Cỏ Xước: Loài Cỏ Chữa đau Nhức Khớp Hiệu Quả

Nội dung bài viết

  • 1. Giới thiệu về Cỏ xước
  • 2. Thành phần hóa học và tác dụng của cỏ xước
  • 3. Cách dùng và liều dùng cỏ xước
  • 4. Một số bài thuốc kinh nghiệm
  • 5. Kiêng kỵ

Cỏ xước không chỉ là loài cỏ mọc hoang dại mà còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng giảm đau nhức xương khớp, trị sỏi rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

1. Giới thiệu về Cỏ xước

  • Tên gọi khác: Cây ngưu tất, bách bội, ngưu kinh, hoài ngưu tất, cây bách bội, hồng ngưu tất, ngưu tịch, cỏ xước, ngưu tất nam, nhả khoanh ngù (Tài), cỏ nhả lìn ngu (Thái), hà ngù.
  • Tên khoa học: Achyranthes aspera L.
  • Họ khoa học:  Rau dền (Amaranthaceae)
  • Bộ phận dùng: Rễ (Radix Achyranthis asperae) đã phơi khô hay sấy khô.

Dược liệu có 4 dạng, gồm:

  • Cỏ xước Ấn Độ
  • Cỏ xước lông trắng
  • Cỏ xước xù xì
  • Cỏ xước màu xám đỏ

Trong đó, ở nước ta hầu hết loại Cỏ xước lông trắng phổ biến hơn cả. Cây được thu hái về làm thuốc chữa được nhiều bệnh.

1.1. Đặc điểm sinh trưởng và thu hái Cỏ xước

Trên thế giới, cỏ xước là cây của vùng nhiệt đới. Cây phân bố ở Lào, Campuchia, Thái Lan,… Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác ở các tỉnh đồng bằng, trung du, thường thấy ở ven đường, bờ sông, bãi cỏ, bờ bụi, quanh vườn nhà,…

Là cây ưa ẩm, ưa sáng, hơi chịu bóng, thường mọc ở nơi đất ẩm ven đường, quanh vườn và bãi hoang, ưa đất ẩm, nhiều mùn. Cây mọc từ hạt từ cuối mùa xuân, sinh trưởng nhanh vào mùa hè. Quả có lá bắc tồn tại,  nhờ gió phát tán đi khắp nơi. Hoa có móc, thường móc, dính vào quần áo những người làm lườn, người đi đường.

Cây mọc hàng năm, phát triển mạnh từ tháng 2 đến tháng 10 hàng năm. Thu hoạch quanh năm. Cả cây được đem về rửa sạch, cắt riêng phần rễ, thân , lá, thái mỏng rồi đem phơi hoặc sấy khô.

Trường hợp chỉ thu hoạch rễ, vụ thu hoạch chủ yếu là vào mùa đông. Lúc này thân và lá đang héo khô và rễ đã phình to. Rễ cây được đào lên, cắt bỏ rễ nhỏ. Phơi rễ cho đến khi vỏ ngoài nhăn lại rồi hun khói vài lần với lưu huỳnh. Cuối cùng, cắt bỏ phần đầu nhọn của rễ, thái lát mỏng, phơi khô.

cỏ xước
Cây cỏ xước là một vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền.

1.2. Mô tả toàn cây

Cây cỏ xước là một loài thực vật thân thảo, mảnh, hơi vuông, sống nhiều năm. Cây có chiều cao dao động từ 1 – 2 mét, có lông mềm bao phủ quanh thân. Rễ màu vàng, hình trụ dài, khá nhỏ, bé dần từ cổ rễ đến chóp rễ, đường kính chừng 2-5mm, dài 20cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt, nhẵn đôi khi hơi nhăn, có vết sần của rễ con.

Lá mọc đối, nhọn ở đầu, kích thước khoảng 2 – 4 cm bề ngang và 5 – 12 cm chiều dài. Trên lá có phiến hình trứng, mọc đối, mép nguyên lượn sóng, có cuống nhỏ.

Hoa mọc thành cụm, chiều dài cả chùm bông khoảng 20 – 30cm. Hoa nhỏ, đều, lưỡng tính, mẫu 5, không có cánh hoa, có 1 lá bắc và 2 lá bắc con. Lá bắc rải rác có lông dài màu trắng, một gân dọc nổi rõ ở giữa. Bông hoa có thể phát triển từ kẽ lá hoặc ngay đầu cành. Lá đài 5, hơi không đều, rời, hình bầu dục thuôn nhọn. Nhị 5, nhị lép có nhiều tua viền ở đầu. Bầu hình trụ.

Quả dạng quả nang, dài 2-3 mm, màu nâu, có thành mỏng dính vào hạt. Lá bắc nhọn giống gai, dễ bám vào vật khác như quần áo. Hạt hình trứng nhỏ và dài, dày 1 mm.

1.3. Bộ phận làm thuốc và bào chế Cỏ xước

Bộ phận sử dụng làm thuốc là thân, lá và rễ cây. Người ta thường đào cả cây đem về rửa sạch, hong khô và cắt khúc nhỏ. Sử dụng cây cỏ xước sẽ giúp cho cơ thể tăng bài thải chất độc, lọc thận, lợi tiểu. Đặc biệt, trà làm từ cỏ xước rất dễ sử dụng, thơm ngon bổ dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.

Toàn cây, đặc biệt là thân và rễ được sử dụng làm thuốc.

Bộ phận dùng: Toàn thân cây. Trong đó, phần rễ được sử dụng làm thuốc chữa bệnh nhiều nhất.

1.4. Bảo quản

Bảo quản dược liệu qua sơ chế ở nơi khô ráo, thông thoáng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

>> Tham khảo thêm: Cỏ Chân vịt: Vị thuốc đáng tin cậy giảm đau hiệu quả

2. Thành phần hóa học và tác dụng của cỏ xước

2.1. Thành phần hóa học

Cây cỏ xước có rất nhiều chất dinh dưỡng. Rễ cỏ xước chứa hoạt chất saponin. Ngoài ra còn có ecdysteron, achiranthin, glucose, galactose và muối kali. Saponin là hợp chất có nhiều trong rau và thảo dược, tác dụng chính của saponin là làm giảm cholesterol, giảm nguy cơ ung thư, tăng cường sức đề kháng của hệ miễn dịch và đóng vai trò như một chất chống oxy hóa.

cỏ xước
Cỏ xước chứa nhiều chất chống oxy hóa làm giảm cholesterol, tăng đề kháng.

2.2. Tác dụng

Tác dụng Y học hiện đại:

  • Tăng khả năng tổng hợp protein trong cơ thể.
  • Thử nghiệm trên ếch cho thấy dịch chiết cồn cỏ xước gây ức chế tim ếch, khiến mạch máu giãn nở nên có tác dụng hạ áp. Ngoài ra, hoạt chất Ecdysterone trong cỏ xước còn thể hiện rõ đặc tính giảm mỡ, giảm đường.
  • Hoạt chất saponin trong dược liệu kích thích co bóp cơ trơn tử cung.
  • Thành phần ecdysterone là một chất chống mang thai, ảnh hưởng đến sinh sản
  • Chống viêm, giảm đau, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể

Tác dụng Y học cổ truyền:

  • Vị đắng, chua, tính bình, không độc
  • Quy kinh vào 2 kinh Can, Thận.
  • Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ cơ thể. Ngoài ra, cỏ xước còn có tác dụng hỗ trợ tiêu viêm, làm lưu thông khí huyết, giảm đau các khớp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch…

3. Cách dùng và liều dùng cỏ xước

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Vị thuốc thường được dùng dưới dạng thuốc thang hoặc dùng tươi đắp ngoài da, ngâm rượu. Là thảo dược không có độc tính.

Liều dùng:

  • Dạng thuốc sắc: 12-40g.
  • Dạng đắp ngoài da: không kể liều lượng.
cỏ xước
Vị thuốc cỏ xước còn có tác dụng làm giảm đau nhức xương khớp.

4. Một số bài thuốc kinh nghiệm

4.1. Hỗ trợ chữa thấp khớp

Rễ cỏ xước 40g, Hy thiêm 28g, Thổ phục linh 20g, Cỏ nhọ nồi 16g, Ngải cứu 12g, Thương nhĩ tử 12g. Sao vàng sắc đặc ngày uống 1 thang, uống 7-10 ngày liền.

Hoặc Rễ cỏ xước, Vòi voi, Kim ngân hoa, Thổ phục linh, Hy thiêm, Ké đầu ngựa, Thiên niên kiện, cây Xấu hổ, dây Đau xương, cây Cà gai. Chế thành cao và rượu thuốc.

Hoặc Rễ cỏ xước 16g, Hoàng bá 12g, Thương truật 12g. Sắc chia 2 lần uống trong ngày.

4.2. Hỗ trợ chữa kinh nguyệt không đều, huyết ứ

Rễ cỏ xước 20g, củ Gấu, Ích mẫu, Nghệ xanh mỗi vị 16g, Tô mộc, Chỉ xác mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

4.3. Hỗ trợ chữa sỏi niệu quản

Rễ cỏ xước 12g, cỏ bợ 50g, Kim tiền thảo, rễ Dứa dại, cỏ Hàn the mỗi vị 30g, Ngải cứu 20g, dây Chìa vôi 16g, cỏ Nhọ nồi 16g. Sắc uống.

4.4. Cách ngâm rượu Cỏ xước

Ngoài dùng sắc uống có thể dùng rễ cỏ xước ngâm rượu làm thuốc điều trị đau nhức xương khớp. Tỷ lệ ngâm 1kg rễ khô ngâm với khoảng 5 lít rượu, ngâm 1 tháng là dùng được.

5. Kiêng kỵ

  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong các bài thuốc.
  • Phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Người bị bệnh dạ dày, bệnh đường ruột có thể gặp tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy… không nên dùng.

Cỏ xước là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.

Từ khóa » Cây Cỏ Xước điều Trị Bệnh Gì