Cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn: “Chúng Ta Không được Phép Sợ Trung Quốc!”
Có thể bạn quan tâm
Trên cương vị là Bí thư thứ nhất và sau đó là Tổng Bí thư suốt 26 năm, ông Lê Duẩn đã để lại nhiều di sản cho lịch sử Việt Nam. Có thể người ta còn tranh cãi về ông ở vài vấn đề, nhưng công lao to lớn trong sự nghiệp giải phóng và thống nhất dân tộc cũng như ý chí kiên cường và tinh thần cảnh giác cao độ trong việc chống lại chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc, thì có lẽ ít người nghi ngờ…
Bác Hồ và Cố Tổng bí thư Lê Duẩn năm 1960
Bài học lớn về Trung Quốc
Trước hiệp định Geneva, ông Lê Duẩn là người lãnh đạo phong trào cách mạng ở miền Nam. Như nhiều nhà lãnh đạo của Việt Nam khi ấy, ông thực sự tin Trung Quốc là người anh em, đồng chí thực sự của cách mạng Việt Nam.
Năm 1954, Hiệp định Geneva được ký kết đã bẻ ngoặt nhận thức của ông về mối quan hệ với Trung Quốc. Nhà thơ Việt Phương, thư ký của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng kể:
“Khi bàn thảo về Hiệp định Geneva, Bộ Chính trị của ta chỉ đồng ý lấy vĩ tuyến 16 là ranh giới cuối cùng của khu phi quân sự tạm thời giữa hai miền Nam – Bắc trong thời gian chờ tổng tuyển cử. Nhưng Trung Quốc với sự ảnh hưởng của mình, đã khăng khăng ép ta phải đồng ý chọn vĩ tuyến 17. Khi chúng ta bàn bạc vấn đề này với Trung Quốc, họ đã nói: “Chúng tôi là tướng ngoài mặt trận. Các đồng chí hãy để cho chúng tôi tùy cơ ứng biến”. Khi nói như thế, người Trung Quốc đã tự cho mình quyền định đoạt số phận của người Việt Nam”.
Thời điểm đó, ta đã kiểm soát phần lớn vùng Nam bộ, ngoại trừ một vài đô thị nhỏ. Ở miền Bắc, ta chiến thắng vang lừng ở Điện Biên. Nhưng Trung Quốc đã bắt ta phải ký một hiệp định chia cắt đất nước - một hành động mà sau này như nhiều người nói: “người anh lớn” đã phản bội lại “người em” của mình.
Sau khi hiệp định được ký, trên đường từ Bắc vào Nam, nhìn những quân dân miền Nam giơ 2 ngón tay chào nhau, vừa là biểu tượng victory - chiến thắng, vừa là lời hẹn 2 năm sau sẽ đoàn tụ, ông Lê Duẩn đã khóc. Ông hiểu, sẽ không bao giờ có tổng tuyển cử, sẽ không bao giờ chỉ là 2 năm…Rồi đây đất nước sẽ còn bị chia cắt rất lâu vì Hiệp định Geneva năm đó.
Sau đó, khi chia tay Lê Đức Thọ ra Bắc tập kết, ông Lê Duẩn đã nói với người đồng chí của mình một câu rất nổi tiếng: “Anh ra nói với Bác, 20 năm nữa tôi mới được gặp Bác”.
Rất trùng hợp, 20 năm sau, đất nước thống nhất. Nhưng quan trọng hơn, đó là lần ông Lê Duẩn thực sự thấy thấm thía nhất về nỗi đau chứng kiến đất nước ông đã bị người anh em Trung Quốc phản bội. Năm 1972, trong một cuộc trò chuyện với Chu Ân Lai, nhắc lại về Hiệp định Geneva, ông Lê Duẩn đã không ngần ngại lên án: “Năm đó, người Trung Quốc các anh đã bán đứng chúng tôi trên bàn đàm phán”.
Dù là năm 1954 hay năm 1972 hay sau này, dù là lúc đang lãnh đạo cách mạng miền Nam hay khi đã ra Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, kể cả khi đất nước đã thống nhất, chưa một phút giây nào, TBT Lê Duẩn quên bài học đó.
“Chúng ta không được phép sợ Trung Quốc”
Khi còn sống, TBT Lê Duẩn luôn cho rằng, hiểu Trung Quốc là chuyện sống còn của dân tộc Việt Nam, khi mà lịch sử địa lý, trớ trêu thay đã khiến ta mãi mãi phải là láng giềng của họ. Mà để hiểu người Trung Quốc nhất định phải hiểu được những đặc tính của dân tộc Việt Nam.
Đắm chìm vào trong dân tộc để hiểu cái ở ngoài dân tộc và giữ dân tộc là cách mà TBT Lê Duẩn đã làm khi ở cương vị người đứng đầu đất nước.
Trong suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, nhân danh việc chi viện, giúp đỡ chúng ta, rất nhiều lần Trung Quốc lồng ghép vào đó những toan tính riêng của họ. Có lần Trung Quốc đề nghị cho chúng ta 500 chiếc xe vào Trường Sơn với điều kiện kèm lái xe của họ. Nhưng TBT Lê Duẩn không nhận bất cứ một chiếc xe nào.
Có người trong Bộ Chính trị đề nghị “sao ông không nhận một vài chiếc cho người ta vui?”, nhưng TBT Lê Duẩn vẫn kiên quyết giữ lập trường của mình: “Chừng nào tôi còn ngồi đây, thì tôi không cho một kẻ nào nghĩ trong đầu rằng có thể cướp được đất nước Việt Nam này”.
Hẳn là vì hiểu rõ dân tộc, mà ông đã không quên rằng, Trung Quốc từng mượn đường vào đánh Chiêm Thành thời nhà Trần, rồi từng lấy cớ vào giúp vua Lê Chiêu Thống để kéo quân vào Hà Nội. Như một nhà nghiên cứu về quan hệ Việt Nam với Trung Quốc đã từng nhận xét về ông: “Với TBT Lê Duẩn, cái gì nhịn được thì nhịn, nhưng ông tuyệt đối không bao giờ nhượng bộ những điều quá đáng, nguy hại cho an ninh quốc gia”.
Tổng bí thư Lê Duẩn thăm một đơn vị tên lửa phòng không bảo vệ Hà Nội
Điều mà TBT Lê Duẩn vẫn thường cố gắng cắt nghĩa là tại sao Trung Quốc đô hộ Việt Nam 1.000 năm mà không đồng hóa được ta? Bởi 1.000 năm là quá dài, và người Trung Quốc chưa bao giờ giấu diếm tham vọng ấy suốt những thời kỳ họ cai trị Việt Nam. Trong lịch sử, nhiều dân tộc khác bị đồng hóa rất dễ dàng chỉ với vài trăm năm, nhưng sự khác biệt của người Việt Nam đã khiến dân tộc này thoát khỏi quy luật đáng sợ đó.
Có rất nhiều thứ người Trung Quốc cho là chân lý, nhưng người Việt Nam không chấp nhận. Người Trung Quốc dùng đạo Khổng để giáo dục người dân. Người Trung Quốc dạy: “Tại gia tòng phụ”, nhưng người Việt Nam nói: “Con hơn cha là nhà có phúc”. Người Trung Quốc nói “xuất giá tòng phu”, người Việt Nam lại cho rằng “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.
Và ông Lê Duẩn luôn nhìn thấy, qua những khác biệt đó người Việt Nam vừa để dạy mình, vừa thể hiện sự phản kháng với tư tưởng đó, và sâu xa hơn là phản kháng sự đồng hóa mà người Trung Quốc cố tình áp đặt lên số phận của dân tộc Việt Nam. Sự phản kháng này nằm sâu trong mầm mống tồn tại của dân tộc, khiến sức mạnh đồng hóa của người Trung Quốc không đâm thủng được. Trung Quốc ngày đó bắt người phụ nữ bó chân, nhưng người Việt Nam không bao giờ đồng ý. Với người Việt Nam, để sinh tồn thì bàn chân là phải vững chắc trên mảnh đất này. Đó là một nền tảng văn hóa vô cùng Việt Nam, tự thân người Việt Nam và nó đối chọi hoàn toàn với người Trung Quốc.
Dường như, khi hiểu được truyền thống ấy và sức mạnh phản kháng ấy của dân tộc, TBT Lê Duẩn đã luôn có tự tin khi đứng trước những nhà lãnh đạo Trung Quốc, đứng trước sức mạnh của người Trung Quốc, trong rất nhiều giai đoạn thăng trầm của mối quan hệ giữa hai nước.
Một lần, khi ra ngoài Bắc bàn về đấu tranh miền Nam, ông Lê Duẩn nói: “Thưa Bác, chúng ta muốn thắng Mỹ, có một điều rất quan trọng là chúng ta phải không được sợ Mỹ, nhưng cũng không được sợ Trung Quốc và không được sợ Liên Xô”.
Có người trong Bộ Chính trị phản đối ý kiến đó. Nhưng ông Nguyễn Chí Thanh đã đứng lên ủng hộ: “Thưa Bác, việc anh Ba nói vậy là vô cùng cần thiết và nhất định phải như vậy chúng ta mới thắng được”.
Cả Bộ Chính trị vỗ tay hoan hô ý kiến đó. Chỉ tiếc là đến giờ những văn bản họp Bộ Chính trị khi đó hầu như vẫn chưa được công bố, khiến những câu chuyện này không thực sự được biết rộng rãi trong dân chúng.
Điều khiến nhiều người suy nghĩ là những năm tháng đó, trong lúc khó khăn nhất, khi mà chúng ta đang dựa vào họ, thành bại của cuộc chiến tranh phụ thuộc một phần không nhỏ vào sự ủng hộ của họ, nhưng TBT Lê Duẩn vẫn biết cách giữ được vị thế của mình với những nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Ông cũng rất khéo léo giữ được độc lập của đất nước mà vẫn khiến Trung Quốc duy trì sự ủng hộ với Việt Nam trong một giai đoạn dài. Cái ý thức “không sợ Trung Quốc” ấy có lẽ đã khiến TBT Lê Duẩn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, cũng luôn ở thế ngang bằng với những lãnh đạo Trung Quốc như Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình. Nhưng cũng chính vì tư tưởng đó, TBT Lê Duẩn đã trở thành nhà lãnh đạo Việt Nam khiến Trung Quốc e dè, nếu không muốn nói là “gai mắt” nhất trong giai đoạn ấy.
Nhà thơ Việt Phương từng kể một câu chuyện: “khi Bác Hồ đang chữa bệnh ở Trung Quốc, TBT Lê Duẩn có chuyến thăm Trung Quốc và ở gần nơi Bác chữa bệnh. Bác Hồ lúc đó đã bảo với ông Lê Duẩn: “Chú Ba đến ăn cơm với Bác. Chắc là họ chưa đến mức có ý định giết Bác. Bác đã rất nghi ngại việc TBT Lê Duẩn ở một mình có thể có những chuyện không hay và tìm cách giữ an toàn cho ông bằng mọi cách”.
Từ năm 1976, khi ta căng thẳng với Trung Quốc, mỗi lần sang Trung Quốc, khi những người lính cận vệ của TBT Lê Duẩn đưa dụng cụ đo phóng xạ vào phòng ông kiểm tra, bao giờ độ phóng xạ cũng ở mức kịch kim. Có người lính cận vệ đã đề nghị ông đổi phòng vào ban đêm một cách bí mật. 1 năm sau đó, người lính cận vệ đó bị ung thư máu qua đời, dù trước đó rất khỏe mạnh. Đó có thể chỉ là một sự trùng hợp, nhưng cũng có thể không…
2 tháng qua, khi Trung Quốc ngày càng tráo trở và ngang ngược ở biển Đông, với tham vọng bá quyền không giấu diếm, rất nhiều người dân Việt Nam nhớ về vị TBT mà lịch sử đã nhìn nhận là người có đường lối cứng rắn nhất với Trung Quốc.
Có lẽ ngày hôm nay, với vấn đề biển Đông, người Việt Nam chúng ta sẽ phải nhớ lại câu nói của cố TBT Lê Duẩn và bài học mà ông đã để lại: “Chúng ta, bằng bất cứ giá nào, cũng không được phép sợ Trung Quốc”.
Theo Một thế giới
Từ khóa » Tổng Bí Thư Lê Duẩn Chống Trung Quốc
-
Lê Duẩn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thái độ Của TBT Lê Duẩn Với Lãnh đạo Trung Quốc Trước, Trong Và ...
-
Tài Liệu Mới Nói ông Lê Duẩn Từ 1973 đã Lo 'bị Mao Tấn Công' - BBC
-
TBT LÊ DUẨN Phát Biểu Về “ Bè Lũ Bành Trướng Bắc Kinh” Năm ...
-
BÀI HỌC VỀ TRUNG QUỐC TRONG KÝ ỨC CON TRAI TỔNG BÍ ...
-
Tổng Bí Thư Lê Duẩn - Nhà Lãnh đạo Kiệt Xuất Trọn đời Vì Nước, Vì Dân
-
Con Trai Cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn Nói Về Cha Và Chiến Tranh Biên Giới ...
-
Cha Tôi, Lê Duẩn Và Kỷ Niệm Với Trung Quốc - VietNamNet
-
“Thư Vào Nam” Và Tầm Nhìn Lê Duẩn - Báo Nhân Dân
-
Tiết Lộ Bất Ngờ Trong Bài Phát Biểu Của TBT Lê Duẩn Về Trung Quốc
-
Lê Duẩn - Nghiên Cứu Quốc Tế
-
Đồng Chí Lê Duẩn - Nhà Lãnh đạo Kiệt Xuất Của Cách Mạng Việt Nam
-
Tư Duy độc Lập, Sáng Tạo Của Cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn
-
Tổng Bí Thư Lê Duẩn - Người Học Trò Xuất Sắc Của Chủ Tịch Hồ Chí ...