Có Thai Cạo Gió được Không? | TCI Hospital - Bệnh Viện Thu Cúc
Có thể bạn quan tâm
Cạo gió là một biện pháp chữa bệnh dân gian, thường được sử dụng để đối phó với các chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn nao trong người. Nhiều chị em thắc mắc là có thai cạo gió được không? Hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết sau để biết cạo gió tác động đến mẹ và bé như thế nào.
Menu xem nhanh:
- 1. Tác dụng của cạo gió
- 2. Có thai cạo gió được không?
- 3. Bà bầu phải làm gì khi bị đau nhức?
1. Tác dụng của cạo gió
Theo chia sẻ của các chuyên gia, từ xưa, dân gian đã có một biện pháp chữa các chứng cảm lạnh, cảm nắng, nhức mỏi… là cạo gió.
Lời giải thích được đưa ra là trong quá trình sống, cơ thể người bị khí độc xâm nhập dẫn đến lạnh, mệt mỏi, đau nhức, sốt… Khi đó, người ta dùng các dụng cụ như đồng xu bạc, muỗng, lòng trắng trứng luộc… cạo gió để chữa bệnh. Lực cạo gió sẽ kích thích hệ thần kinh dưới da, làm giãn nở lỗ chân lông, đánh thức cách hạch, hệ tuần hoàn được đả thông, từ đó mệt mỏi tiêu tan. Ngoài ra, khi cơ thể tích tụ khí độc, lỗ chân lông sẽ có lượng lưu huỳnh cao. Nếu dùng đồng xu bạc để cạo gió, bạc sẽ kết hợp với lưu huỳnh tạo thành chất đẩy khí độc ra ngoài.
Có thể thấy cạo gió là phương pháp chữa bệnh đơn giản, hiệu quả, rẻ tiền nên được nhiều người tin dùng.
2. Có thai cạo gió được không?
Như đã nói ở trên, cạo gió là phương pháp chữa bệnh dân gian, dùng vật mỏng cạo vào da để làm nóng cơ thể, kích thích huyệt đạo. Vậy có thai cạo gió được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Các chuyên gia đều khẳng định có thai tuyệt đối không nên cạo gió. Việc chà xát quá nhiều để kích thích sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Thông thường mọi người sẽ cạo gió ở các vùng như vai, lưng, đặc biệt là vùng lưng. Tuy nhiên, lưng lại là vùng ảnh hưởng trực tiếp tới bụng. Đã có nhiều trường hợp mẹ bầu cạo gió bị động thai, sinh non, vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Việc cạo gió mạnh còn có thể gây vỡ các mạch máu, xuất huyết dưới ra, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi.
3. Bà bầu phải làm gì khi bị đau nhức?
Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ rất nhạy cảm, bất cứ tác động nào cũng có thể ảnh hưởng xấu đến bé. Vì vậy, mẹ cần hết sức cẩn trọng trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào. Nếu đau nhức, mệt mỏi nhiều, mẹ không thể sử dụng biện pháp cạo gió để trị đau nhức, mẹ có thể sử dụng một vài cách khác thay thế, đó là:
– Dùng gừng tươi xoa lên cơ thể: Vì mẹ bầu không được sử dụng các vật cứng, sắc nhọn để cạo gió nên các chuyên gia khuyên mẹ dùng gừng tươi giã nhỏ, ngâm vào rượu khoảng 2 giờ để xoa bóp vùng vai, cổ, tay. Phương pháp này có hiệu quả làm giảm đau nhức, mệt mỏi tốt.
– Mát xa bằng dầu: Mẹ bầu cũng có thể dùng các loại tinh dầu được chế biến sẵn, dầu gió, tùy vào sở thích mùi hương để mát xa vùng bị đau, giúp khí huyết lưu thông, giảm đau nhức.
– Dùng cao dán (salonpas..) giúp giảm đau nhức: Dán cao dán tại vùng đau giúp giảm đau nhức có thể áp dụng cho bà bầu mà không gây tác động đến thai nhi.
– Sử dụng nước ấm để vệ sinh cơ thể: Khi bị ốm, mẹ bầu nên tránh tắm nước lạnh vì có thể làm cơ thể thêm mệt mỏi. Thay vào đó, hãy sử dụng nước ấm để lau người và vệ sinh vùng kín. Mẹ có thể thêm vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm để có hiệu quả tốt hơn.
– Ngủ sớm và ngủ đủ giấc: Dành thời gian để nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc giúp mẹ phục hồi tinh thần và sức khỏe nhanh hơn. Việc không đủ giấc ngủ và thiếu nghỉ ngơi có thể làm cho triệu chứng đau nhức, mệt mỏi trở nên nặng nề.
– Ăn uống đủ chất: Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối và đủ chất là rất quan trọng khi mẹ bầu bị ốm. Mẹ nên bổ sung thêm các loại trái cây như cam, quýt giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể khỏi virus và vi khuẩn.
– Giữ ấm cơ thể: Mẹ bầu cần giữ ấm cơ thể để không làm tăng triệu chứng mệt mỏi. Điều này đặc biệt quan trọng khi thời tiết đang lạnh. Hãy mặc ấm khi ra ngoài để bảo vệ sức khỏe của bạn và thai nhi.
Các phương pháp kể trên là an toàn mà vẫn giúp mẹ bầu giải tỏa cơn đau nhức dễ gặp phải trong thai kỳ và sức khỏe nhanh chóng phục hồi. Trong trường hợp mẹ mệt mỏi nhiều, tình trạng mãi không thuyên giảm, mẹ cần đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn cụ thể, không tự ý chữa bệnh tại nhà, không tự ý mua thuốc.
Ngoài ra, để phòng tránh cảm cúm, đau nhức trong thai kỳ, mẹ bầu nên chú ý đến một số điều như sau trong sinh hoạt hàng ngày như:
– Mẹ nên tiêm phòng đầy đủ. Tiêm phòng vắc xin là biện pháp an toàn và hiệu quả để bảo vệ mẹ và bé khỏi nguy cơ xâm nhập của các vi rút, vi khuẩn gây bệnh trong suốt thời kỳ mang thai.
– Thoa dầu tràm dưới gót chân trước khi đi ngủ có thể giúp giảm triệu chứng cảm lạnh. Dầu tràm là sản phẩm tự nhiên có tác dụng tốt cho sức khỏe mẹ bầu, đặc biệt khi gặp cảm lạnh.
– Nấu nước lá hương nhu và gừng để tắm có thể giải cảm và cải thiện tinh thần thoải mái và sức khỏe cho mẹ bầu.
– Sử dụng nước muối để súc miệng giúp sát khuẩn họng và hỗ trợ quá trình phục hồi nếu mẹ bị cảm lạnh.
– Để tránh bị ảnh hưởng bởi thời tiết, hãy luôn mang áo mưa khi đi ra ngoài để tránh ngấm nước mưa và bị ốm.
– Ăn thực phẩm giàu vitamin C như rau xanh, cam, quýt, chanh giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Trên đây là một số thông tin về phương pháp cạo gió với sức khỏe mẹ bầu. Nếu chị em còn có thắc mắc muốn được tư vấn, giải đáp, hay có nhu cầu thăm khám khi triệu chứng đau nhức, mệt mỏi càng ngày càng nặng hơn, chị em có thể liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ.
Từ khóa » Cạo Gió Bà Bầu
-
Tuyệt đối Không được Cạo Gió Cho Bà Bầu Và Trẻ Em - VOV
-
Có Bầu Cạo Gió được Không? Chị Em Mang Thai đều Nên Biết
-
Tuyệt đối Không được Cạo Gió Cho Bà Bầu Và Trẻ Em - Tiền Phong
-
Cạo Gió Bị Cấm Kị Khi Mang Thai? Tại Sao Vậy? - Bà Bầu Cần Biết
-
Lỡ Cạo Gió Khi Mang Thai Mẹ Bầu Nên Làm Gì ... - TheAsianparent
-
"Cạo Gió" Có Nên Làm Trong Thời Kỳ Mang Thai Không?
-
Tuyệt đối Không được Cạo Gió Cho Bà Bầu Và Trẻ Em
-
Trả Lời Cho Câu Hỏi: Phụ Nữ Có Thai Sức Dầu, Cạo Gió được Không?
-
Có được đánh Cảm, Cạo Gió Cho Bà Bầu Không
-
Phụ Nữ Có Thai Cạo Gió Được Không? Cảnh Báo Mẹ Bầu
-
Bà Bầu Có được Cạo Gió Không, Có Sao Không?
-
Có Nên Cạo Gió Khi Mang Thai để Chữa Cảm Trúng Gió Cho Bà Bầu?
-
Thực Hiện Cách đánh Cảm Cho Bà Bầu Nên Hay Không?
-
Bà Bầu Có được Cạo Gió Hay Không