Cỏ Ruzi
Có thể bạn quan tâm
Giới thiệu chung
Đặc điểm sinh trưởng
Thời vụ trồng
Yêu cầu về đất, làm đất và mật độ trồng
Giới thiệu chung
Cỏ Ruzi có tên khoa học là Brachiaria ruziziensis, tên thông thường: Ruzi grass (Australia), Congo signal grass (Africa), Prostrate (Kenya). Cỏ Ruzi có nguồn gốc ở châu Phi và hiện nay đang sinh trrưởng và phát triển rất tốt ở châu Mỹ Latinh, đặc biệt là vùng Vịnh Cairibê. Cỏ Ruzi được phát triển rộng rãi ở tất cả các nước vùng nhiệt đới và hiện nay đang lan dần sang các nước á nhiệt đới. Cỏ Ruzi được nhập vào nước ta từ năm 1968 từ Cu Ba, năm 1980 từ Australia và gần đây (năm 1996) được nhập từ Thái Lan. Hiện nay cỏ Rizi đang được trồng và phát triển hàng ngàn ha ở các nông trường, trạm trại trong cả nước với mục đích phơi khô làm thức ăn dự trữ cho gia súc trong mùa đông. Cỏ Ruzi mềm và ròn hơn cỏ Ghi nê, khả năng tiêu hóa vật chất khô: 58-65% và tiêu hóa đạm thô 61-68%. Đặc biệt khi phơi khô cỏ khô đều cả lá và cuộng nhanh hơn cỏ Ghi nê. Cho nên cỏ Ruzi là cây chủ lực cho việc trồng thu cắt phơi khô dự trữ làm thức ăn cho vụ đông đứng vị trí sau cỏ Panggola.
Cỏ Ruzi và hạt giống
Về đầu trang
Đặc điểm sinh trưởng
Cỏ Ruzi là giống cỏ hòa thảo, thân bò, rễ trùm bám chắc vào đất, thân lá dài mềm có lông mịn. Cỏ có thể mọc cao tới 1,2 m, bẹ lá mọc quanh gốc. Cỏ Ruzi có khả năng chịu khô hạn tương tự như cỏ Ghi nê và yêu cầu được trồng trọt ở nơi có lượng mưa tối thiểu là 1000 mm, nhưng cỏ phát triển thích hợp vẫn là vào mùa mưa khi lượng mưa lớn hơn, tuy nhiên không chịu được ngập úng. Cỏ Ruzi có thể trồng ở nơi có độ cao 1000-2000 m so với mặt biển. Nhiệt độ tối cao cho cỏ sinh trưởng được là 33oC và tối thấp là 19oC.
Về đầu trang
Thời vụ trồng
Thời vụ gieo trồng: có thể trồng vào các tháng mùa mưa: từ tháng 4 đến tháng 7 trong năm nhưng tốt nhất là vào tháng 4, 5, đầu mùa mưa đẻ đảm bảo tỷ lệ sống cao.
Về đầu trang
Yêu cầu về đất, làm đất và mật độ trồng
Đất trồng cỏ Ruzi tốt nhất là đất có độ pH=5,3-6,6, có tầng canh tác dày, tơi xốp và hàm lượng mùn cao. Cỏ Ruzi có thể duy trì tuổi thọ của thảm cỏ từ 3-5 năm cho nên việc chuẩn bị đất trồng cỏ cần được quan tâm. Khi trồng cỏ bằng thân khóm thì cần phải dùng máy, trâu bò Nếu gieo trồng bằng hạt cần phải chuẩn bị đất kỹ hơn, cày bừa nhiều lần đảm bảo đất tơi nhỏ và thời gian chuẩn bị đất dài hơn để giảm bớt cỏ dại mọc và rạch hàng gieo hạt với độ sâu 7-10 cm. Giống cỏ Ruzi có thể sử dụng trồng bằng thân rễ hoặc bằng hạt: - Trồng bằng thân rễ: để trồng cho một ha cần khoảng 3500-4000 kg thân rễ. Rạch hàng hoặc cuốc hốc sâu 15 cm. Hốc cách hốc khoảng 15-20 cm theo hướng đông-tây và hàng cách hàng là 50-60 cm. Mỗi hốc trồng có từ 3-5 dảnh. - Nếu gieo trồng bằng hạt lượng giống yêu cầu là 6-7 kg/ha. Khi cây có độ cao 20-30 cm thì đem trồng
Bảng 3. Bón phân cho cỏ Ruzi
Loại phân | Tổng lượng bón, kg/ha | Bón lót, % tổng số | Bón thúc sau trồng 10-12 ngày, kg | Bón thúc giai đoạn thu hoạch | |
Số lần bón/năm | kg/ha*lần | ||||
+ Phân chuồng | 1000-25000 | 100 | |||
+ Phân đạm, kg/ha | 4-5 | ||||
- Tính theo N | 120-230 | 20-30 | 20-28 | ||
- Tính theo phân urê | 260-400 | 43-65 | 46-61 | ||
+ Phân lân, kg/ha | 100 | 1 | |||
- Tính theo P2O5 | 40-60 | ||||
- Tính theo phân supe lân | 240-360 | ||||
+ Phân kali, kg/ha | 30 | 2-3 | |||
- Tính theo K2O | 80-150 | 28-35 | |||
- Tính theo phân kali clorua | 133-250 | 46-58 |
Liều lượng phân bón và cách bón phân cho cỏ Ruzi Cỏ Ruzi có thể cho năng suất 21.15 tấn chất khô (Tanzania), 19,5 tấn chất khô (Australia) và 25,6 tấn chất khô ở Sri Lanka. Trong một số vùng đất của Việt Nam cỏ Ruzi có thể cho 5-7 lứa cắt/năm, năng suất xanh 60-90 tấn/ha/năm, tùy thuộc vào khả năng chăm sóc và quản lý cũng như điều kiện đất đai. Hàm lượng đạm 10-12% và khoáng tổng số 10-11%. Cỏ Ruzi phản ứng mạnh với phân đạm, đòi hỏi lượng phân đạm nhiều hơn cỏ Ghi nê và năng suất tăng khi liều lượng phân đạm bón thúc tăng (Risopoulos, 1996). Tuy nhiên số lượng phân bón cho một ha cỏ Ruzi cũng tùy thuộc vào địa hình, loại đất và chất dinh dưỡng của đất. Đặc biệt tùy thuộc vào mục đích sản xuất thức ăn xanh hay thu hạt giống cũng như phương thức thâm canh hay quảng canh. Ở điều kiện Việt Nam nên bón cho cỏ với số lượng và thời kỳ bón như ở bảng 3. Nếu trồng thâm canh hoặc đối với đất nghèo dinh dưỡng thì bón mức cao và nếu trồng quảng canh hoặc đất tốt thì bón mức thấp. Sau bón lót và thúc lần 1 số phân đạm và kali còn lại bón vào sau mỗi lần thu hoạch 10-15 ngày (mùa mưa) và 20-25 ngày (mùa khô): phân đạm được bón sau mỗi lần thu hoạch; Phân kali được bón sau 2 đợt thu hoạch.
Về đầu trang
Từ khóa » đặc điểm Cỏ Ruzi
-
Cỏ Ruzi – Giống Cỏ Chịu Giẫm Đạp Tốt Nhất Hiện Nay
-
Giống Cỏ Ruzi - Kỹ Thuật Nông Nghiệp
-
ĐẶC ĐIỂM VÀ KỸ THUẬT TRỒNG CỎ RUZI - Hội Làm Vườn Việt Nam
-
Những điều Nên Biết Về Cỏ Ruzi
-
Hạt Giống Cỏ Ruzi
-
CỎ RUZI (Brachiaria Ruziziensis)
-
Đặc điểm Của Giống Cỏ Ruzi
-
Kỹ Thuật Trồng Cỏ Ruzi - DairyVietnam
-
HẠT GIỐNG CỎ RUZI - Công Ty Hạt Giống Sen Vàng
-
Hạt Giống Cỏ Ruzi Thái Lan Giá Rẻ
-
Hạt Cỏ Ruzi - Tropical Seeds
-
Đặc điểm Cỏ Ruzi - YouTube
-
Giống Cỏ Ruzi – Chịu Dẫm Đạp Tốt
-
CỎ RUZI - Chăn Nuôi Gia Súc Lớn RRDC