Cõi Tây Phương Cực Lạc Có Thật Hay Không? - Sống Đẹp
Có thể bạn quan tâm
- Tây Phương cực lạc có thật không?
- Cõi Tây phương cực lạc dưới góc nhìn của khoa học
- Quan điểm của Phật giáo về cõi Tây Phương cực lạc
- Đời Sống ở Tây Phương Cực Lạc như thế nào?
- Cảnh Vật ở thế giới Tây Phương Cực Lạc
Tây Phương cực lạc có thật không?
Cõi Tây phương cực lạc dưới góc nhìn của khoa học
Dưới góc nhìn của khoa học, hiển nhiên là thế giới Tây phương cực lạc sẽ không hề tồn tại. Thế nhưng lại không có ai dám khẳng định rằng khoa học có thể giải thích tất cả mọi sự vật hiện tượng được xem là kỳ lạ và bí ẩn trong vũ trụ. Về sau giữa khoa học và tâm linh vẫn giữ được thế cân bằng với nhau. Tuy có mâu thuẫn nhưng lại luôn bổ sung cho nhau để giải mã tất thảy những bí mật trên thế giới này.
Có một số điển cố kể lại rằng, khi khoa học chưa ra đời. Đức Phật đã nhìn thấy được trong một bát nước có hàng ngàn sinh vật hoặc ngài cũng đã nhìn thấu được vô số những thế giới khác khi mà khoa học chưa hề nhận biết điều này. Cho nên, khoa học vẫn chứa đựng những thiếu sót rất riêng. Nhưng với tuệ nhãn của Phật, ngài đã nhìn ra những điều khoa học chưa thể làm được.
Trước đây, con người đã phát hiện có sự xuất hiện của người ngoài hành tinh rơi xuống từ đĩa bay. Từ đó, khoa học đã ra sức tìm hiểu tuy nhiên cho đến bây giờ khoa học vẫn chưa lý giải được người ngoài hành tinh đến từ đâu. Dù có phát triển đến thế nào, thì khoa học vẫn không thể biết chính xác được ngoài con người thì trên trái đất còn bao nhiêu thế giới khác nữa, kể cả Tây Phương Cực Lạc. Cho nên nói, khoa học cũng chưa dám khẳng định là có hay không thế giới Tây phương cực lạc này.
Quan điểm của Phật giáo về cõi Tây Phương cực lạc
Với những ai đặt niềm tin nơi Phật giáo thì cũng đều hiểu rằng Tây Phương Cực Lạc là thế giới siêu hình nhưng chắc chắn hiện hữu. Tuy nhiên, dưới con mắt phàm phu tục tử của chúng ta làm sao có thể nhìn thấu được. Nếu một thế giới không còn thống khổ, chỉ có an lạc ngự trị mà dễ dàng thấy được thì loài người cần gì phải tu hành? Cho nên, chỉ có những bậc cao nhân tu hành đắc đạo mới có thể thấy được cảnh giới này,. Ngoài ra cũng chỉ có những tăng ni phật tử chứng được thiên nhãn thông hoặc tuệ nhãn thì mới có thể nhìn thấy được.
Chúng sinh dùng tâm và đức tin để tu hành thì tự khắc sẽ cảm nhận được sự tồn tại của thế giới này. Kiên trì niệm Phật và hành tu, đến khi chúng ta chết đi, hồn lìa khỏi xác, sẽ được vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc. Nếu có niềm tin thì chắc chắn thế giới ấy sẽ tồn tại.
Đời Sống ở Tây Phương Cực Lạc như thế nào?
Tây Phương Cực Lạc là một thế giới chỉ có niềm vui, hoan hỷ, không còn những nỗi thống khổ bủa vây. Nếu chúng ta yêu hoa màu trắng thì sẽ xuất hiện hoa màu trắng, tùy tâm mong muốn. Nơi đây không có cảnh hoa cỏ úa tàn, chết chóc đau thương, cũng không có bốn mùa đổi thay mà chỉ mùa xuân hoa nở tươi xinh, an vui hưởng lạc, vô cùng tự tại.
Thế nên các bậc chân tu hành thường nói rằng, không có nơi nào cuộc sống tốt đẹp hơn chốn Tây Phương Cực Lạc. Để vãng sanh được đến với thế giới này, tất thảy chúng sinh hãy tu đi, đi đúng đường gian nan mấy rồi cũng ắt sẽ về tới đích.
Cảnh Vật ở thế giới Tây Phương Cực Lạc
Bảo Ðịa
Toàn cõi Cực Lạc, đất lưu ly trong suốt. Phía dưới có tràng kim cương nâng đỡ. Tràng kim cương ấy tám góc đều đặn, mỗi mặt có trăm thứ bảo châu. Mỗi bảo châu đều phát ra hào quang chói sáng. Mỗi tia sáng có 84.000 màu, sáng như nghìn ức mặt trời. Mặt lưu ly bằng phẳng, có dây vàng ròng cùng thất bảo giăng phân khu vực và đường xá. Mỗi dây báu phóng ra tia sáng trăm màu. Tia sáng ấy hình như hoa, như sao, như trăng, chiếu lên kết thành đài sáng chói ở giữa chừng không. Bên những đài sáng ấy có trăm ức tràng hoa, cùng vô số nhạc khí. Từ trong đài sáng thổi ra tám thứ gió nhẹ mát, làm rung động những nhạc khí ấy reo lên tiếng diễn nói pháp “Khổ, Không, Vô Thường, Vô ngã, Từ bi, Hỷ Xả, các môn Ba La Mật”.
Bảo Thọ
Trên bảo địa có vô số cây Chiên-đàn hương, rất nhiều cây Kiết Tường quả, ngay hàng thẳng lối, nhánh, lá, bông, trái đều đặn chỉnh tề. Mỗi cây cao 8.000 do tuần. Thân, lá, bông, trái đều là chất thất bảo. Hoặc thứ cây thuần vàng, thuần bạc, thuần lưu ly, thuần pha lê, thuần xa cừ, thuần mã não, thuần chơn châu. Hoặc thứ cây gốc vàng thân bạc, nhánh, lá, thân, trái cũng phân vàng bạc, đây là cây hai chất báu. Có thứ cây gốc vàng, thân bạc, nhánh lưu ly, lá, bông, trái cũng phân vàng, bạc, lưu ly, đây là cây ba chất báu. Hoặc thứ cây thời bốn chất báu, thứ thời năm chất báu, thứ thời sáu chất báu, thứ thời bảy chất báu, cùng xen lẫn nhau hiệp thành.
Tất cả Phật sự trong cõi Cực Lạc đều hiện rõ bóng trong cây, và cả thập phương thế giới cũng hiện bóng rõ trong cây, như trong gương sáng. Mỗi lá rộng 25 do tuần, một nghìn màu, đồng phát ánh sáng đẹp, làm gân lá như chuỗi ngọc.
Những bông xinh đẹp sắc vàng diêm phù đàn xen trong kẽ lá, sáng rỡ như những vòng lửa. Trên bông tự nhiên có trái thất bảo hình như chiếc bình quý của Thiên Ðế. Nơi trái phóng ra ánh sáng lớn tụ thành vô lượng tràng phan cùng bảo cái. Trong bảo cái ấy chói hiện tất cả Phật sự trong nước Cực Lạc cùng cả thập phương thế giới.
Bảy lớp lưới kết bằng diệu chơn châu giăng trên mỗi bảo thọ. Mỗi khoảng lưới có cung điện xinh đẹp như cung trời Phạm Vương. Trong cung điện tự nhiên có các Thiên đồng. Mỗi Thiên đồng đeo chuỗi năm trăm hột ngọc ma ni. Mỗi hột ma ni chiếu sáng trăm do tuần, làm cho trên cây chiếu sáng như trăm ức mặt trời mặt trăng hiệp lại.
Bảo Trì
Tại thế giới Tây Phương Cực Lạc đều có rất nhiều ao tắm. Thành ao bằng thất bảo. Ðáy ao trải cát Kim Cương nhiều màu. Ao rộng như biển cả.
Mỗi ao có 60 ức hoa sen thất bảo. Mỗi bông tròn lớn đủ các màu đẹp, chiếu sáng lung linh. Trong ao, nước bát công đức từ Như Ý Châu Vương sanh, màu thất bảo, lên xuống theo cọng sen chảy lòn vào cánh bông. Tiếng nước chảy thanh tao diễn nói pháp mầu: Khổ, Không, Vô Thường, Vô Ngã, các môn Ba La Mật.
Nơi Như Ý Châu Vương phóng ánh sáng sắc vàng ròng. Trong ánh sáng hóa thành các thứ chim đẹp đủ màu, bay lượn, kêu hót hòa nhã diễn nói pháp: Ngũ căn, ngũ lực, thất Bồ Ðề, bát chánh đạo, cùng ca ngợi niệm Phật, niệm pháp, niệm Tăng.
Mặt nước gợn sóng lăn tăn, phát ra nhiều tiếng dịu dàng như tiếng Phật, Pháp, Tăng; tiếng không, vô ngã, đại từ bi; tiếng ba la mật; tiếng thập lực, vô úy, bất cộng; tiếng thần thông, trí tuệ; tiếng vô tạo tác, bất sanh diệt, vô sanh nhẫn; nhẫn đến tiếng cam lồ quán đảnh, cùng vô biên diệu pháp. Người bình thường nghe thấy những âm thanh này đều cảm thấy thanh tịnh, thiện căn thành thục, hẳn không thối chuyển nơi đạo vô thượng Bồ Ðề.
Những người ở thế giới cực lạc khi xuống ao để tắm nếu muốn ngập chơn, thì nước chỉ ngập chơn, nếu muốn nước đến bụng thì nước liền ngang bụng, muốn nước đến cổ thì mặt nước liền lên cao đến cổ. Nước ao tùy theo ý muốn của mỗi người mà sâu cạn, ấm mát điều hòa rất thuận thích. Khi tắm xong cảm thấy thân thể nhẹ nhàng khoan khoái, tinh thần vui vẻ, tịch tịnh, sáng suốt.
Bảo Lâu
Bốn phía ao báu, những thềm bực đường sá do châu báu tạo thành. Trên có vô số cung điện nhiều tầng. Những tòa lâu đài nầy đều bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê v.v… nhẫn đến vô lượng chất báu xây thành.
Giảng đường, tịnh xá, lầu các cung điện của A Di Ðà Phật, của chúng Bồ Tát, Nhân dân, trăm nghìn muôn lần quý hơn cung điện của Tự Tại Thiên Vương nơi cõi Ta Bà nầy.
Những đền đài ấy, có thứ nổi lên ở giữa chừng không như mây, cao lớn tùy theo ý muốn của người ở. Có hạng không theo ý muốn mà trụ trên bảo địa. Ðó là do công hạnh tu hành sâu dày hay kém ít nên chỗ ở khác nhau như thế. Nhưng những sự hưởng dụng như ăn mặc v.v… đều bình đẳng.
Bốn phía đền đài đều trang nghiêm với những hoa tràng cùng vô lượng nhạc khí. Gió mát nhẹ rung những nhạc khí ấy hòa reo thành tiếng pháp: Khổ, Không, Vô Thường, Vô Ngã, Từ Bi, Hỷ Xả, các môn ba la mật.
Bảo Tọa
Ở thế giới Tây Phương Cực Lạc, đức Phật, Bồ Tát, cùng nhân dân đều ngồi trên tòa sen báu. Những tòa sen ấy do nhiều châu báu tạo thành, màu sắc đẹp lạ, quang minh sáng chói, lớn nhỏ tùy theo từng thân người ngồi.
Tòa sen báu của đức Phật ngự có 84.000 cánh. Mỗi cánh rộng 250 do tuần, 100 màu. Trên mỗi cánh sen có 84.000 lằn gân phóng ra 84.000 tia sáng. Xen vào mỗi cánh sen có trăm ức hột châu ma ni. Mỗi hột châu ma ni phóng nghìn tia sáng. Các tia sáng nầy kết tụ nhau lại như hình cây lọng.
Đài sen bằng chất Thích-ca-tỳ-lăng-già bảo. Trang nghiêm với nhiều thứ ngọc, kim cương, ngọc ma ni, cùng mành lưới kết bằng chân châu.
Trên đài sen, tự nhiên có bốn trụ báu. Mỗi trụ báu cao đẹp như trăm nghìn muôn ức núi Tu Di. Trên đầu bốn trụ báu, mành lưới trùm giăng rộng lớn như cõi trời Dạ Ma. Mành lưới báu ấy có năm trăm ức hột bảo châu. Mỗi bảo châu chiếu ra 84.000 tia sáng. Mỗi tia sáng ấy có 84.000 thứ kim sắc. Các sắc vàng sáng ấy chói khắp mặt bảo địa, nơi nơi biến hóa thành những tướng trạng khác nhau: hoặc hóa ra đài kim cương, hoặc hóa ra lưới chơn châu, hoặc hóa làm những lùm cây hoa đẹp sáng v.v… hiện thành Phật sự ở khắp các nơi trong cõi Cực Lạc…
Tây Phương Cực Lạc có thật hay không còn tùy thuộc vào lòng tin của mỗi người. Nếu bạn tin là có thì nó sẽ có, bằng không dù thế giới ấy có hiện ra trước mắt bạn bạn cũng sẽ bác bỏ. Con người ta sống trên đời hẳn là chỉ mong bản thân sau này được an yên về miền cực lạc. Thế nhưng tại chính thời điểm này, chúng ta hoàn toàn có thể tự tạo ra một thế giới "cực lạc" cho riêng mình. Một thế giới bình yên, không ganh đua tranh đấu và toan tính, chỉ có tình yêu thương vạn vật ngự trị mà thôi.
Từ khóa » Nơi Cực Lạc Là Gì
-
Cực Lạc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Miền Cực Lạc Nghĩa Là Gì - Blog Của Thư
-
Miền Cực Lạc Là Gì
-
Cực Lạc - Wiki Là Gì
-
Từ điển Tiếng Việt "cực Lạc" - Là Gì?
-
Cõi Tây Phương Cực Lạc Có Thật Không? - .vn
-
Tây Phương Cực Lạc Là Gì? Có Thật Hay Không??
-
Lạc Bước Vào “ Miền Cực Lạc Là Gì, Miền Cực Lạc Có Thật Hay ...
-
Tây Phương Cực Lạc Là Nơi Nào ? - Nhà Thờ Họ
-
Vãng Sanh Cực Lạc Là Gì - Tam Kỳ RT
-
Tìm Hiểu Về Chứng Ngộ Và Vãng Sanh Cực Lạc - Vườn Hoa Phật Giáo
-
Vãng Sanh Miền Cực Lạc Nghĩa Là Gì
-
Tây Phương Cực Lạc ở đâu - Phật Giáo
-
Niết Bàn Và Cực Lạc Là Gì Và Có Giống Nhau Không - Facebook