Cộm Mắt, đau Rát…, Có Thể Bạn đang Bị Khô Mắt - Báo Tuổi Trẻ

Cộm mắt, đau rát…, có thể bạn đang bị khô mắt - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: ajp.com.au

Khô mắt có thể khiến bạn khó chịu, cộm mắt, đau rát, ra nhiều dử mắt dính. Đừng coi thường những biểu hiện khác lạ của mắt. Bất cứ biểu hiện nào cũng đang báo hiệu cho bạn một vấn đề nào đó. Khô mắt cũng vậy.

Vì sao chúng ta dễ bị khô mắt?

Nguyên chính chính của bệnh khô mắt là do giảm tiết chế nước mắt, do các nguyên nhân miễn dịch toàn thân, teo và xơ hóa tuyến lệ, sẹo kết mạc do mắt hột, môi trường không khí khô, dùng thuốc tra kéo dài, bệnh kết mạc mạn tính…

Hiểu đơn giản hơn, khô mắt là tình trạng thiếu nước mắt đầy đủ. Hỗn hợp của nước, dầu béo, protein cùng các chất điện giải tạo nên nước mắt. Chúng giúp làm ẩm bề mắt giác mạc, kết mạc, bôi trơn mi mắt, cung cấp dinh dưỡng và dưỡng khí cho tế bào biểu mô đồng thời nó có vai trò miễn dịch giúp ức chế sự phát triển của vi trùng.

Thông thường khi làm việc với máy tính nhiều, cần sự tập trung cao độ sẽ dẫn đến tình trạng giảm số lần chớp mắt (tần suất bình thường: 12 – 14 lần/phút) khiến tuyến lệ hoạt động ít hơn. Đồng thời, môi trường mở điều hòa liên tục, khói thuốc lá cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất nước mắt. Bởi vậy khô mắt là chứng bệnh gặp nhiều ở dân văn phòng thời hiện đại.

Nhận biết khô mắt qua những biểu hiện nào?

Biểu hiện của khô mắt rất đa dạng:

- Ngứa mắt, nhức mắt, cảm thấy mắt nặng.

- Cảm thấy như có dị vật trong mắt.

- Thường xuyên thấy cộm mắt, cay mắt, đau rát.

- Ra dử mắt dính hoặc ra nhiều bọt trắng ở 2 góc mắt.

- Nhòe mắt phải chớp mắt liên tục mới hết.

- Cảm thấy buồn ngủ, khó mở mắt vào buổi sáng.

Khắc phục bệnh khô mắt như thế nào?

Dù là chứng bệnh rất dễ gặp phải nhưng đừng quá lo lắng. Khắc phục khô mắt không quá phức tạp như tưởng tượng.

Đối với dân văn phòng, để tránh và điều trị khô mắt hiệu quả, hãy chớp mắt thường xuyên trong quá trình làm việc. Để mắt nghỉ ngơi 5 phút sau mỗi 20 phút, hoặc hướng mắt về vùng màu tươi mát, dễ chịu.

Sử dụng các chế phẩm thay thế nước mắt như Systane, Genteal, Liposic, Refresh plus… Số lần tra tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh, có thể từ 6 -10 lần, hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Từ khóa » đau Rát Mắt Là Bệnh Gì