Có Thai Mấy Tuần Thì đi Siêu âm được - Mẹ Bầu đã Biết?

Tâm lý chung của rất nhiều chị em, nhất là những người mới làm mẹ lần đầu khi mới phát hiện que thử 2 vạch là đều nôn nóng muốn đi siêu âm để kiểm tra thai nhi có khỏe mạnh không. Nhưng thực tế khi mới có thai không phải lúc nào mẹ cũng có thể đi siêu âm được. Vậy có thai mấy tuần thì đi siêu âm được, những mốc siêu âm thai quan trọng trong thai kỳ là gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Khái niệm về siêu âm và vai trò của nó trong chăm sóc thai nhi
    • 1.1 Khái niệm siêu âm thai
    • 1.2 Vai trò siêu âm trong chăm sóc thai nhi
  • 2. Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được?
  • 2. Các mốc siêu âm thai quan trọng trong thai kỳ
    • 2.1. Ở tuần thai thứ 11-13
    • 2.2. Ở tuần thai thứ 22-24
    • 2.3. Ở tuần thai thứ 30-32

1. Khái niệm về siêu âm và vai trò của nó trong chăm sóc thai nhi

1.1 Khái niệm siêu âm thai

Siêu âm là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh của cơ thể. Nó được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực chăm sóc thai nhi để theo dõi sự phát triển và sức khỏe của thai nhi trong tử cung.

Siêu âm không sử dụng tia X hay tia ion, do đó nó được coi là một phương pháp an toàn cho cả thai phụ và thai nhi. Không có bất kỳ tác động có hại nào đã được báo cáo từ việc sử dụng siêu âm trong chăm sóc thai nhi.

1.2 Vai trò siêu âm trong chăm sóc thai nhi

Vai trò chính của siêu âm trong chăm sóc thai nhi là cung cấp thông tin quan trọng về thai nhi, tử cung và các cơ quan liên quan.

– Xác định tuổi thai: Siêu âm có thể xác định tuổi thai chính xác, giúp xác định thời điểm chính xác của thai kỳ và theo dõi sự phát triển của thai nhi.

– Đánh giá sự phát triển và sức khỏe của thai nhi: Siêu âm cho phép đánh giá kích thước và cân nặng của thai nhi, kiểm tra sự phát triển của các cơ quan và hệ thống trong cơ thể như não, tim, phổi và các cơ quan khác.

– Phát hiện các vấn đề sức khỏe: Siêu âm có thể phát hiện các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn của thai nhi như dị tật bẩm sinh, khuyết tật cơ quan và vấn đề về tăng trưởng. Điều này giúp bác sĩ theo dõi và xử lý sớm những vấn đề này để tăng cơ hội sống sót và sức khỏe của thai nhi.

– Giám sát quá trình thai nghén và sinh: Siêu âm cho phép giám sát các thay đổi trong tử cung và các dấu hiệu tiền lâm sàng của sự chuẩn bị cho sinh. Nó cũng giúp theo dõi sự chuyển dạ và vị trí của thai nhi trong quá trình sinh.

– Hướng dẫn trong các quá trình can thiệp: Siêu âm được sử dụng để hướng dẫn trong các quá trình can thiệp như thu thập mẫu dịch âm đạo, tiêm chích dược phẩm và giải phẫu tạo hình.

Tóm lại, siêu âm đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc thai nhi bằng cách cung cấp thông tin quan trọng về sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.

2. Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được?

Theo các bác sĩ Sản khoa, sau khi dùng que thử thai cho kết quả 2 vạch đỏ và sau khi trễ kinh được 7-15 ngày (tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối) thì mẹ có thể thực hiện đi siêu âm lần đầu tiên. Với những phụ nữ có vòng kinh đều thì đây là thời điểm thai nhi đã được khoảng 5-6 tuần tuổi. Thời gian này thai nhi có thể đã di chuyển vào tử cung, sự phân chia tế bào đang diễn ra mạnh mẽ nên có thể phát hiện chính xác qua hình ảnh siêu âm.

Việc siêu thai lần đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng, bởi qua siêu âm các bác sĩ sẽ xác định được:

– Tình trạng sức khỏe tổng quát của mẹ: tử cung, phần phụ

– Người mẹ có thai hay không, mang thai đơn hay đa thai

– Vị trí của thai nằm trong hay ngoài tử cung

– Tuổi thai, nhịp tim của thai nhi (nếu có)

– Đánh giá tình trạng thai qua việc quan sát túi thai phát triển tốt hay chưa tốt, có hiện tượng bóc tách túi thai hay không, túi thai nằm trong buồng tử cung ở vị trí bình thường hay thấp…

Cũng trong lần siêu âm, khám thai này, các bác sĩ sẽ lập kế hoạch thăm khám, siêu âm định kỳ cho mẹ bầu, tư vấn về chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt trong trường hợp mẹ bầu đang có bệnh lý đi kèm hoặc qua siêu âm phát hiện tình trạng thai nhi không được tốt thì việc điều trị ngay từ những ngày đầu tiên của thai kỳ sẽ giúp mẹ hạn chế được rất nhiều rủi ro không mong muốn.

Siêu âm thai là phương pháp quan trọng giúp bác sĩ và bố mẹ theo dõi sự phát triển của thai nhi

Siêu âm thai là phương pháp quan trọng giúp bác sĩ và bố mẹ theo dõi sự phát triển của thai nhi

2. Các mốc siêu âm thai quan trọng trong thai kỳ

Ngoài thời điểm siêu âm lần đầu ở tuần thai thứ 5-6 thì mẹ bầu không nên bỏ lỡ 3 mốc siêu âm cực kỳ quan trọng sau:

2.1. Ở tuần thai thứ 11-13

Đây là thời điểm bác sĩ có thể xác định được chính xác nhất tuổi thai và ngày dự sinh của mẹ dựa vào chiều dài đầu mông của bé. Ngoài ra đây cũng là mốc quan trọng giúp sàng lọc nguy cơ bất thường về nhiễm sắc thể của thai nhi thông qua siêu âm đo độ mờ da gáy và làm xét nghiệm sàng lọc Double test. Những bất thường về nhiễm sắc thể này là nguyên nhân gây ra các hội chứng Down, Edward, Patau. Qua thời điểm này, các kết quả siêu âm, xét nghiệm sàng lọc không còn chính xác nữa.

Siêu âm ở tuần thai thứ 11-13 là mốc quan trọng giúp sàng lọc nguy cơ dị tật thai nhi

Siêu âm ở tuần thai thứ 11-13 là mốc quan trọng giúp sàng lọc nguy cơ dị tật thai nhi

2.2. Ở tuần thai thứ 22-24

Đây là giai đoạn các cơ quan quan trọng như cột sống, hộp sọ, tim, phổi, thận, tay, chân… đều có thể quan sát rõ, vì vậy qua siêu âm các bác sĩ có thể tầm soát các bất thường về cấu trúc của thai nhi.

2.3. Ở tuần thai thứ 30-32

Thời điểm siêu âm này giúp bác sĩ phát hiện ra những bất thường giai đoạn muộn xảy ra ở động mạch, tim, cấu trúc não. Đồng thời ở mốc siêu âm này các bác sĩ sẽ xác định được dây rốn nuôi có vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi bào thai tốt không, ngôi thai có thuận không, tình trạng nước ối, đánh giá bất thường trong quá trình phát triển và hoàn thiện cấu trúc thai.

Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu mới mang thai lần đầu

Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu mới mang thai lần đầu

Có thai mấy tuần thì siêu âm được, hy vọng các mẹ bầu đã tìm được lời giải đáp cho thắc mắc này. Việc theo dõi thường xuyên sức khỏe của thai nhi là việc làm vô cùng cần thiết, do đó mẹ nên thực hiện siêu âm theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của thai nhi.

Từ khóa » Hình ảnh Giấy Siêu âm Thai 3 Tuần