Cơ Quan Tư Pháp Gồm Những Cơ Quan Nào? - Luật Sư X

Theo luật học, cơ quan tư pháp hay hệ thống tư pháp là một hệ thống tòa án nhân danh quyền tối cao hoặc nhà nước để thực thi công lý, một cơ chế để giải quyết các tranh chấp. Cơ quan tư pháp là cơ quan nhà nước thực hiện quyền tư pháp, một trong ba quyền của quyền lực nhà nước thống nhất. Vậy nhiều bạn đọc thắc mắc rằng cơ quan tư pháp gồm nhưng cơ quan nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang đến nhiều điều bổ ích cho bạn đọc

Căn cứ pháp lý

Có thể bạn quan tâm

Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ như thế nào?

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online

Hiến pháp năm 2013

Cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào?

Cơ quan tư pháp là cơ quan nhà nước thực hiện quyền tư pháp, một trong ba quyền của quyền lực nhà nước thống nhất.

Tư pháp là một trong ba quyền của quyền lực nhà nước: lập pháp (làm pháp luật, ban hành pháp luật); hành pháp (thi hành pháp luật) và tư pháp (giữ gìn, bảo vệ pháp luật, xử lý các việc vi phạm pháp luật). Theo quan điểm của Nhà nước, tư pháp chỉ công việc tổ chức giữ gìn, bảo vệ pháp luật. Tư pháp còn là từ chung chỉ các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử hoặc tên cơ quan làm các nhiệm vụ về hành chính tư pháp. Ví dụ: bộ tư pháp, sở tư pháp…

Cơ quan tư pháp (hay hệ thống tư pháp) là một hệ thống tòa án để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp, theo chủ thuyết tam quyền phân lập, cơ quan tư pháp là phân nhánh chính của một chính thể, có trách nhiệm chính về việc diễn giải luật.

Cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào?

Vậy hệ thống cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào? Mời bạn theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết.

Hệ thống cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào?

Hệ thống cơ quan tư pháp gồm những cơ quan:

Thứ nhất: Tòa án nhân dân

Chức năng của Tòa án nhân dân:

Được quy định tại khoản 1 – Điều 102 – Hiến pháp năm 2013 như sau:

“Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”.

Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân có đặc điểm khác so với việc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nhà nước khác như:

+ Chỉ có Tòa án nhân dân mới có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật. Khi xét xử Tòa án đều nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bản án và các quyết định của Tòa án mang tính quyền lực nhà nước.

+ Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân mang tính bắt buộc đối với bị cáo hoặc các đương sự cho nên hoạt động xét xử của Tòa án phải tuân theo các thủ tục tố tụng nghiêm ngặt.

+ Việc xét xử của Tòa án nhân dân có tính quyết định cuối cùng khi giải quyết các vụ việc pháp lý. Trong nhiều trường hợp, sau khi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đã giải quyết nhưng đương sự không đồng ý với cách giải quyết đó và yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết, Tòa án nhân dân có thể xem xét và quyết định. Quyết định của Tòa án nhân dân có thể thay thế cho các quyết định đã được giải quyết trước đó và quyết định của Tòa án nhân dân là quyết định cuối cùng.

+ Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân là hoạt động áp dụng pháp luật.

Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân:

Quy định tại khoản 3 – Điều 102 – Hiến pháp năm 2013 như sau:

“Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Do đó, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là:

+ Bảo vệ công lý;

+ Bảo vệ quyền con người, quyền công dân;

+ Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bên cạnh đó, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chứ, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành (khoản 2 – Điều 2 – Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014).

Thứ hai: Viện kiểm sát nhân dân

Chứ năng của Viện kiểm sát nhân dân:

Căn cứ quy định khoản 1 – Điều 107 – Hiến pháp năm 2013 quy định:

“Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”.

+ Chức năng thực hành quyền công tố:

Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin bán về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Đây là chức năng đặc thù của Viện kiểm sát nhân dân được Hiến pháp trao cho mà các cơ quan nhà nước khác không thể thay thế nhằm đảm bảo cho pháp luật về tư pháp được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:

Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội.

Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.

+ Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp:

Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014).

Mời bạn xem thêm bài viết

  • Chồng chết vợ có được hưởng lương hưu của chồng
  • Mẫu hồ sơ chào hàng cạnh tranh rút gọn nghị định 63
  • Cách tính lương hưu từ năm 2021
  • Hướng dẫn cách viết giấy ủy quyền nhận tiền lương
  • Quy định nâng lương trước thời hạn mới nhất
  • Áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế

Thông tin liên hệ.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ tạm ngừng doanh nghiệp; tìm hiểu luật xin phép bay flycam; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Tư pháp là gì?

Tư pháp là Theo thuyết tam quyền phân lập, tư pháp là một trong ba quyền của quyền lực nhà nước: lập pháp (làm pháp luật, ban hành pháp luật);hành pháp (thi hành pháp luật) và tư pháp (giữ gìn, bảo vệ pháp luật, xử lý các việc vi phạm pháp luật).

Cơ quan tư pháp là gì?

Cơ quan tư pháp (hay hệ thống tư pháp) là một hệ thống tòa án để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp. Theo chủ thuyết tam quyền phân lập, cơ quan tư pháp là phân nhánh chính của một chính thể, có trách nhiệm chính về việc diễn giải luật.

3.3/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Các Cơ Quan Bảo Vệ Pháp Luật Là Gì