COA Là Gì? Mục đích & Tác Dụng Của Bảng Phân Tích Thành Phần Sản ...

COA là gì? Mục đích của COA là gì? Những sản phẩm nào cần COA? Đây là câu hỏi rất phổ biến, là thắc mắc của nhà sản xuất, của doanh nghiệp, những người bán hàng và người mua hàng. Tuy nhiên, bạn khó mà tìm được một định nghĩa chính xác và đầy đủ về COA trên mạng internet. Cùng Tinh dầu thiên nhiên HAKU Farm tìm hiểu kỹ hơn về COA, mục đích và những sản phẩm cần COA trong bài viết sau đây.

  • Tinh dầu là gì? Lợi ích của tinh dầu trong cuộc sống
  • Xịt khoáng là gì? Tác dụng và cách sử dụng xịt khoáng để dưỡng da & làm đẹp
  1. Định nghĩa của COA
  2. Những sản phẩm cần COA
  3. Quy định cơ bản về COA 
  4. Mục đích & tác dụng của COA

Định nghĩa của COA

COA hay C/A là viết tắt của “Certificate Of Analysis“, dịch nghĩa là giấy chứng nhận phân tích. COA là bảng phân tích thành phần sản phẩm được sử dụng để xác nhận hàng hoá xuất khẩu có đáp ứng các thông số nhất định hay không. Các thông số trong COA chủ yếu có tính chất hoá lý, chẳng hạn như thành phần, độ ẩm, độ chua,… của sản phẩm.

COA giống như tên gọi “giấy chứng nhận phân tích” của nó, khi vừa xác nhận vừa phân tích sản phẩm. COA là tài liệu được cung cấp bởi người bán về thành phần và thuộc tính của sản phẩm.

COA cũng có thể có nhiều nghĩa khác (*) như: Canadian Osteopathic Association, Certificate of authenticity, Change of address,…

(*) Nguồn: wikipedia.org

hinh anh coa la gi
Mẫu COA. Hình ảnh minh họa: Bảng phân tích thành phần sản phẩm COA là gì.

Những sản phẩm cần COA

Giấy chứng nhận phân tích COA áp dụng chủ yếu với các sản phẩm như thực phẩm, rượu vang, rượu mạnh, gia vị, hóa chất, mỹ phẩm, sản phẩm từ động vật, thực vật,… và dược phẩm.

Quy định cơ bản về COA 

COA được cấp từ trung tâm kiểm nghiệm độc lập, có chức năng phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025 (do người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu chỉ định) hoặc tại phòng thí nghiệm của nước xuất khẩu.

Thông thường việc phân tích được thực hiện trên các mẫu đại diện trong tổng số hàng hoá bán ra.

Việc phân tích có thể được thực hiện tại nhà máy hoặc kho hàng của nhà xuất khẩu. hoặc tại nơi sản phẩm được vận chuyển quốc tế.

Mục đích & tác dụng của COA

Nếu bạn là một nhà sản xuất và được yêu cầu phải có thông số, kết quả kiểm tra sản phẩm, nhưng bạn không có phòng thí nghiệm. Đây là lúc COA trở nên quan trọng. Giấy chứng nhận phân tích COA có thể coi là kết quả thỏa thuận giữa người bán và người mua. COA có tác dụng sau.

  • COA là tài liệu xác nhận rằng sản phẩm đã qua xét nghiệm và có kết quả cụ thể. Từ đó giúp người nhập khẩu có thể kiểm tra thành phần và chất lượng sản phẩm qua COA.
  • COA giúp tạo độ tin cậy với nhà cung cấp thông qua kết quả xét nghiệm, giúp bên mua yên tâm hơn khi mua những sản phẩm đắt tiền từ nhà cung cấp.
  • COA có thể được yêu cầu bởi nhà nhập khẩu hoặc theo quy định của chính phủ ở nước nhập khẩu và tại hải quan xuất nhập khẩu.
  • Trường hợp một sản phẩm lần đầu xuất đi hoặc nhập khẩu sẽ được các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, đối chiếu sản phẩm có đạt tiêu chuẩn lưu hành hay không dựa theo COA.
  • COA còn có thể dùng để xác định mã hàng hóa trong tờ khai nhập khẩu để áp dụng mã thuế chính xác.

Bài viết trên được sưu tập nhằm giải quyết những thắc mắc về COA là gì? Mục đích & tác dụng của bảng phân tích thành phần COA. Tùy theo bản chất của hàng hóa, quan điểm của cơ quan mà COA sẽ có các ứng dụng riêng. Ngoài ra COA là một trong những giấy tờ cần thiết để xin giấy phép công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm. 

Từ khóa » C/a Trong Xuất Nhập Khẩu Là Gì