Cơ Quan Nào Có Quyền Ban Hành Pháp Luật Theo Quy định
Có thể bạn quan tâm
Hàng năm có rất nhiều văn bản pháp luật được ban hành nhằm thay thế những văn bản pháp luật cũ, không còn hiệu lực và không phù hợp với thực tế đời sống xã hội nữa. Có thể mỗi chúng ta đều đã từng nghe rất nhiều đến các loại văn bản pháp luật, tuy nhiên không phải ai cũng biết đến thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cụ thể ra sao. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ gửi đến bạn đọc nội dung cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc
Căn cứ pháp lý
Có thể bạn quan tâm
Mẫu đơn chấm dứt hợp đồng lao động
Hợp đồng xác định thời hạn 3 tháng được gia hạn không?
Giáo viên xin nghỉ việc theo nguyện vọng có được trợ cấp?
Hiến pháp năm 2013
Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật.
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện theo trình tự đã được quy định chặt chẽ thể hiện các bước, từng công việc phải làm để đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật, từ đề xuất sáng kiến lập pháp, lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đến soạn thảo dự án văn bản quy phạm pháp luật, thẩm định, thẩm tra dự án văn bản quy phạm pháp luật, công bố, tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, những tầng lớp dân cư có liên quan đến việc tổng hợp, phân tích, nghiên cứu tyếp thu ý kiến đóng góp, đến trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến hoặc thông qua dự án văn bản quy phạm pháp luật.
Thông thường mỗi loại văn bản quy phạm pháp luật lại có một quy trình riêng, tương thích, phù hợp với tính chất, vị trí, vai trò của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một loại văn bản quy phạm pháp luật riêng như luật khác pháp lệnh, pháp lệnh khác nghị định của Chính phủ, khác thông tư của các bộ, ngành…
Thủ tục, trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật mang nặng tính kĩ thuật nhưng qua thủ tục, trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật có thể thấy được trình độ phát triển, tính chất dân chủ của một chế độ nhà nước. Vì vậy, vấn đề bảo đảm trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia là đề tài thường được quan tâm trong sinh hoạt, hoạt động lập pháp của nhà nước, của xã hội.
Vậy cơ quan nào có quyền ban hành hiến pháp luật? Mời bạn theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết
Cơ quan nào có quyền ban hành hiến pháp luật
Theo như quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì đối với mỗi văn bản quy phạm pháp luật khác nhau thì thẩm quyền ban hành cũng thuộc về chủ thể khác nhau tương ứng.
Cụ thể như sau:
Cơ quan nhà nước (chủ thể ban hành) | Văn bản quy phạm pháp luật |
Quốc hội | Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết |
Ủy ban thường vụ quốc hội | Nghị quyêt liên tịch, nghị quyết, pháp lệnh |
Chính phủ | Nghị quyết liên tịch, nghị định |
Chủ tịch nước | Lệnh, quyết định |
Thủ tướng | Quyết định |
Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang bộ | Thông tư,Thông tư liên tịch |
Hội đồng thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao | Nghị quyết |
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao | Thông tư, thông tư liên tịch |
Viện trưởng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao | Thông tư, thông tư liên tịch |
Tổng kiểm toán nhà nước | Quyết định |
Hội đồng nhân dân | Nghị quyết |
Uỷ ban nhân dân | Quyết định |
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về tiến độ trình và chất lượng dự án, dự thảo văn bản do mình trình.
2. Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành văn bản về tiến độ soạn thảo, chất lượng dự án, dự thảo văn bản được phân công soạn thảo.
3. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền được đề nghị tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về nội dung và thời hạn tham gia góp ý kiến.
4. Cơ quan thẩm định chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kết quả thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Cơ quan thẩm tra chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kết quả thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
5. Quốc hội, Hội đồng nhân dân và cơ quan khác, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về chất lượng văn bản do mình ban hành.
6. Cơ quan, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
7. Cơ quan, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc ban hành văn bản quy định chi tiết có nội dung ngoài phạm vi được giao quy định chi tiết.
8. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm định, cơ quan trình, cơ quan thẩm tra và cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải chịu trách nhiệm về việc không hoàn thành nhiệm vụ và tùy theo mức độ mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và quy định khác của pháp luật có liên quan trong trường hợp dự thảo văn bản không bảo đảm về chất lượng, chậm tiến độ, không bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật được phân công thực hiện.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hướng dẫn trình bày văn bản theo thông tư 01
- Mẫu đơn xin cắt hộ khẩu mới nhất năm 2022
- Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng khi hết hạn mới nhất
- Cán bộ không chuyên trách cấp xã là gì
- Hướng dẫn viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc
- Mẫu tờ trình xin cấp trang thiết bị mới nhất – Tải xuống và xem trước
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo văn bản tạm ngừng kinh doanh, thủ tục tạm ngưng công ty, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, đăng ký bảo vệ thương hiệu, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Ban hành pháp luật là gì?Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện theo trình tự đã được quy định chặt chẽ thể hiện các bước, từng công việc phải làm để đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật, từ đề xuất sáng kiến lập pháp, lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đến soạn thảo dự án văn bản quy phạm pháp luật, thẩm định, thẩm tra dự án văn bản quy phạm pháp luật, công bố, tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, những tầng lớp dân cư có liên quan đến việc tổng hợp, phân tích, nghiên cứu tiếp thu ý kiến đóng góp, đến trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến hoặc thông qua dự án văn bản quy phạm pháp luật.
Mục đích ban hành pháp luật là gì?Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều tiết những vấn đề thực tiễn. Xã hội ngày càng phát triển đa dạng, đa chiều với những mối quan hệ phức tạp, nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến sự ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đang đặt ra cho Nhà nước những vấn đề thực tiễn cần phải giải quyết trong quá trình quản lý, điều hành.Văn bản quy phạm pháp luật nhằm thể chế hóa và bảo đảm thực hiện các chính sách. Pháp luật là biểu hiện hoạt động của các chính sách.
3/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Các Cơ Quan Ban Hành Văn Bản Pháp Luật
-
Thẩm Quyền Ban Hành Các Loại Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật
-
Thẩm Quyền Ban Hành Văn Bản Pháp Luật Của Cơ Quan Nhà Nước
-
Những "cơ Quan" được Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật
-
1. Các Cơ Quan Nhà Nước Có Thẩm Quyền Pháp điển đối Với Văn Bản ...
-
Văn Bản Pháp Luật Là Gì? Cơ Quan Có Thẩm Quyền Ban Hành?
-
Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Là Văn Bản Do Cơ Quan Nhà ...
-
Cho Phép Cấp Xã Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật
-
Danh Mục Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Cần đình Chỉ Việc Thi Hành ...
-
Thẩm Quyền Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Của Hội đồng ...
-
CHUYÊN MỤC: Tìm Hiểu Luật Ban Hành Văn ... - CÔNG AN TRÀ VINH
-
CHUYÊN MỤC: Tìm Hiểu Luật Ban Hành Văn ... - CÔNG AN TRÀ VINH
-
Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Theo Trình Tự, Thủ Tục Rút Gọn
-
Tính Hợp Pháp Trong Văn Bản QPPL - Cổng TTĐT Sở Tư Pháp Hà Tĩnh
-
05 Năm Thực Hiện Luật Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Của ...