Có Quyền Giữ Tài Sản Của Người Vay Tiền để Siết Nợ? - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Vay nợ là giao dịch dân sự khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Một số giao dịch khác cũng có thể phát sinh nghĩa vụ trả nợ như giao dịch mượn tài sản, mua bán tài sản nhưng không trả đủ tiền khi đến hạn thanh toán.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu con nợ vi phạm nghĩa vụ thanh toán, hai bên có thể thỏa thuận về hướng giải quyết như gia hạn, miễn, giảm lãi... Trường hợp không thương lượng được, chủ nợ có quyền khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Người khởi kiện có quyền yêu cầu tòa án kê biên, phong tỏa tài sản của con nợ để tránh việc tẩu tán tài sản, đảm bảo thi hành án sau này cũng như sử dụng các biện pháp khác mà pháp luật không cấm như sử dụng báo chí, truyền thông...
Trên thực tế, không phải trường hợp nào bên có quyền (chủ nợ) cũng có cách hành xử phù hợp với quy định của pháp luật. Nhiều trường hợp do nhận thức hạn chế mà chủ nợ vô tình vi phạm pháp luật hoặc nhận thức được hành vi, cách thức đòi nợ là trái pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện (chủ yếu diễn ra trong hoạt động cho vay tín dụng đen) như: đổ chất bẩn; đến khu vực nhà con nợ chửi bới hoặc có hành vi khác gây rối trật tự công cộng nhằm tạo áp lực; tự ý lấy tài sản của con nợ mang đi (siết nợ).
Việc siết nợ có thể không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để lấy tài sản hoặc đã dùng vũ lực tấn công để lấy tài sản.
Theo Bộ luật Hình sự 2015, tùy thuộc hành vi siết nợ cụ thể mà việc siết nợ có thể phạm một trong các tội dưới đây:
Trường hợp chủ nợ (hoặc người đại diện thông qua ủy quyền) dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công (có thể là chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản) không thể chống cự được như đấm, đá, dùng hung khí khống chế nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cướp tài sản theo điều 168 Bộ luật Hình sự 2015. Mức hình phạt cao nhất đối với tội này đến tù chung thân.
Trường hợp chủ nợ đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần con nợ (kéo nhiều người đến để thị uy) nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cưỡng đoạt tài sản theo điều 170 Bộ luật Hình sự 2015. Mức hình phạt cao nhất với tội này đến 20 năm tù.
Với hai hành vi trên, pháp luật đều không đòi hỏi tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ bao nhiêu trở lên thì mới phạm tội. Do vậy, về nguyên tắc có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc hoặc đe dọa sẽ dùng vũ lực... để chiếm đoạt tài sản thì tội phạm đã hoàn thành. Việc đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa không phải là căn cứ định tội đối với hành vi phạm tội.
Luật sư Đỗ Trọng LinhCông ty luật Bảo An, Hà Nội
Từ khóa » Siết Nợ Tài Sản đảm Bảo
-
Chủ Nợ Có Quyền Giữ Tài Sản để Siết Nợ? - Pháp Luật Toàn Dân
-
Có được Giữ Tài Sản Của Người Vay Tiền để Siết Nợ? - Báo Lao Động
-
Có được Cầm Giữ Tài Sản Của Người Khác để Siết Nợ
-
Tài Sản Bảo đảm Nhưng Chưa Chắc đã Là “đảm Bảo” - Agribank
-
Ngân Hàng Thu Giữ Tài Sản Siết Nợ – Vì đâu Gây Tranh Cãi? - UEL
-
Chủ Nợ Có Quyền Giữ Tài Sản Của Người Vay Tiền để Siết Nợ Không?
-
Ngân Hàng đẩy Mạnh Siết Nợ Bất động Sản - VietNamNet
-
Xử Lý Khoản Vay Quá Hạn Có Tài Sản Cầm Cố
-
Ngân Hàng Xiết Nợ, Có Thể Bị Truy Cứu Tội Cướp; Cưỡng đoạt Tài Sản
-
Siết Nợ - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
SHB Siết Nợ Bất động Sản, Xe Sang Sau Vụ ông Đỗ Thành Nhân Bị Bắt
-
Cho Vay, đòi Tiền Sao Cho đúng Pháp Luật để Không Phạm Vào Tội ...
-
Ngân Hàng Thu Giữ Tài Sản Siết Nợ - Vì đâu Gây Tranh Cãi?
-
Dự án Chung Cư Bị Ngân Hàng Siết Nợ, Quyền Lợi Người Mua Nhà Về ...