Cỏ Xạ Hương - Thần Dược Tốt Cho Thần Kinh Và Hô Hấp
Có thể bạn quan tâm
Tác dụng của loại cỏ này đã được khẳng định từ xa xưa trong đời sống của người dân châu Âu, nó không chỉ mang lại giá trị nâng cao tinh thần mà nó còn là vị thuốc hỗ trợ điều trị bệnh về hô hấp, thần kinh, tiêu hóa, xương khớp…
Giá trị trong ẩm thực và biểu tượng tinh thần trong văn hóa truyền thống
Là một loài thực vật có hoa trong họ hoa môi, cỏ xạ hương (Thyme) có tên khoa học là Thymus vulgaris được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, trang trí và dược liệu. Nó thật sự là loại thảo dược quý. Mùi hương thơm quyến rũ của nó mang lại cảm giác dễ chịu, giúp cho con người thư giãn, cải thiện tinh thần tạo mùi thơm hấp dẫn hơn cho các món ăn. Trong ẩm thực châu Âu, cỏ xạ hương thường được gói cùng với rau mùi tây, lá bay tạo ra “bó hoa kiểu Pháp” và được cho vào súp, món hầm và các món ăn khác. Bởi giá trị dinh dưỡng rất đa dạng của cỏ xạ hương vừa tạo nên hương vị cho các món ăn lại vừa bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, cỏ xạ hương còn được dùng để bảo quản thực phẩm chống hư hỏng, ôi thiu.
Cỏ xạ hương
Không chỉ gắn với ẩm thực, cỏ xạ hương còn gắn với nền văn hóa truyền thống của nhiều nơi trên thế giới. Tên chi Thymus (chi Bách lý hương) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “can đảm” hoặc “để tẩy uế”. Người Hy Lạp cổ đại và người Ai Cập đã sử dụng tinh dầu xạ hương để ướp xác người chết. Nhiều nền văn hoá trên thế giới xưa đã sử dụng cây xạ hương để làm các nghi lễ tiễn biệt người đã khuất, sắc hoa màu tím nhạt của cỏ xạ hương được cho là nơi yên nghỉ cho các linh hồn. Người Hy Lạp cổ đại dùng cỏ xạ hương để đốt trong nghi thức tang lễ, giống như việc đốt hương nhang ở các nước châu Á trong đám tang.
Cỏ xạ hương còn mang giá trị nâng đỡ tinh thần, có sức mạnh để nuôi dưỡng sự can đảm và thời Trung Cổ họ tin rằng vào điều đó. Các hiệp sĩ của triều đình thường được các quý bà trao tặng những chiếc khăn quàng cổ thêu một nhành cỏ xạ hương bên cạnh con ong là biểu tượng cho lòng dũng cảm và sự can đảm của họ.
Trong các câu truyện cổ của Hà Lan và Đức có hình ảnh chiếc giường có cỏ xạ hương là vật không thể thiếu trong ngôi nhà của các nàng tiên. Thời Trung Cổ, cỏ xạ hương được đặt dưới gối để giúp người nằm có giấc ngủ ngon và tránh gặp những cơn ác mộng. Các gia đình ở châu Âu, Úc, Mỹ thường có một chậu cỏ xạ hương trong góc nhà để tạo mùi thơm và đuổi côn trùng.
Tốt cho thần kinh và sức khỏe
Cỏ xạ hương đã được sử dụng làm thuốc từ thế kỷ đầu tiên trước Công nguyên. Người Hy Lạp coi cỏ xạ hương là vị thuốc giúp cải thiện trạng thái tinh thần, người La Mã sử dụng nó để điều trị chứng trầm cảm, lo âu và làm tỉnh những trường hợp bị ngất hoặc dùng sau cơn động kinh. Ở châu Âu từ thời Trung Cổ, cỏ xạ hương đã được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh như rối loạn tiêu hóa, xương khớp, ho, cúm và điều hòa kinh nguyệt. Những thế kỷ sau, cỏ xạ hương được dùng phổ biến trong điều trị các vấn đề tiêu hóa, nhiễm trùng đường hô hấp. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, tinh dầu xạ hương bắt đầu giữ vai trò sát khuẩn trong điều trị thương tích chiến trường.
Ngày nay, y học sử dụng cỏ xạ hương để trị liệu xoa bóp, điều trị ho, cảm lạnh, cúm, viêm phế quản, hen phế quản, giảm có thắt cơ trơn dạ dày và ruột.
Trong cỏ xạ hương có chứa tinh dầu thơm (thymol, carvacrol, borneol, geraniol…) có tác dụng giảm ho, giảm khó thở (chống co thắt phế quản, làm chất nhày đường hô hấp dễ tống ra, làm dịu sự đau rát họng). Tinh dầu xạ hương còn có tác dụng thư giãn, chống viêm, ngăn chặn sự phát triển của khối u, kháng vi khuẩn virut và nấm. Những tác dụng kể trên của cỏ xạ hương đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu khoa học và được chứng minh lâm sàng ở rất nhiều bệnh nhân trên thực tế. Không chỉ có tinh dầu, trong cỏ xạ hương còn chứa nhiều chất flavonoid có tính chống ôxy hóa đáng kể. Ngoài ra trong đời sống, tinh dầu xạ hương còn được sử dụng làm hương liệu thơm cho nước hoa, xà phòng thơm, mỹ phẩm, nước súc miệng, kem đánh răng…
Cách sử dụng cỏ xạ hương:
Trà: Dùng 1 muỗng cà phê lá xạ hương khô hoặc 2 muỗng cà phê lá xạ hương tươi hãm trong phích nhỏ 300ml. Sau đó đổ ra cốc, có thể cho thêm mật ong sẽ dễ uống hơn, ngon hơn. Khi ho nhiều có thể dùng ngày uống 3 lần, mỗi lần 100ml.
Thuốc sắc hoặc chế phẩm chiết xuất từ cỏ xạ hương: Thường được kết hợp với các loại thảo dược khác để điều trị các bệnh về hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản…). Cách thức sử dụng cụ thể tùy theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Tạo mùi thơm giúp thư giãn tinh thần: Dùng đèn xông tinh dầu, cho nước vào bề mặt đĩa xông của đèn, nhỏ 5 - 7 giọt tinh dầu xạ hương, bật đèn để mùi hương lan tỏa trong phòng. Hoặc rang muối nóng già, đặt lên muối vừa rang 2 - 3 cành cỏ xạ hương tươi.
Tuy nhiên, cũng giống như các loại tinh dầu khác, tinh dầu xạ hương cũng được khuyến cáo không nên sử dụng liều cao hoặc sử dụng trong thời gian dài.
Từ khóa » Cây Xạ Hương Có Tác Dụng Gì
-
Cỏ Xạ Hương Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
8 Công Dụng Của Cỏ Xạ Hương Không Phải Ai Cũng Biết
-
Cỏ Xạ Hương - Đặc Điểm, Công Dụng Và Ứng Dụng Trong Chữa ...
-
Cỏ Xạ Hương (Thyme) Là Gì? Công Dụng Và Cách Sử Dụng Cỏ Xạ Hương
-
Những Công Dụng Tuyệt Vời Của Cỏ Xạ Hương Không Phải Ai Cũng Biết
-
Cỏ Xạ Hương - Công Dụng Dược Liệu Và Cách Sử Dụng
-
Lá Thyme - Xạ Hương Là Gì? Lá Thyme Mua ở đâu? Công Dụng Của Lá ...
-
Cây Xạ Hương Và Cách Dùng Làm Thuốc Trị Viêm Họng, Viêm Phế Quản
-
Cỏ Xạ Hương Có Tác Dụng Gì? Những Lưu ý Khi Dùng Xạ Hương
-
Cây Cỏ Xạ Hương (Thyme)
-
Cỏ Xạ Hương - Nguồn Tinh Dầu Quý
-
Cỏ Xạ Hương: Đặc Điểm Và Các Ứng Dụng Hữu Ích Trong Cuộc Sống
-
Xạ Hương Với Tác Dụng Của Cỏ Xạ Hương Và Cách Dùng Chữa Bệnh ...
-
Đi Tìm Lời Giải Về Việc Xạ Hương Gây Vô Sinh - MarryBaby