Cổ Tử Cung Ngắn Có Thể Khiến Mẹ Bầu Sinh Non - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Cổ tử cung ngắn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sinh non. Vì vậy, nếu mẹ được chẩn đoán cổ tử cung ngắn, điều quan trọng là cần đi khám thai thường xuyên để được bác sĩ kiểm tra và đề xuất hướng kiểm soát vấn đề hiệu quả.
Về cơ bản, cổ tử cung thường dài khoảng 3 – 5 cm và dần ngắn lại khi mang thai. Tuy nhiên, đôi khi cổ tử cung ngắn hơn mức trung bình có thể gây ra các vấn đề khi mang thai, đặc biệt là nguy cơ sinh non. Mẹ cần biết gì tình trạng này? Tham khảo bài viết sau của Hello Bacsi để trang bị những thông tin hữu ích nhé!
Như thế nào là cổ tử cung ngắn khi mang thai?
Trong quá trình mang thai, cổ tử cung thường đóng và bịt kín đường nối tử cung và âm đạo, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng cũng như bảo vệ thai nhi. Trước khi bạn lâm bồn và sinh em bé, cổ tử cung sẽ giãn nở ra hay mở rộng để tạo thuận lợi cho thiên thần nhỏ chào đời.
Giai đoạn thai nhi 24 tuần, cổ tử cung trung bình sẽ dài khoảng 35 mm. Cổ tử cung ngắn là khi chiều dài cổ tử cung ở mức dưới 25 mm ở tuần 18 đến 24. Phụ nữ có cổ tử cung ngắn có thể có nhiều nguy cơ sinh non hơn so với người có chiều dài cổ tử cung bình thường.
Nguyên nhân cổ tử cung ngắn là gì?
Cổ tử cung ngắn khi mang thai thường liên quan đến tình trạng suy cổ tử cung. Trong thai kỳ, khi em bé lớn dần và nặng hơn sẽ chèn ép vào cổ tử cung. Nếu cổ tử cung ngắn, áp lực từ em bé có thể khiến cổ tử cung mở ra trước khi em bé sẵn sàng chào đời.
Hầu hết các trường hợp sẩy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên là do bất thường nhiễm sắc thể. Thế nhưng, suy cổ tử cung và cổ tử cung ngắn thường là nguyên nhân chính gây sẩy thai trong tam cá nguyệt thứ hai. May mắn thay tình trạng này không quá phổ biến. Bên cạnh đó, một số yếu tố sau đây cũng có thể dẫn đến các vấn đề về cổ tử cung:
- Bạn từng phẫu thuật cổ tử cung trước đó
- Chấn thương cổ tử cung
- Cổ tử cung dị dạng do dị tật bẩm sinh
- Tổn thương cổ tử cung do sẩy thai hoặc phá thai
- Tiếp xúc với Diethylstilbestrol (một loại estrogen tổng hợp) trong tử cung
- Nạo vét tử cung
- Bạn từng khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện để điều trị chứng loạn sản cổ tử cung
- Dị tật tử cung hoặc có vết rách cổ tử cung khi sinh qua đường âm đạo trước đó.
Các triệu chứng cảnh báo cổ tử cung ngắn khi mang thai
Mặc dù các triệu chứng không phải lúc nào cũng rõ ràng. Tuy nhiên, từ tuần 14 đến 20 của thai kỳ, nếu có những triệu chứng sau thì mẹ nên thận trọng với nguy cơ cổ tử cung ngắn:
- Đau lưng
- Nặng vùng chậu
- Đau bụng
- Dịch tiết âm đạo thay đổi về lượng, màu sắc và độ đặc
- Chảy máu âm đạo
- Các cơn co thắt tương tự như cơn gò Braxton-Hicks
Biến chứng của cổ tử cung ngắn trong thai kỳ
Cổ tử cung ngắn khi mang thai khiến mẹ có nguy cơ cao sảy thai hoặc sinh non. Điều này là do cổ tử cung ngắn không chịu được áp lực từ em bé đang lớn dần. Nói cách khác, khi cổ tử cung ngắn thì không có khả năng giữ và đóng lại theo thời gian mang thai của mẹ. Thay vào đó, cổ tử cung sẽ mở ra trước khi thai nhi đủ tháng. Vì vậy, những mẹ có cổ tử cung ngắn khi mang thai dễ sinh non hơn những mẹ có cổ tử cung dài và dày hơn.
Với rủi ro này, trong điều trị cho cổ tử cung ngắn thường khuyến khích các phương pháp khác nhau để giúp mẹ ngăn ngừa nguy cơ sinh non. Điều quan trọng là mẹ cần sớm đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Cách đo chiều dài cổ tử cung chuẩn theo tuần thai
Tiêu chuẩn vàng để đo chiều dài cổ tử cung trong thai kỳ là siêu âm qua đầu dò âm đạo, kỹ thuật này dễ quan sát hơn và có độ tin cậy cao hơn so với siêu âm qua thành bụng. Siêu âm qua đầu dò âm đạo cũng dễ chịu và an toàn với nhiều người. Sự thay đổi của cổ tử cung như giãn nở cổ tử cung kèm theo ối vỡ có thể được phát hiện và thăm dò qua siêu âm này. Hơn nữa, siêu âm qua đầu dò âm đạo sẽ an toàn và không gia tăng nguy cơ nhiễm trùng dù người đó có hiện tượng vỡ ối non.
Điều trị cổ tử cung ngắn khi mang thai như thế nào?
Có nhiều biện pháp điều trị nhằm ngăn ngừa nguy cơ sinh non cho mẹ có cổ tử cung ngắn, bao gồm:
1. Nghỉ ngơi tại gường, thuốc chống co thắt và khâu vòng cổ tử cung
Nghỉ ngơi tại giường và cung cấp nước cho cơ thể thường được đề nghị để ngăn ngừa nguy cơ sinh non, nhất là người có nguy cơ cao, nhưng thực tế chưa có nhiều bằng chứng cho thấy tính hiệu quả của biện pháp này, cũng như khả năng trì hoãn việc sinh non.
Thuốc chống co thắt cổ tử cung thường được kê đơn với mong muốn ngăn ngừa sinh non. Thế nhưng, bằng chứng thuyết phục và tin cậy vẫn chưa đầy đủ, không thể chứng minh liệu các thuốc chống co thắt này có thể giúp trì hoãn sinh non từ 24 – 48 giờ không. Tuy nhiên, hiện cũng chưa có bằng chứng cho thấy thuốc này gây hại. Vì thế, trong những trường hợp cấp tính và nguy cơ sinh non cao như mẹ có cổ tử cung ngắn, thuốc chống co thắt cũng được bác sĩ dùng. Thông thường, các thuốc chống co thắt sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và giảm lo âu.
Khâu cổ tử cung thường được áp dụng rộng rãi để ngăn ngừa sẩy thai hoặc sinh son ở người có nguy cơ. Việc khâu vòng cổ tử cung sớm ở tuần thứ 13 đến 15 sẽ có lợi với người đã từng có bất thường về cổ tử cung. Mặc dù còn đang bàn cãi, nhưng những dữ liệu gần đây cho thấy khâu vòng cổ tử cung có thể giảm nguy cơ sinh non ở người mang thai đơn không triệu chứng. Tuy nhiên, ở thai phụ mang đa thai, biện pháp này không mấy hiệu quả.
2. Progesterone
Viên thuốc progesterone ngày càng được dùng rộng rãi để ngăn ngừa sinh non. Dù điều này chưa được FDA công nhận nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy dùng progesterone từ tuần 16 hay 20 đến tuần 34 hay 36 sẽ ngăn ngừa được sinh non ở nhiều phụ nữ có nguy cơ cao.
3. Indomethacin, vòng nâng tử cung, axit folic và omega 3
Nhiều biện pháp khác đã được đưa ra nhằm ngăn ngừa hiện tượng sinh non dù bằng chứng liên quan còn nhiều giới hạn và cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để chứng minh tính hiệu quả, bao gồm:
- Indomethacin có thể đạt được hiệu quả ngừa sinh non ở một số trường hợp có nguy cơ cao. Trong thử nghiệm lâm sàng, indomethacin ở những phụ nữ có cổ tử cung ngắn không triệu chứng trong tam cá nguyệt thứ 2 mà không khâu vòng cổ tử cung có tỷ lệ sinh non trước 24 tuần giảm.
- Dùng vòng nâng tử cung có thể hiệu quả với những mẹ đơn thai giúp ngừa sinh non trước 36 tuần và trước 32 tuần đối với mẹ song thai .
- Chế độ dinh dưỡng cũng được xem như là một biện pháp giúp ngừa sinh non ở cả mẹ có nguy cơ thấp và cao, bao gồm bổ sung axit folic và omega-3 trong suốt quá trình mang thai.
Nếu đã được bác sĩ thông báo về nguy cơ sinh non liên quan đến cổ tử cung ngắn thì mẹ bầu cần được theo dõi thường xuyên. Với nhiều biện pháp điều trị cổ tử cung ngắn kể trên, dù nhiều biện pháp vẫn chưa được chứng minh đầy đủ, nhưng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hy vọng thai phụ có tình trạng cổ tử cung ngắn sẽ lựa chọn biện pháp phù hợp với mình và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước nhé.
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu 4 cách giữ thai khi cổ tử cung ngắn để tránh rủi ro thai kỳ![embed-health-tool-due-date]
Từ khóa » Chiều Dài Cổ Tử Cung Bao Nhiêu Là Ngắn
-
Cổ Tử Cung Ngắn Có Chắc Chắn Khiến Phụ Nữ Sinh Non Không?
-
Chiều Dài Cổ Tử Cung Thay đổi Như Thế Nào Trong Suốt Thai Kỳ? - Vinmec
-
Cổ Tử Cung Ngắn Khi Mang Thai Có Sao Không Và Cách Khắc Phục
-
Mẹ Bầu Bị Cổ Tử Cung Ngắn Nên Kiêng Gì Và Nên Làm Gì?
-
Vai Trò Của Siêu âm đo Chiều Dài Cổ Tử Cung Trong Dự Phòng Sinh Non
-
Cổ Tử Cung Ngắn Khi Mang Thai: Mối đe Dọa Sảy Thai Và Sinh Non
-
Tìm Hiểu 4 Cách Giữ Thai Khi Cổ Tử Cung Ngắn để Tránh Rủi Ro Thai Kỳ!
-
[Cổ Tử Cung Ngắn] Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Đo Chiều Dài Kênh Cổ Tử Cung Khi Mang Thai - Cách Giải Bài Toán Sinh ...
-
Cổ Tử Cung Ngắn Có ảnh Hưởng Như Thế Nào đến Việc Sinh Con?
-
Cổ Tử Cung Ngắn Nguy Cơ Sinh Non, Sảy Thai, Chị Em Cần Lưu ý
-
Chiều Dài Cổ Tử Cung Thay đổi Như Thế Nào Trong Suốt Thai Kỳ?
-
Cổ Tử Cung Bao Nhiêu Là Ngắn?