Có Thể Tin Bài Thơ "Rắn đầu Biếng Học" Là Của Lê Quý Đôn được ...
Có thể bạn quan tâm
Nhân đầu Xuân Quí Tỵ vừa rồi, nhiều báo và tạp chí ra số tết, số xuân dẫn bài thơ này và đều ghi là của Lê Quý Đôn. Từ lâu tôi đã không tin điều đó. Bài thơ như sau:
RẮN ĐẦU BIẾNG HỌC
Chẳng phải liu điu cũng giống nhàRắn đầu biếng học quyết không thaThẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹNay thét mai gầm rát cổ chaRáo mép chỉ quen tuồng lếu láoLằn lưng chẳng khỏi vết roi chaTừ nay Trâu Lỗ xin siêng họcKẻo hổ mang danh tiếng thế gia
Tôi chép bài thơ này từ Tạp chí Văn học và tuổi trẻ số 1 năm 2013, trang 14. Những chữ hoa và in đậm, đều là nguyên văn của văn bản được dẫn. Dưới bài thơ là phần giảng giải khá công phu từng câu một, với các loại rắn và đặc trưng của chúng, như liu điu, hổ lửa, mai gầm...
Đến câu thứ 7, trang 15: "Từ nay Trâu Lỗ xin siêng học", tất cả vấn đề tôi quan tâm là ở câu này. Văn bản giải thích, có một loại rắn tên là hổ trâu (trong cụm từ hai chữ TRÂU LỖ), tôi thấy không có sức thuyết phục. Nếu chữ TRÂU là hổ trâu, thì chữ LỖ nghĩa là gì? Rõ ràng là không ổn. Không thể tách TRÂU ra khỏi LỖ trong trường hợp này được, cũng như không thể tách liu điu là rắn liu với rắn điu, hay hổ mang là rắn hổ với rắn mang. Ấy là chưa nói tới việc tôi chưa bao giờ nghe nói có loài rắn tên gọi là hổ trâu cả. Tôi nghĩ là tác giả có lẽ cũng nghĩ thế, nên đã viết tiếp: "Cậu cả Phương (Lê Danh Phương là tên thuở nhỏ của Lê Quý Đôn) còn vận dụng cả điển tích đấy. Khổng Tử quê ở đất Lỗ, còn Mạnh Tử quê ở Trâu Thành. Hai ông này là các cụ tổ của Nho học, nổi tiếng tài cao học rộng. Tự ví mình như thế, kể cũng đáng nể đấy". Tác giả giảng giải như thế đúng hơn, có sức thuyết phục hơn, như các sách thường giải thích từ xưa đến nay, đều cho là Trâu Lỗ không phải tên một loài rắn, vì không có rắn trâu lỗ, mà là tên quê hương của Khổng Tử và Mạnh Tử. Báo Quân khu 3, số đặc biệt Tết Quý Tị vừa rồi, trang 38, bình bài thơ này (của một tác giả khác) cũng viết với ý tương tự: "Bài thơ có nội dung ý tứ sâu sắc, dẫn cả điển tích về Khổng Tử và Mạnh Tử, nước Lỗ là quê hương của Mạnh Tử" (và của cả Khổng Tử). Vậy đã rõ.
Chúng ta đều biết Lê Quý Đôn (1726 - 1784) là con của nhà khoa bảng Nho học nối tiếng Lê Trọng Thứ. Cụ Lê Trọng Thứ đỗ tiến sĩ năm 1724. Tôi có tư liệu gốc, ghi, năm 1748, khi Lê Quý Đôn 22 tuổi, cụ là "Thiêm sai Đông các hiệu thư" của bộ Lễ. Ở thời Lê, đạo Nho cực thịnh, mà bộ Lễ của triều đình làm nhiệm vụ "quản lí nhà nước", như chữ chúng ta dùng bây giờ. Ai từng biết sơ qua về các cụ nhà Nho, đều nhớ câu châm ngôn: "Thịt thái không vuông không ăn, chiếu trải không vuông không ngồi, lời nói không có lễ nghĩa, không nghe". Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) tự thuật trong "Vũ trung tùy bút": "rất ghét thanh sắc, nghề cờ bạc, và những chuyện rủ rê chơi đùa". Ai nói những điều ấy thì ông "bịt tai lại, không muốn nghe". Đến thời Nguyễn, Bộ luật Gia Long còn ghi: "Phàm quan văn võ ở đêm với con hát, hay đem con hát vào tiệc rượu, phạt 60 trượng", nghĩa là giải ra công đường, lột mũ áo, đánh cho 60 gậy rồi đuổi về vườn.
Phải nói dài thế để thấy các nhà Nho rất trọng đạo lí và các khuôn phép, coi đó là lẽ sống của mình. Có thể chết để giữ thanh danh chứ không vi phạm. Vậy thì làm sao tin được một cậu bé học Nho, con nhà Nho, một nhà Nho thực sự, 8 - 9 hay 10 tuổi (tức là lúc bố cậu đã đỗ tiến sĩ từ 10 đến 12 năm, đang làm quan, ăn lộc của triều đình Nho học, đang lo việc nhà nước về Nho học), sau khi bị cha đánh đòn (lằn lưng vì vết roi cha cơ mà) mà dám nói thẳng với bố rằng: "Từ nay CỤ TỔ CỦA BỐ xin siêng học". Bây giờ, nếu con các vị cũng nói rằng "Từ nay VUA HÙNG (là con đây) xin siêng học, bố ạ" (ấy là tôi chưa nói đến các vị còn linh thiêng hơn nữa khác - mới xứng với Cụ Khổng, Cụ Mạnh đối với các nhà Nho) liệu các vị có chấp nhận không? Và điều đó có xảy ra không?
Do đó tôi cho rằng, đây là bài thơ đời sau làm, được truyền tụng trong dân gian, rồi gán cho Lê Quý Đôn, như nhiều trường hợp khác đã xảy ra, ví như bài thơ "Văn tế cá sấu" được gán cho Hàn Thuyên, bài thơ "Vịnh núi Mèo" được gán cho Trần Nhân Tông, bài thơ "Một gánh càn khôn" được gán cho Trần Khánh Dư... Các bài trên kia, chỉ là vấn đề của thơ. Còn bài thơ này gán cho Lê Quý Đôn còn có vấn đề về đạo lí, về lễ nghĩa, về đạo đức, vô hình trung, đã cùng một lúc, xúc phạm đến nhân phẩm của Lê Quý Đôn, một nhà bác học uyên thâm, một nhà văn hoá lớn của dân tộc và đồng thời cũng xúc phạm luôn cả cốt cách tiết tháo nhà Nho rất cao quý của cụ thân sinh - tiến sĩ Lê Trọng Thứ khả kính. Người đọc thoáng qua chỉ thích thú cái tài dùng chữ về các loại rắn mà dễ dàng bỏ qua cái đạo đã bị vi phạm nghiêm trọng trong bài. Theo tôi, cái đó với nhà Nho còn quan trọng hơn cả mạng sống của chính mình. Và như thế, việc gán bài thơ vô danh này cho Lê Quý Đôn, thật đúng với câu ca dao mà tôi nghe ở Thái Bình quê hương cụ: "Yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau".
Cụ Nguyễn Du từng nói: "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài", còn với nhà Nho thì không biết gấp lên bằng bao nhiêu. Chính vì rất ngưỡng mộ cả đức và tài của hai cha con cụ, mà tôi mới viết ra điều này, sau rất nhiều đắn đo. Rất mong được gia tộc của cụ và các vị cao minh xem xét cho
Từ khóa » Bài Thơ Rắn đầu Biếng Học đỗ Ai Sáng Tác
-
Lê Quý Đôn Và Bài Thơ “Rắn Đầu Biếng Học”
-
Bàn Về Bài Thơ "Rắn đầu Biếng Học" - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Rắn đầu Biếng Học – Wikisource Tiếng Việt
-
Bài Thơ “Rắn đầu Biếng Học” Có Phải Của Lê Quý Đôn
-
Con Rắn Trong Bài Thơ Kỳ Lạ Của Lê Quý Đôn
-
Top #10 Xem Nhiều Nhất Bài Thơ Rắn Đầu Biếng Học Đỗ Ai Sáng ...
-
Bài Thơ: Rắn đầu Rắn Cổ (Lê Quý Đôn - 黎貴惇) - Thi Viện
-
Lê Quý Đôn – Cuộc đời Và Sự Nghiệp – Rắn đầu Biếng Học
-
Bảng Nhãn Lê Quý Đôn
-
Về Bài Thơ Rắn đầu Biếng Học - Chuyện Phố
-
Bài''Rắn đầu Biếng Học '' Do Ai Viết?
-
Bài Thơ "Rắn" độc đáo Của Lê Quý Đôn - Tạp Chí Cửa Việt
-
RẮN TRONG VĂN HỌC SỬ VIỆT NAM - Mạc Tộc
-
Tìm Hiểu Lịch Sử - Lê Quý Đôn Nguyên Là Lê Danh Phương, Tự ...