Command Prompt Là Gì? Cách Mở Command Prompt Trên Windows 10

Nếu bạn biết Command Prompt là gì? cách mở Command Prompt trên Windows 10 ra sao? sẽ rất dễ dàng để khắc phục các vấn đề liên quan tới PC. Có rất nhiều lệnh, vì vậy, Giatin.com.vn sẽ tổng hợp thành một danh sách gồm hầu hết lệnh phổ biến, cũng như một vài tùy chọn ít biết hơn. Hãy cùng theo dõi nhé!

Nội dung Chính

  • Command Prompt là gì?
    • Hướng dẫn cách mở Command Prompt trên Windows 10
    • Một số lệnh Command Prompt hữu ích trên Windows 10
    • Một vài mẹo Command Prompt bổ sung

Command Prompt là gì?

Command Prompt hay còn gọi là CMD, đây là một công cụ giúp người dùng có thể nhập các lệnh vào để mở ra một số tác vụ trên hệ điều hành Windows.

Thông thường, người dùng có thể mở các tác vụ bằng cách nhấn vào biểu tượng của tác vụ hoặc qua nhiều bước khác nhau. Nhưng với CMD, bạn chỉ cần nhập lệnh tương ứng với tác vụ thì việc mở tác vụ sẽ cực kỳ nhanh, giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian.

Ví dụ: Thay vì mở Control Panel như cách thông thường thì bạn có thể nhập lệnh “control” vào cửa sổ CMD -> Nhấn Enter để mở Control Panel.

>>> Click ngay: Cách Fix nhanh lỗi “This site can’t be reached” trên Google Chrome

Hướng dẫn cách mở Command Prompt trên Windows 10

Trên Windows 10 sẽ có 2 cách mở CMD, bạn có thể lựa chọn 1 cách thích hợp để mở.

1. Mở CMD bằng hộp thoại Run

Bước 1: Các bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run.

Bước 2: Bạn nhập “cmd” vào ô Open -> Nhấn Enter.

2. Mở CMD bằng nút Start

Bước 1: Bạn nhấn biểu tượng Windows ở góc trái màn hình hoặc nút Windows trên bàn phím.

Bước 2: Bạn nhập “cmd” -> Nhấn Enter.

>>> Xem ngay: Khi gặp lỗi BOOTMGR is missing cần phải làm gì?

Một số lệnh Command Prompt hữu ích trên Windows 10

Số thứ tự Lệnh CMD Chức năng của lệnh
1 winver Xem thông tin về hệ điều hành Windows
2 devicepairingwizard Thêm 1 thiết bị như máy in… vào máy tính
3 hdwwiz Thêm phần cứng vào máy tính
4 fsquirt Chuyển dữ liệu bằng Bluetooth
5 calc Mở phần mềm Máy tính cầm tay
6 compmgmt Mở tác vụ quản lý máy tính Computer Management
7 control Mở Control Panel
8 devmgmt Mở tác vụ Device Management
9 dxdiag Mở cửa sổ DirectX Diagnostic Tool để kiểm tra cấu hình máy tính
10 cleanmgr Thực hiện lệnh dọn dẹp ổ cứng
11 diskmgmt Mở cửa sổ quản lý ổ đĩa
12 notepad Mở notepad để ghi chú nhanh
13 mspaint Mở mspaint
14 taskmgr Mở cửa sổ Task Manager để quản lý các tác vụ đang chạy trên Windows
15 taskschd Mở tác vụ lập lịch hoạt động của Windows
16 explorer Mở File Explorer
17 firewall.cpl Mở tường lửa

>>> Tìm hiểu ngay: Cách tắt ứng dụng chạy ngầm máy tính, laptop Win 10

Một vài mẹo Command Prompt bổ sung

Mặc dù những lệnh trên đã là hữu dụng nhất khi sử dụng Command Prompt, bạn vẫn có thể làm được nhiều điều hơn nhờ một vài mẹo sau:

Các phím tính năng:

  • F1: Cho phép dán trong lệnh cuối cùng, từng ký tự
  • F2: Dán lệnh cuối cùng vào một ký tự nhất định
  • F3: Dán toàn bộ
  • F4: Xóa một lệnh lên đến một ký tự được xác định
  • F5: Dán lệnh được sử dụng cuối cùng mà không cần theo chu kỳ
  • F6: Dán “^Z”
  • F7: Cung cấp cho bạn một danh sách các lệnh sử dụng trước đó
  • F8: Dán các lệnh sử dụng theo chu kỳ
  • F9: Cho phép bạn dán một lệnh từ danh sách những lệnh dùng gần đây

Các lệnh Command Prompt bổ sung:

  • Help: Không cần phải bàn cãi, Help là một trong những lệnh quan trọng nhất trong tất cả Command Prompt. Chỉ cần gõ Help, bạn sẽ nhận được một danh sách các lệnh có sẵn.
  • Command: Mặc dù nó yêu cầu bạn nhập một lệnh trong phần được trích dẫn (không có dấu ngoặc kép) nhưng phần này sẽ cho bạn mọi thứ cần biết về bất kỳ lệnh nào trong danh sách này.
  • TRACERT: Nếu muốn theo dõi lưu lượng truy cập internet của PC, TRACERT sẽ cho phép bạn theo dõi số lượng máy chủ trung gian mà các gói đăng ký của bạn đi qua cùng thời gian mỗi lần chuyển đổi yêu cầu và tên hoặc địa chỉ IP của mỗi máy chủ.
  • IPConfig: IPConfig rất hữu ích khi bạn gặp sự cố kết nối mạng. Chỉ cần khởi chạy, nó sẽ cho bạn biết nhiều điều về PC và mạng cục bộ, bao gồm địa chỉ IP của bộ định tuyến, hệ thống bạn đang sử dụng tại thời điểm đó và trạng thái của các kết nối mạng khác nhau.
  • Ping: Bạn cần xác nhận xem Internet có chính thức ngừng hoạt động hay chỉ là do một số vấn đề phần mềm gây ra sự cố. Không quan trọng đó là Google.com hay máy chủ từ xa cá nhân của riêng bạn. Dù chọn bất cứ điều gì, nếu nhận được phản hồi, bạn biết rằng mình đã được kết nối. Ping rất hữu ích trong việc kiểm tra xem hệ thống mạng cục bộ có hoạt động bình thường hay không.

  • Chkdsk: Lệnh kiểm tra đĩa, được viết thành “Chkdsk”, sẽ theo dõi ổ đĩa bạn chọn để tìm ra lỗi. Mặc dù có rất nhiều công cụ của Windows và bên thứ 3 giúp kiểm tra lỗi ở đĩa, thế nhưng Check Disk vẫn là một công cụ truyền thống, có thể hoạt động trơn tru và ngăn chặn tình trạng thất lạc dữ liệu nếu nó tìm thấy sự cố sớm nhất có thể.
  • SFC: Đây là chữ viết tắt cho cụm từ Short for System File Checker. Lệnh SFC/Scannow sẽ quét qua tất cả các file hệ thống của Windows để tìm và sửa lỗi nếu có thể. Lưu ý: lệnh này sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian.
  • Cls: Các kết quả lệnh Command Prompt có thể sẽ rất hữu dụng, nhưng chúng không được sắp xếp một cách tốt nhất hay dễ đọc nhất. Nếu màn hình đang quá lộn xộn, chỉ cần gõ Cls và nhấn Enter để xóa bớt.
  • Dir: Nếu bạn đang sử dụng Command Prompt để duyệt hệ thống file, lệnh Dir sẽ hiển thị tất cả các tệp và thư mục trong thư mục hiện tại. Bạn cũng có thể chèn một /S và sử dụng nó như một công cụ tìm kiếm khi cần tìm một thứ gì đó cụ thể.

  • Netstat: Lệnh này sẽ hiển thị tất cả loại thông tin về các kết nối hiện có trên PC, bao gồm các kết nối TCP, các cổng kết nối mà ở đó, hệ thống của bạn đang nghe, số liệu thống kê Ethernet và bảng IP Routing.
  • Exit: Lệnh này sẽ thực hiện chính xác những gì bạn mong đợi. Bạn không muốn chạm vào chuột hoặc có vẻ như không thể nhấp vào nút X (close) ở góc phải bên trên? Chỉ cần gõ Exit và nhấn enter để bỏ Command Prompt phía sau.
  • Tasklist: Lệnh này gửi đến cho bạn dữ liệu gần nhất trên tất cả tác vụ mà Windows 10 đang thực hiện. Bạn có thể chèn thêm công tắc (chẳng hạn như “m”) để tìm hiểu chi tiết hơn về những tác vụ nói trên và cách chúng hoạt động. Điều này rất hữu ích khi cần dự đoán về những sự cố tiềm ẩn. Chẳng có gì bất ngờ khi nó thường được theo sau bởi lệnh Taskkill – thứ được dùng để buộc các task cụ thể kết thúc.
  • Shutdown: Dù không cần tắt PC Windows 10 vào ban đêm, bạn vẫn có thể thực hiện thao tác này nhờ Command Prompt cũng như Start Menu. Chỉ cần gõ shutdown và nhấn enter, PC sẽ ngay lập tức chuyển sang trạng thái nghỉ.
  • Driverquery: Dù là một lệnh, nó dường như không thường được dùng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn xem danh sách đầy đủ các trình điều khiển đang hoạt động  trên PC, hãy gõ “driverquery” vào Command Prompt.
  • Change CMD color: Nếu không thích văn bản màu trắng trên nền màu đen trong Command Prompt, bạn có thể đổi màu theo ý thích. Chỉ cần nhấp chuột vào đường viền cửa sổ, bạn đã có thể truy cập vào menu Properties. Tìm tab Colors để chuyển đổi màu CMD.
  • Compare files: Có tính năng so sánh tệp tiện lợi được xây dựng trên CMD. Bạn có thể sử dụng nó để theo dõi danh sách sự khác biệt giữa các phiên bản tương tự của tệp. Để kích hoạt, gõ “FC”, theo sau bởi hai vị trí tên tệp, bao gồm cả ký tự ổ đĩa. Ví dụ: “fc C:UsersTestDesktoptest.txt C:UsersTestDesktoptest2.txt“.

Trên đây là cách mở Command Promptcác lệnh hữu ích trên Win 10. Hy vọng với bạn viết này, bạn đã tìm hiểu được những thông tin mới để tận dụng tối đa tiện ích này trên Windows 10.

>>> Đừng bỏ lỡ: Cách sửa lỗi Undoing changes made to your computer trên Win 10

Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!

Từ khóa » Cửa Sổ Command Prompt Là Gì