lý kinh doanh thức ăn đường phố như sau:
"Điều 33. Trách nhiệm quản lý kinh doanh thức ăn đường phố
1. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn."
Theo đó, Bộ Y tế có trách nhiệm đưa ra những quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh để người kinh doanh thức ăn đường phố thực hiện. Việc đảm bảo các hàng quán phải tuân thủ chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các cấp.
Người bán quán vỉa hè cần phải tuân thủ những điều kiện nào trong kinh doanh thức ăn đường phố?
Căn cứ Điều 31 và Điều 32 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về các điều kiện mà người kinh doanh thức ăn đường phố phải tuân theo như sau:
"Điều 31. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi bày bán thức ăn đường phố
1. Phải cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm.
2. Phải được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan đường phố.
Điều 32. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm và người kinh doanh thức ăn đường phố
1. Nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố phải bảo đảm an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
2. Dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
3. Bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm.
4. Có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại.
5. Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
6. Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm."
Như vậy người kinh doanh thức ăn đường phố cần lưu ý về việc trưng bày các thực phẩm của mình trên bàn, giá, kệ hay tủ kính,...để đảm bảo vệ sinh cho thực phẩm và an toàn cho người dùng. Ngoài ra tại nơi buôn bán phải đảm bảo vệ sinh dụng cụ ăn uống của khách hàng; dụng cụ chế biến có các dụng cụ che nắng che mưa chống bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại; nước dùng trong việc chế biến thực phẩm phải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT theo quy định tại Điểm 8 Công văn 5845/BCT-KHCN năm 2013. Người chế biến sản xuất phải đảm bảo về sức khỏe và quan trọng nhất là nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố phải bảo đảm an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, các vật dụng đóng gói thực phẩm không được gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm.
Người bán quán vỉa hè
Người bán quán vỉa hè có cần phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?
Theo Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về trường hợp cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
"Điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
2. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng."
Theo căn cứ pháp luật vừa nêu trên thì kinh doanh thức ăn đường phố không cần phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trường hợp của bạn đang bán quán vỉa hè thuộc kinh doanh thức ăn đường phố nên không cần phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo thực hiện các điều kiện về an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố được pháp luật quy định để tránh bị xử phạt khi bị kiểm tra.
Từ khóa » Thức ăn ở Vỉa Hè
-
7 Món ăn Kinh Doanh Vỉa Hè Kiếm Tiền Triệu Mỗi Ngày Dễ Dàng - Sapo
-
Ẩm Thực đường Phố: Có Nên ăn Món Vỉa Hè Hay Không? - PasGo
-
7 Món ăn Vỉa Hè ĐẮT NHẤT Việt Nam Chỉ Nhà Giàu Mới DÁM ĂN
-
Tổng Hợp 51 Món ăn Vặt Vỉa Hè Giá Rẻ Năm 2022 Tại Sài Gòn
-
Những Món ăn Vỉa Hè ở Singapore Vừa Ngon Vừa Rẻ
-
Thức ăn đường Phố: Tiện Nhưng Không Lợi - Báo Vĩnh Phúc
-
Thức ăn Vỉa Hè - Sự Tiện Dụng Và Nguy Cơ Về An Toàn Thực Phẩm
-
10 Món ăn Vỉa Hè Không Thể Bỏ Qua ở Việt Nam - PLO
-
Cảnh Giác Với Món ăn Vặt Vỉa Hè - Hànộimới
-
Thức ăn Vỉa Hè: Tiềm ẩn Nhiều Nguy Cơ Gây Bệnh
-
Mối Nguy Hại Từ Thức ăn đường Phố - Trạm Y Tế Phường Trường Thọ
-
7 Món ăn Kinh Doanh Vỉa Hè Kiếm Tiền Triệu Mỗi Ngày Dễ Dàng
-
Nỗi Lo Từ Thức ăn đường Phố - Trang Chủ - Báo Bắc Ninh