Cơ Sở Khoa Học Về Nguồn Gốc Và Bản Chất Của Nhà Nước
Có thể bạn quan tâm
Nhận định sau đây đúng hay sai:
“Những học thuyết phi Mác xít lý giải một cách chân thực và có cơ sở khoa học về nguồn gốc và bản chất của nhà nước.”
Trả lời:
Nhận định trên: SAI.
Bởi vì Các học thuyết phi Mác xít lý giải thiếu cơ sở khoa học và được lợi dụng đề che đậy nguồn gốc và bản chất của nhà nước.
Bản chất của nhà nước
Theo học thuyết Mác – Lênin, bản chất nhà nước được thể hiện ở hai phương diện là vai trò xã hội (tính xã hội) và tính giai cấp. Hai phương diện này lại tiếp tục được thể hiện một cách rõ nét thông qua những đặc điểm, những chức năng cơ bản, bộ máy nhà nước, ở hình thức, chế độ chính trị. Cũng giống như các hiện tượng xã hội khác, hai phương diện này vừa có sự thống nhất, vừa có sự mâu thuẫn nội tại.
a. Vai trò xã hội (tính xã hội) của nhà nước
Một thuộc tính khách quan, phổ biến của mọi nhà nước đó là vai trò xã hội (tính xã hội) của nhà nước. Khách quan vì đây là thuộc tính không phụ thuộc vào ý muốn con người. Phổ biến vì nó tồn tại ở mọi nhà nước, không phân biệt kiểu nhà nước nào.
Thứ nhất, để tồn tại và phát triển, nhà nước nào cũng phải quan tâm giải quyết các vấn đề chung của xã hội. Trước tiên nhà nước được hiểu là một tổ chức quyền lực công cộng.
Chẳng hạn, người Việt Nam ngay từ tấm bé đều biết đến hai hình ảnh “nước dâng đến đâu, núi đồi cao đến đó” (Sự tích Sơn Tinh – Thủy Tinh) và hình ảnh “một cậu bé ba tuổi nhổ tre đánh giặc” (Sự tích Thánh Gióng). Hai hình ảnh đó nhắc nhở người dân Việt Nam rằng ngay từ đầu dân tộc này đã phải giải quyết hai yêu cầu thường trực, khách quan của xã hội đó là nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm.
Để giải quyết những công việc này đòi hỏi phải có sự liên kết, một sự tổ chức thành một thực thể cao hơn làng (công xã nông thôn). Hai yếu tố trị thủy và chống giặc ngoại xâm không mặc nhiên ra đời nhà nước, nhưng là những yếu tố khởi đầu, thúc đẩy nhanh quá trình hình thành nhà nước ở Việt Nam và đồng thời quy định chức năng của nhà nước sau này. Tính xã hội ở đây thậm chí còn nảy sinh sớm và có trước cả tính giai cấp. Điều này không phải ngoại lệ vì các nhà nước đầu tiên ở Phương Đông như Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, ấn Độ cổ đại, thậm chí là các nhà nước ở Phương Tây như Hy Lạp hay La Mã, nhà nước cũng nảy sinh từ xã hội và trước tiên sự ra đời của nó là với vai trò là một tổ chức quyền lực công cộng, duy trì trật tự, ổn định xã hội.
Thứ hai, bất kỳ nhà nước nào cũng sẽ không thể tồn tại, phát triển được nếu như giai cấp thống trị tuyệt đối không chú ý, quan tâm, bảo vệ quyền lợi của các giai cấp, tầng lớp khác, kể cả những giai tầng không có quan điểm, tiếng nói giống với giai cấp mình.
Chẳng hạn, trong Bộ Quốc triều hình luật thời Lê ở Việt Nam có rất nhiều những quy định bảo vệ quyền lợi của những người yếu thế trong xã hội như người già, phụ nữ, trẻ em, nô lệ, người tàn tật, người cô quả…Không những thế, Bộ luật này còn có nhiều quy định rõ ràng trách nhiệm của quan lại và hệ quả pháp lý trong trường hợp quan lại không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ của mình.
Hay trong Bộ luật Hammurabi ở Lưỡng Hà cổ đại ở Điều 2 có quy định về trách nhiệm của Thẩm phán: “Nếu thẩm phán xử một vụ kiện mà ra phán quyết bằng văn bản, nếu sau đó phát hiện lỗi trong văn bản là do lỗi của thẩm phán, thẩm phán sẽ phải trả 12 lần giá trị tiền phạt mà ông ta đã yêu cầu bồi thường trong vụ kiện, đồng thời ông ta sẽ bị buộc phải rời khỏi ghế thẩm phán vĩnh viễn và không bao giờ có thể trở thành thẩm phán lần nữa”. Quy định về trách nhiệm của thẩm phán cho thấy thời kỳ này rất coi trọng công tác xét xử, rất coi trọng trách nhiệm xét xử công bằng của thẩm phán. Cũng trong Bộ luật này đã có một số quy định bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.
Chẳng hạn như quy định người chồng phải có nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc người vợ ở Điều 128: “Nếu người chồng lấy vợ, nhưng không quan hệ sinh lý với người vợ đó, thì người phụ nữ này không phải là vợ của y.”* Hoặc quy định người vợ có quyền ly hôn khi người chồng đi khỏi nhà không có lý do ở Điều 136: “Nếu người chồng bỏ nhà đi không rõ lý do, khi anh ta trở lại, người vợ có quyền ly dị.” Không những thế luật còn quy định người chồng không được bỏ vợ khi biết người vợ mắc bệnh nặng. Người chồng phải có nghĩa vụ nuôi nấng người vợ cho đến hết đời.
Thứ ba, mức độ thể hiện và thực hiện vai trò xã hội của các nhà nước không hoàn toàn giống nhau. Tính xã hội của nhà nước chịu sự quy định, chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: thể chế chính trị, sự phát triển kinh tế- xã hội, các mối tương quan lực lượng, truyền thống, phong tục tập quán; hoàn cảnh lịch sử, việc cam kết và thực thi các điều ước quốc tế…
Nhiều nhà nước đương đại hiện nay đã thực hiện rất nhiều những chính sách xã hội như chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách an sinh xã hội, chính sách lao động – việc làm, chính sách bảo vệ môi trường, chính sách về phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội….Nhiều nhà nước đều tuyên bố và cam kết xây dựng nhà nước pháp quyền, nhà nước dân chủ ở đó quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Họ thiết lập cơ chế phân quyền, cơ chế giám sát bên trong giữa các cơ quan nhà nước, giữa các đảng phái chính trị và giám sát bên ngoài nhằm kiểm soát hành vi của công quyền. Trong phạm vi quốc tế hiện nay, sự phát triển và phát huy vai trò ngày càng lớn của các hình thức tổ chức tự nguyện và tự quản phi vụ lợi.
Xã hội hiện đại cũng chứng kiến vai trò ngày càng lớn của các công ty xuyên quốc gia trong việc cung cấp tri thức và công nghệ quan trọng nhất cho các nền kinh tế. Các tổ chức xã hội dân sự đóng vai trò tư vấn chính sách, phản biện xã hội, tổ chức các công việc công ích để đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng xã hội mà nhà nước và thị trường không đủ khả năng đảm nhận. Nhà nước không chỉ đơn thuần định ra, thiết lập các quy tắc chính thức, áp dụng cưỡng chế bắt các tổ chức và cá nhân phải tuân theo, mà nhà nước còn là một “đấu thủ quan trọng nhất trong các trò chơi kinh tế”. Trong xã hội hiện đại, trước những thay đổi to lớn đang diễn ra trong đời sống chính trị – xã hội ở các quốc gia khác nhau, vai trò của nhà nước và dịch vụ công cùng các nhu cầu về bảo đảm an toàn, an ninh không ngừng tăng lên.
b. Tính giai cấp của nhà nước
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhà nước nào cũng có tính giai cấp sâu sắc. Hay nói cách khác, tính giai cấp của nhà nước cũng là một thuộc tính khách quan và phổ biến tồn tại ở mọi nhà nước. Điều này thể hiện ở những nội dung sau:
Thứ nhất, nhà nước chỉ ra đời trong xã hội có giai cấp. Hay nói cách khác. trong chế độ cộng sản nguyên thủy, khi chưa có tư hữu xuất hiện, chưa có sự phân hóa giai cấp, thì ở đó chưa có nhà nước.
Thứ hai, nhà nước là do giai cấp thống trị xã hội tổ chức nên, phục vụ quyền lợi chủ yếu, trước hết là cho giai cấp thống trị xã hội. Từ khi nhà nước xuất hiện đến nay thì tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như chế độ chính trị, tương quan lực lượng giai cấp, những điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội, đảng phái, bối cảnh kinh tế, quốc tế vv… mà mức độ thể hiện cũng như phương diện thực thi tính giai cấp luôn có sự khác nhau nhất định.
Chẳng hạn, trong nhà nước phong kiến Việt Nam, tính giai cấp được thể hiện ở chỗ nhà nước là do giai cấp thống trị tổ chức nên, bảo vệ quyền lợi cho nhà vua, giai cấp địa chủ. Thông qua việc phong cấp đất cho quý tộc, pháp luật cũng có sự ưu ái cho những quan lại trong bộ máy nhà nước, ví dụ Điều 3 của Bộ luật Hồng Đức về chế độ Bát nghị. Tuy nhiên, xét toàn diện thì mức độ thể hiện, mức độ thực thi quyền lực ở các triều đại ở Việt Nam cũng không hoàn toàn giống nhau. Trong lịch sử Việt Nam có những triều đại xuất hiện những vị vua anh minh, tiến hành nhiều cuộc cải cách thành công như dưới thời trị vì của vua Lý Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông và nhiều vị vua khác.
Thứ ba, sự thống trị của giai cấp được thể hiện trên ba mặt là kinh tế, chính trị và tư tưởng. Xét một cách lô-gích, thông qua nhà nước, giai cấp thống trị về kinh tế trở thành giai cấp thống trị về chính trị. Cũng vì nắm được quyền lực nhà nước, hệ tư tưởng của giai cấp thống trị trở thành hệ tư tưởng thống trị xã hội. Quyền lực chính trị do nhiều tổ chức thực hiện, nhưng nhà nước là công cụ chủ yếu của quyền lực chính trị.
Tóm lại, theo cách hiểu của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhà nước là một bộ máy, công cụ quyền lực đặc biệt, là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, bộ máy để thực hiện nền chuyên chính của giai cấp thống trị xã hội, đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ giai cấp và những nhiệm vụ chung nảy sinh từ bản chất của xã hội.
Từ khóa » Các Quan điểm Phi Mác Xít Không Chân Thực Vì
-
Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật: Câu Hỏi Trắc Nghiệm Theo Chương ...
-
Che đậy Bản Chất Giai Cấp Của Nhà Nước. C - Facebook
-
Tổng Hợp Câu Hỏi Trắc Nghiệm LLNN
-
Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật | Other - Quizizz
-
Các Quan điểm Phi Mác Xít Giải Thích Nguồn Gốc Nhà Nước Không ...
-
Câu Hỏi Trắc Nghiệm ôn Thi Môn Lý Luận Chung Nhà Nước Và Pháp Luật
-
Bộ Câu Hỏi Trắc Nghiệm Lí Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Có đáp án - Đại
-
V.I.Lênin đấu Tranh Chống Các Quan điểm Phi Mácxit Và ý Nghĩa đối ...
-
Bảo Vệ Quan điểm Của Chủ Nghĩa Mác - Lênin Về Nhà Nước Trước ...
-
Tổng Hợp Câu Hỏi Trắc Nghiệm Môn Lý Luận Nhà Nước - Tailieunhanh
-
Học Thuyết Về Nhà Nước Của Chủ Nghĩa Marx Lenin - Wikipedia
-
Phap Luat Dai Cuong - SlideShare
-
Trắc Nghiệm Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Phân Pháp Luật
-
Nhận Dạng Các Quan điểm Sai Trái, Thù địch Chống Phá Nền Tảng Tư ...