Coenzym Q10: Tác Dụng, Cách Dùng, Tác Dụng Phụ, Thực Phẩm Chứa ...
Có thể bạn quan tâm
Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho
Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh
Chọn- Hồ Chí Minh
- Hà Nội
- Đà Nẵng
- An Giang
- Bà Rịa - Vũng Tàu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bạc Liêu
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Định
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Cao Bằng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Lào Cai
- Long An
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Yên Bái Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
- Bài tin sức khỏe
- Coenzyme Q10 là gì? 12 tác dụng, cách dùng, thực phẩm chứa Coenzyme Q10
Dược sĩ Trần Minh Nhật
Chuyên khoa: Dược
Dược sĩ Trần Minh Nhật, chuyên khoa Dược. Hiện đang là dược sĩ thẩm định các bài viết của Nhà thuốc An Khang.
Coenzym Q10 được biết đến là một hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Vậy để biết coenzym Q10 là gì, tác dụng, dùng như thế nào, có tác dụng phụ gì không, những thực phẩm nào giúp chúng ta bổ sung coenzym Q10, bài viết sau sẽ giúp hiểu bạn rõ hơn.
1Coenzyme Q10 là gì?
Coenzyme Q10 là chất dinh dưỡng có trong thực phẩm như cá, quả hạch, trứng… và được tổng hợp trong cơ thể. Hoạt chất này tập trung chủ yếu ở ty thể, giúp bảo vệ não, tim, cơ bắp khỏi tác nhân gây hại như cholesterol LDL(xấu), nicotin trong khói thuốc và tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng cho cơ thể hoạt động mỗi ngày.[1][2]
CoQ10 có thể được tổng hợp trong cơ thể
2Các tác dụng của Coenzyme Q10 đối với sức khỏe
Hỗ trợ điều trị suy tim
Các nghiên cứu đã chứng minh CoQ10 là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tim khỏi tổn thương gây ra bởi gốc tự do. Việc này có thể giảm tổn thương tế bào và hỗ trợ điều trị suy tim.[3][2]
CoQ10 giúp bảo vệ tim khỏi tổn thương gây ra bởi gốc tự do
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Một số nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh tim có nồng độ CoQ10 thấp. Do đó, họ cho rằng bổ sung CoQ10 có thể giúp giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ, tăng cường sức khỏe tim mạch nói chung.[4][2]
CoQ10 giúp giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ
Hỗ trợ sinh sản
Theo tuổi tác, quá trình oxy hóa hoạt động chậm lại bằng cách làm giảm chất lượng, số lượng trứng, tinh trùng ở nữ giới và nam giới. Một số nghiên cứu đã kết luận rằng việc bổ sung CoQ10 có thể cải thiện chất lượng, hoạt động của trứng và tinh trùng bằng cách tăng cường khả năng chống oxy hóa.[5]
Coenzyme Q10 giúp cải thiện chất lượng và số lượng trứng, tinh trùng
Hỗ trợ chống lão hóa da
Tổn thương tế bào hoặc mất cân bằng nội tiết có thể làm giảm độ ẩm, làm mỏng lớp biểu bì và làm da yếu hơn khi tiếp xúc với các tác nhân có hại. Bổ sung CoQ10 giúp giảm tổn thương do tác động của tia UV, giảm nếp nhăn, cải thiện độ đàn hồi và sức khỏe tổng thể của da.[6]
CoQ10 ngăn ngừa lão hóa da do tổn thương khi tiếp xúc với tia UV
Cải thiện tình trạng đau đầu
Rối loạn chức năng ty thể làm suy giảm năng lượng trong tế bào não và gây ra chứng đau nửa đầu. Vì vậy, CoQ10 thường có trong ty thể nên bổ sung hoạt chất này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho điều trị triệu chứng đau nửa đầu.[7]
Chứng đau nửa đầu có thể được cải thiện khi sử dụng CoQ10
Cải thiện hiệu suất tập thể dục
CoQ10 có thể cải thiện hiệu suất tập thể dục bằng cách giảm stress oxy hóa trong tế bào và tăng cường chức năng của tim. Ngoài ra, bổ sung CoQ10 có thể giúp giảm cảm giác mệt mỏi, điều này cũng giúp tăng hiệu suất hoạt động thể thao.[8]
CoQ10 giúp tim khỏe để tăng hiệu suất tập thể dục
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Stress oxy hóa có thể dẫn đến kháng insulin và các bệnh chuyển hóa như tiểu đường. Do CoQ10 là chất chống oxy hóa nên bổ sung hoạt chất này sẽ giúp giảm các triệu chứng stress oxy hóa ở người bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu đã chứng minh rằng CoQ10 giúp cải thiện mức HbA1c và tình trạng kháng insulin ở những người mắc bệnh thần kinh tiểu đường. Bên cạnh đó, CoQ10 cũng giúp cải thiện độ nhạy insulin và điều chỉnh lượng đường trong máu.[9]
Tình trạng kháng insulin ở người tiểu đường được cải thiện khi sử dụng CoQ10
Ngăn ngừa ung thư
CoQ10 được chứng minh là hoạt chất giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, hoạt chất này chưa được chứng minh có thể giúp điều trị ung thư mà chỉ hỗ trợ và phòng ngừa bệnh.[10]
CoQ10 được chứng minh giúp giảm nguy cơ ung thư vú
CoQ10 tốt cho não bộ
Chức năng của ty thể có xu hướng giảm theo tuổi tác, làm tăng nguy cơ chết não và các bệnh Alzheimer hay Parkinson. Bên cạnh đó, não cũng rất dễ bị stress oxy hóa do hàm lượng axit béo và nhu cầu oxy cao.
Quá trình stress oxy hóa gây ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng nhận thức của người bệnh. Do đó, CoQ10 đóng vai trò như một hoạt chất giúp giảm triệu chứng oxy hóa và tăng cường chức năng não bộ.[11]
CoQ10 giúp tăng cường chức năng não bộ
Bảo vệ phổi
Lượng CoQ10 thấp có thể gắn liền với nguy cơ mắc các bệnh lý phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và hen suyễn. Bổ sung CoQ10 sẽ giúp cải thiện chức năng phổi và tình trạng khó thở ở người mắc COPD.[12]
CoQ10 giúp cải thiện chứng năng phổi ở người mắc COPD
Giúp giảm đau cơ do sử dụng statin
Trong quá trình điều trị các bệnh tim mạch, các bác sĩ thường kê đơn thuốc statin để kiểm soát mức cholesterol nhưng đồng thời cũng làm giảm mức CoQ10. Một nghiên cứu đã chứng minh, bổ sung CoQ10 có thể giúp giảm đau cơ do sử dụng statin.[4]
CoQ10 được chứng minh có thể giúp giảm đau cơ do sử dụng statin
Chống lại các bệnh liên quan đến tuổi tác
CoQ10 đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại các bệnh liên quan đến tuổi tác, do chức năng của ty thể giảm theo tuổi và nồng độ CoQ10 tự nhiên giảm. Bổ sung CoQ10 ở người lớn tuổi có thể mang lại cải thiện đáng kể về sức sống, hoạt động thể chất và chất lượng cuộc sống.[4]
CoQ10 giúp cải thiện chất lượng sống của người cao tuổi
3Hướng dẫn cách dùng CoQ10 đúng cách an toàn, hiệu quả
CoQ10 có 2 dạng khác nhau là ubiquinol và ubiquinone, chúng được sử dụng như chất bổ sung. Liều CoQ10 cần phù hợp với tuổi, sức khỏe và tình trạng điều trị, tiêu chuẩn trung bình từ 30 - 600mg/ngày.
Liều lượng CoQ10 để điều trị các bệnh tim mạch là 100 - 400mg/ngày, trong khi tình trạng rối loạn thoái hóa thần kinh cần 600 - 3000mg/ngày. Liều trung bình cần thiết để duy trì nồng độ CoQ10 trong máu là 200mg/2 lần/ngày.
Vì CoQ10 tan trong chất béo nên sử dụng cùng thực phẩm chứa dầu mỡ giúp hấp thụ hoạt chất này tốt hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra viên nang gel CoQ10 có khả năng hấp thụ tốt hơn các dạng khác.[13]
Liều dùng CoQ10 trung bình từ 30 - 600mg/ngày
4Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng CoQ10
Mặc dù CoQ10 có thể hấp thu tốt kể cả khi dùng với liều cao nhưng hoạt chất này vẫn có một số tác dụng phụ như:
- Buồn nôn: CoQ10 thường được tiêu thụ dưới dạng dầu chất lỏng hoặc chất béo, do đó có thể gây buồn nôn cho một số người.
- Đau bụng: CoQ10 có thể gây khó chịu ở vùng bụng trên ở một số đối tượng mắc bệnh dạ dày.
- Đau đầu: CoQ10 tham gia vào quá trình tổng hợp năng lượng cho cơ thể. Khi năng lượng tăng một cách đột ngột có thể dẫn tới tình trạng đau đầu.
- Mất ngủ: Việc sử dụng CoQ10 gần giờ đi ngủ có thể gây chứng mất ngủ ở một số người. Do đó, lời khuyên là tốt nhất bạn nên bổ sung hoạt chất này vào buổi sáng hoặc buổi chiều.
- Ngứa da hoặc phát ban: Nếu da của bạn đã nhạy cảm hoặc có các vấn đề khác như eczema, việc sử dụng CoQ10 có thể kích thích và gây ra các vấn đề da.[14][15]
Buồn nôn, đau bụng là một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng CoQ10
5Lưu ý khi sử dụng CoQ10
Tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng
CoQ10 có thể sản xuất trong cơ thể một cách tự nhiên, sử dụng CoQ10 bổ sung chỉ áp dụng trong điều trị một số bệnh lý tim mạch, ung thư, Alzheimer. Do đó, nếu có nhu cầu sử dụng các sản phẩm chứa CoQ10, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.[16]
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ liệu có nên bổ sung CoQ10 hay không
Không sử dụng CoQ10 cho trẻ em
CoQ10 có thể gây ra dị ứng ở một số người và trẻ em thường có khả năng phản ứng dị ứng cao hơn. Trong một số trường hợp, bổ sung CoQ10 có thể tác động đến quá trình phát triển tự nhiên của trẻ nhỏ. Do đó, không được sử dụng coQ10 cho trẻ em nếu chưa được sự đồng ý của Bác sĩ.[17]
Trẻ có thể bị dị ứng khi sử dụng CoQ10
Không sử dụng CoQ10 cho phụ nữ có thai và cho con bú
Mặc dù CoQ10 mang lại lợi ích cho sức khỏe nhưng phụ nữ mang thai khi sử dụng quá liều có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu chính xác về độc tính của CoQ10 trên cơ thể phụ nữ có thai.[17]
Quá liều CoQ10 có thể gây nguy hiểm cho thai nhi
CoQ10 tương tác với một số loại thuốc
- Thuốc làm loãng máu (như warfarin): Coenzyme Q10 làm giảm hiệu quả của loại thuốc này, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
- Insulin
- Một số loại thuốc hóa trị: Các loại thuốc này có thể giảm mức CoQ10 trong cơ thể. Do đó, việc bổ sung CoQ10 trong khi dùng thuốc hóa trị cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.[16]
CoQ10 kết hợp với insulin tốt cho người bệnh tiểu đường
Các loại thực phẩm giàu CoQ10
CoQ10 tự nhiên xuất hiện trong một số thực phẩm và việc bổ sung chúng vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Một số thực phẩm giàu CoQ10 có thể kể đến như: các loại dầu, quả hạch, các loại cá, thịt bò, thịt gà, các loại hạt, rau, đậu nành…[17][18]
CoQ10 có nhiều trong các thực phẩm như quả hạch, thịt bò, thịt gà, cá...
Xem thêm:- Những đối tượng nào nên và không nên sử dụng Coenzym Q10
Qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về Coenzyme Q10 và những lợi ích tuyệt vời mà nó mang đến rồi đúng không? Mong rằng bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích để lựa chọn bổ sung dưỡng chất này cho cơ thể phát triển khoẻ mạnh.
Mời bạn tham khảo sản phẩm Coenzym Q10 có tại Nhà thuốc An Khang
- 60 viên
Nature's Gold Co-Enzyme Q10 150mg hỗ trợ bảo vệ tim mạch
Ngừng kinh doanh - 30 viên
Blackmores CoQ10 150mg hỗ trợ tim mạch
437.600₫ /Chai 547.000₫ -20% -20% Thêm vào giỏ thuốc
Nguồn tham khảo
Coenzyme Q10
https://www.webmd.com/diet/supplement-guide-coenzymeq10-coq10What Is CoQ10?
https://health.clevelandclinic.org/what-is-coq10/
Xem thêm
Từ khoá: uống q10 vào lúc nào coenzyme q10 có tác dụng gì thuốc coenzyme q10 coenzyme q10 là gì coenzyme q10Các bài tin liên quan
-
(29/11 - 01/12) Ngập deal khuyến mãi - Giờ vàng giá shock
2 ngày trước -
Sử dụng thuốc an toàn
Natri benzoat là gì? Tác dụng, liều dùng và độc tính ra sao?
Dược sĩ Nguyễn Minh Quý
2 ngày trước -
Giới thiệu thuốc Glotadol Power giảm cơn đau nặng an toàn, hiệu quả
4 ngày trước -
(26/11 - 30/11) BLACK FRIDAY SĂN DEAL GIẢM SỐC ĐẾN 50%
4 ngày trước
Chat Zalo(8h00 - 21h30)
1900 1572(8h00 - 21h30)
Từ khóa » Tác Dụng Của Cq10
-
Coenzyme Q10: Công Dụng, Liều Dùng, Tác Dụng Phụ | Vinmec
-
9 Lợi ích Của Coenzyme Q10 (CoQ10) | Vinmec
-
Coenzyme Q10 Là Gì? 8 Lợi ích Của Coenzyme Q10 đã được Chứng ...
-
Coq10 Có Tác Dụng Gì - NutrioneLife Việt Nam
-
Coenzyme Q10 Là Gì? Coq10 Có Tác Dụng Gì Với Tim Mạch
-
Coenzyme Q10 Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
9 Lợi ích Của Coenzyme Q10 (CoQ10)
-
9 Lợi ích Của Coenzyme Q10 (CoQ10) - Gymborg
-
Coenzyme Q10 - Thông Tin Dành Cho Cán Bộ Y Tế
-
9 Lợi ích Của Coenzyme Q10 (CoQ10) | VIAM
-
Coenzyme Q10 Là Chất Gì? Tác Dụng Của Coenzyme Q10 Chi Tiết
-
COENZYM Q10 - CHỐNG OXY HÓA ĐỂ DUY TRÌ SỨC KHỎE
-
Coenzyme Q10 Mỹ (Hộp 30 Viên) | Hỗ Trợ điều Trị, Bồi Bổ Tim Mạch
-
Thuốc Coenzyme Q10 Và Tác Dụng đối Với Bệnh Nhân Khi điều Trị