Có Quốc Gia Nào Trên Thế Giới Thực Sự Giàu Có Như Wakanda Trong ...

Người ta vẫn thích phim siêu anh hùng bởi một khi nó được thực hiện một cách đúng đắn, nó sẽ là sự kết hợp hoàn hảo của giả tưởng và hiện thực – những siêu nhân trong cuộc sống đời thường có những khó khăn, trắc trở của riêng họ. Phim Marvel làm được điều kỳ diệu ấy, từng nhân vật của họ gần gũi, dễ nhớ và dễ cảm thông đến lạ kỳ.

Phim siêu anh hùng của thời nay dựa trên những bộ truyện tranh có từ nhiều thời trước, chắc hẳn chúng không có thực rồi! Thời buổi này bị nhện nhiễm xạ cắn thì chỉ có vào viện thôi chứ không thể leo tường bắn tơ được. Bối cảnh của Black Panther cũng thế, chỉ trong truyện mới có một vị vua giàu nhất thế giới đứng đầu một quốc gia Châu Phi bí ẩn có tài nguyên và công nghệ vượt trội.

Thế mà điều đó lại có thật đấy.

Đó là năm 1324, vua Musa Đệ Nhất - vị vua thứ 10 của đế chế Mali tại Tây Phi bắt đầu cuộc hành hương dài 6.400 km tới Mecca. Trước sự kiện này, người Châu Phi, người Hồi giáo và hầu hết người dân Châu Âu gần như chưa từng biết tới sự tồn tại của đế chế Mali, chưa từng nghe tới Musa Đệ Nhất – người đã thống nhất rất nhiều bộ lạc, vương quốc nhỏ lại thành một đế chế hùng mạnh.

Sau cuộc hành hương này, vua Musa đã đưa đế chế Mali lên bản đồ thế giới. Đến ngày hôm nay, thời điểm này, đa số các nhà sử gia đều khẳng định rằng vua Musa Đệ Nhất là người giàu nhất từng bước đi trên Trái Đất này. "Vàng nằm trên lãnh địa của ông nhiều vô kể tới mức ông là người giàu nhất và là vị vua danh giá nhất vùng đất này", chuyên gia vẽ bản đồ người Tây Ban Nha đã viết như vậy vậy hồi năm 1375.

Và hiển nhiên là vua Musa không buôn hay đào Bitcoin để có được số tài sản khổng lồ ấy, ông làm điều mà không phải vị đế vương nào cũng làm được để có được tài sản: ông kiếm được chúng.

Vua Musa Đệ Nhất sinh vào năm 1280 với cái tên "Kanga Musa", được đặt theo tên mẹ là bà Kankou Hamidou – lúc ấy cộng đồng người Mandinka đang là xã hội mẫu hệ. Cha đẻ của vua Musa không phải là một thành viên quý tộc nhưng ông vẫn được chỉ định là người đại diện cho toàn bộ vương quốc. Ông được đưa lên làm vua năm 1312 khi vị vua trước đã hành hương tới Mecca và không trở về.

Lúc ấy, toàn Châu Âu đang chìm trong nạn đói, dịch bệnh, chiến tranh và nghèo đói. Vào giai đoạn 1315 và 1315, cứ 10 người Châu Âu thì sẽ có 1 cá nhân bỏ mạng vì những lý do trên. Cùng lúc đó, vua Musa xây đại học, nhà thờ Hồi Giáo, trung tâm thành phố xuyên suốt lãnh thổ đế chế Mali. Thay vì dùng chiến tranh làm công cụ chinh phạt, ông mở rộng vương quốc của mình bằng việc sáp nhật những quốc gia nhỏ hơn. Trong tay ông nắm lấy quyền lực của vàng và muối – hai thứ cực kỳ giá trị trong thời đại ấy, ông đã có thể quy các nước khác nhau về chung một mối, một đế chế hùng mạnh.

Người ta nói rằng để đi được từ đầu này đến đầu bên kia của đế chế Mali của vua Musa, người ta phải mất một năm ròng.

Vua Musa Đệ Nhất có cho mình hàng loạt danh xưng như Daenerys Targaryen hay Jon Snow trong Games of Thrones vậy. Ông được gọi là Tiểu vương xứ Melle, Chúa tể những Hầm mỏ vùng Wangara, Người chinh phạt Ghanata, Sư tử xứ Mali và khoảng chục danh hiệu nữa. Ông chỉ không được gọi là Mẹ Rồng hay Vua phương Bắc thôi.

Các học giả nói rằng ở thời điểm hưng thịnh nhất của đế chế Mali, rải rác toàn bộ vương quốc là 400 thành phố với mật độ dân cư đông đúc. Đến ngày nay, Đại học Sankore vẫn còn ở Timbuktu, Mali. Chính vua Musa đã cho xây nên đại học này trong thời gian ngự trị của mình.

 Đại học Sankore.

Đại học Sankore.

Dù là có lượng tài sản và một đế chế khổng lồ, rất ít người bên ngoài lãnh thổ Châu Phi biết đến danh tiếng của vua Musa cho tới khi ông thực hiện chuyến hành hương. Nhiều nhà sử học nói rằng ông đã đem theo đoàn tùy tùng 60.000 người trong chuyến đi này. Ông cũng không làm người dân ven đường nơi ông đi qua thất vọng: ông tặng cho mỗi người nghèo một thỏi vàng nặng chịch!

Tài liệu sử học đều ghi lại rằng ông đưa nhiều vàng cho người nghèo tới mức đánh sập cả thị trường vàng tại Trung Đông. Vậy ông đã làm gì để sửa chữa "sai lầm" này?

 Thỏi vàng thời xưa (hình minh họa).

Thỏi vàng thời xưa (hình minh họa).

Đây có lẽ là một trong những quyết định tài chính lớn nhất lịch sử loài người: ông vay vàng, toàn bộ số vàng mã đoàn tùy tùng 60.000 người của ông có thể mang theo, từ thành phố Cairo, Ai Cập. Bản thân ông giàu quá rồi thì cần gì vàng, nhưng động thái này của ông đã làm vàng tại Trung Đông trở nên khan hiếm trở lại và nó lại khiến cho thị trường vàng cân bằng trở lại. Sau này, ông trả lại cho Cairo toàn bộ cả vốn lẫn lãi số vàng mình đã vay.

Khi trở về Mali sau chuyến hành hương của mình, ông mang theo những kiến trúc sư, những người thợ lành nghề nhất Tây Ban Nha và Ai Cập, biến đế chế Mali của mình thành một quốc gia giàu có, trù phú hơn nữa. Các nhà sử gia nói rằng vào thời điểm ông trở về, vua Musa Đệ Nhất kiểm soát gần như toàn bộ vàng và muối tại khu vực Địa Trung Hải. Đây chính là thời khắc vương quốc Mali xuất hiện trên bản đồ của người Châu Âu.

Vì thế, vào ngày 23 tháng 2 tới, khi bạn ra rạp xem Black Panther, bạn cũng nên nhớ rằng trong quá khứ đã có một vị vua giàu tới mức T’Challa của Wakanda cũng phải cúi đầu bái phục.

Dù bị fan DC lăm le "dìm hàng", Black Panther vẫn làm nên điều không tưởng: 100 đánh giá tích cực trên Rotten Tomatoes

Từ khóa » đất Nước Wakanda