Cô Quay Chân Không Là Gi? Nguyên Lý Và ứng Dụng

Máy cô quay chân không là thiết bị quan trọng được sử dụng trong phòng thí nghiệm và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác,â đặc biệt là ngành công nghệ chế biến thực phẩm. Máy cô quay chân không sử dụng phương pháp bay hơi để loại bỏ dung môi để thu được mẫu chất

Cô quay chân không là gi? nguyên lý và ứng dụng

Cô quay chân không là gì?

- . Máy cô quay chân không được sáng chế bởi Lyman C. Craig và năm 1957 thiết bị này được đưa ra thị trường nhờ công ty Thụy Sĩ Buchi.

Ứng dụng máy cô quay chân không

- Máy cô quay chân không sử dụng chủ yếu để cô đặc các hỗn hợp thông qua loại bỏ các dung môi chất lỏng.

- Một số ứng dụng cho việc sử dụng máy cô quay chân không là: sử dụng phổ biến trong quá trình kết tinh hóa, tiến hành cô đặc các sản phẩm, làm bột khô, tách dung môi và tách chiết chất lỏng ra khỏi hỗn hợp,...

- Bên cạnh đó, thiết bị này cũng được sử dụng trong chế biến thực phẩm, trong lĩnh vực ẩm thực thông qua chưng cất các hỗn hợp,...

Cấu tạo cơ bản của 1 máy cô quay chân không

Cô quay chân không là gi? nguyên lý và ứng dụng

- Bơm hút chân không

- Motor giúp bình chứa mẫu dung dịch quay

- Bể gia nhiệt

- Hệ thống sinh hàn

- Ống dẫn hơi nước và ống dẫn chân không Bình cầu chữa mẫu dung dịch (hỗn hợp)

- Bình cầu thu dung môi sau khi tách khỏi hỗn hợp

- Bảng điều khiển để tiến hành các thao tác khởi động/tắt hoặc điều chỉnh thiết bị

Các bộ phần này kết hợp tạo thành hệ thống máy cô quay chân không và hoạt động kết hợp của các bộ phần này giúp thiết bị thực hiện chức năng loại bỏ dung môi trong hỗn hợp bằng phương pháp bay hơi.

Nguyên lý hoạt động máy cô quay chân không

- Như đã nói ở trên, công dụng của máy cô quay chân không là loại bỏ dung môi thông qua phương pháp bay hơi nên trong nguyên lí hoạt động của thiết bị này, nguyên tắc cơ bản chính là sự thay đổi nhiệt độ khi áp suất thay đổi để chất lỏng bay hơi và giữ lại phần chất cần cô đặc. Áp suất càng cao thì nhiệt độ sôi của chất lỏng cũng sẽ tăng theo và bay hơi. Quy trình hoạt động của máy cô quay chân không cụ thể như sau:

+ Sau khi khởi động thiết bị, bình chứa mẫu dung dịch được đặt ngập trong bể gia nhiệt và chất lỏng trong đó sẽ tăng đến mức nhiệt độ cần thiết và bơm hút chân không thực hiện hút không khí khiến bình bị giảm áp suất.

+ Khi áp suất của bình hạ khiến nhiệt độ sôi của dung dịch giảm. Khi nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt độ bể chứa, dung dịch sẽ sôi lên. Để nhiệt độ được phân bố đều và hạn chế hiện tượng bị tập trung cục bộ vào một vị trí, trong khi vận hành thì bình chứa mẫu sẽ luôn quay tròn đều nhằm gia tăng tối đa diện tích tiếp xúc.

+ Dung môi cô đặc sẽ được chuyển đến bình chứa mẫu ở phía bên trái thiết bị.

Một số dòng cô quay chân không phổ biến trên thị trường Việt Nam

- Các dòng cô quay chân không Trung Quốc: nổi trội như dòng KDN-series, sản phẩm của hãng Biobase, Hinotec,..

+ Ưu điểm là có giá thành phải chăng, dễ dàng đầu tư, dễ dàng lắp đặt

+ Nhược điểm là hệ thống chưng cất khá mỏng manh, dễ vỡ, hệ thống nâng hạ khó khăn hơn, cùng với đo là độ chính xác nhiệt độ khá thấp

+ Sản phẩm Trung Quốc sẽ phù hợp với các công việc không yêu cầu quá cao như giao dục hoặc làm thử nghiệm sản phẩm

- Các sản phẩm tầm trung: thường là các sản phẩm của Hàn Quốc(Daihan, Labtec, Jeotech), Mỹ, Ấn Độ, Đông Âu

+ Có thiết kế hiện đại,chất lượng sản phẩm khá tốt, giá cả ở mức chấp nhận được

+ Nhược điểm : Các hãng này thường chỉ tập trung phát triển vào 1 sản phẩm chứ không phải cả lĩnh vực do đó khi cần mở rộng hoặc ghép nối với các hệ thống khác thường phải mua sản phẩm khác để ghép dẫn đến khó đông bộ.

+ Phù hợp với các phòng kiểm nghiệm dược/thực phẩm, các phòng thí nghiệm vừa và nhỏ chỉ sử dụng cô quay chân không như 1 thiết bị đơn lẻ

- Các sản phẩm cao cấp: Thường là các sản phẩm đế từ Nhật Bản, Đức và các nước Châu Âu

+ Ưu điểm: Sản phẩm được thiết kế theo các tiêu chuẩn cao, với sự kiểm tra gắt gao từ nhà sản xuất, ngoài ra các sản phẩm được nghiên cứu chi tiết trong các lĩnh vực,ngành nghề do đó luôn có các hệ thống mở rộng kết nối đồng bộ và toàn diện.

+ Nhược điểm: Chi phí đầu tư,bảo trì lớn, yêu cầu đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề và phải được đào tạo bài bản.

+ Phù hợp trong các trung tâm, viện nghiên cứu, các công ty về kiểm chuẩn, kiểm định chất lượng,...

Hiện nay Mephalab đã và đang phân phối các dòng máy cô quay chân không với đội ngũ kỹ thuật lâu năm, sẽ hỗ trợ các anh/chị các thắc mắc về kỹ thuật cũng như tư vấn khi đưa ra lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.

Từ khóa » Thiết Bị Cô Quay Chân Không