Còn Ai Nhớ đường Võ Tánh Của Sài Gòn Xưa?
Có thể bạn quan tâm
Sài Gòn có ngã sáu Phù Đổng vì giữa bùng binh có tượng Thánh Dóng cỡi ngựa cầm cây tre. Người Sài Gòn còn kêu là ngã sáu Sài Gòn hay ngã sáu Gia Long.
Nguyễn Gia Việt
Đây là ngã sáu tụ hội vua và danh tướng của nhà Nguyễn: Gia Long (Lý Tự Trọng), Võ Tánh (Nguyễn Trãi) ,Lê Văn Duyệt (CMT8) ,Ngô Tùng Châu (Lê Thị Riêng) và Phạm Hồng Thái ,Phan Văn Hùm (Nguyễn Thị Nghĩa).
Sử gia VNCH đặt tên đường rất ý nghĩa,có hai con đường của hai danh nhân người Gò Công gần như song song nhau ở trung tâm, đó là đường Ngô Tùng Châu (Lê Thị Riêng) và Võ Tánh (Nguyễn Trãi).
Ngã sáu Phù Đổng có tượng Phù Đổng Thiên Vương Thánh Dóng, được dựng vào năm 1966 thời Nguyễn Cao Kỳ nhưng cái đường Phù Đổng Thiên Vương thì lọt tuốt xuống bên hông Đại Học Y Khoa Sài Gòn mé quận 5 thể hiện sự vô duyên vô dùng, đoản hậu của ông Nguyễn Cao Kỳ.
Tướng Võ Tánh xưa là chủ quân của đạo quân “Khổng Tước nguyên võ” ở Gò Công, ông Ngô Tùng Châu làm Tham mưu (quân sư).
Ngô Tùng Châu sanh ở Bình Định nhưng 12 tuổi theo cha vào Gò Công sống ở xóm Thủ, lấy em gái của Võ Tánh là Võ Thị Lội tại Gò Tre ,tham gia cuộc khởi binh của Võ Tánh tại Gò Tre. Hai ông này mất cùng một ngày tại thành Qui Nhơn Bình Định, đó là năm năm 1801 với cuộc bao vây thành Qui Nhơn của Trần Quang Diệu 2 năm trời,quân Nguyễn không giải cứu được, cuối cùng Tây Sơn bức tướng Võ Tánh tự thiêu mà chết, thì ông “quân sư” Ngô Tùng Châu cũng uống thuốc độc quyên sanh theo Võ Tánh.
Trong lịch sử nhà Nguyễn vai trò tướng Võ Tánh vô cùng quan trọng,đó là đại diện quyền lực Miền Nam ủng hộ chúa Nguyễn Ánh.Không có thế lực này vua Gia Long không thể trung hưng nhà Nguyễn. Vua Gia Long truy tặng Võ Tánh là Dực vận công thần Thái úy Quốc công. Vua Minh Mạng truy phong ông là Hoài Quốc Công. Bảo Đại năm thứ 18 (1943), phong cho Võ Tánh là “Trác Vĩ Dực Bảo Trung Hưng Thượng Đẳng Thần”. Người đời sau ca ngợi tướng Võ Tánh là “Quận Trung tiết anh hùng”.
Sau 1975 đường Võ Tánh ở Nam Kỳ bị xóa sạch sẽ.Ngày nay chỉ còn Mỹ Tho là còn đường Võ Tánh.
Chừng khoảng 23h 30 đêm 26/11/1978, nghệ sĩ Thanh Nga bị sát hại trên xe hơi ngay trước cửa nhà mình trên đường Ngô Tùng Châu ở thành phố lúc này mang tên là HCM.
Đường Võ Tánh từ ngã sáu Gia Long chạy dọc trổ dài xuống đi ngang nhà thờ Huyện Sĩ
Ngôi nhà thờ này đã được ông Huyện Sĩ hiến đất và xuất 1/7 gia sản để xây dựng khoảng trên 30 ngàn đồng bạc. Nhà thờ được khởi công xây dựng năm 1902 đến năm 1905 thì nhà thờ được khánh thành. Dân gian gọi là nhà thờ Huyện Sĩ nhưng nó là nhà thờ Chợ Đũi và còn được gọi là nhà thờ Thánh Philípphê.
Đường Võ Tánh chạy xuống cặp mé thành Ô Ma. Cuốn “Đò dọc” của Bình-nguyên Lộc chép rằng:
“Nhà ông Nam Thành ở trong ngõ hẻm ba mươi căn đường Vỏ Tánh, ngang hông thành Ô Ma. Ông ở căn bìa hết và chuyên bán rương và va li da cho quân nhân Pháp”.
Khu đất thành Ô Ma là khu đất của đền Hiển Trung mà vua Gia Long thờ các bậc đại thần trung quân ái quốc tử trận vì sự nghiệp trung hưng nhà Nguyễn trong đó có tướng Võ Tánh.
Sử chép đền Hiển Trung thờ cả thảy 1015 vị mà bàn thờ chánh ở giữa thờ ba vị: Võ Tánh, Ngô Tùng Châu và Nguyễn Tấn Huyên.
Trong sự kiện Ngô Tùng Châu uống độc dược, Võ Tánh tự thiêu ở Qui Nhơn, quan Thống Binh Nguyễn Tấn Huyên ở ngoài cũng chạy vào nhảy vào lửa tự thiêu theo.
Có lẽ vì vậy con đường bên hông hành Ô Ma Rue Frère Louis được đặt tên là Võ Tánh
Pháp qua khu đất thành “Camp aux Mares” và rồi dân Nam Kỳ kêu thành “thành Ô Ma”
“Đàng Ô Ma hai đứa ta nói chuyện
Lúc giã từ còn quyến nhau hoài
Về nhà anh cậy mối mai
Mẹ cha em khó hỏi hoài không xong”
Sau 1954 thành Ô Ma trở thành Tổng Nha Cảnh Sát, rồi là Bộ Tư lệnh Cảnh Sát Quốc Gia VNCH và nay là “Bộ CA 2” đầy quyền lực.
Lịch sử Miền Nam đầy oai hùng mà nhắm con cháu trẻ trẻ chắc gì đã biết vì sau 1975 đường Võ Tánh bị xóa tên. Khi “uốn nắn” Miền Nam, xóa tên đường, sửa sách sử là một cách cai trị. Con cháu nó khỏi nhớ gì tới ông bà nó.
Hãy nhìn cách Việt Nam Cộng Hòa đặt tên đường sẽ thấy rõ là sự trung dung ghi nhận đó ,có đường Gia Long và có đường Nguyễn Huệ ,có Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu thì cũng có Võ Tánh, Lê Văn Duyệt,Võ Di Nguy,Trương Tấn Bửu.
Những đô thị của Miền Nam ta xưa đều có dính líu với những ông tướng, ông quan của phe chúa Nguyễn Ánh. Cái công khai ấp định làng, giữ gìn, trị an và phát triển thì có tên đường là đương nhiên. Con đường hàng ngày thân quen đã hằn ghi vào tâm trí bao thế hệ người Sài Gòn
“Đường chẳng riêng hai chúng mình
Nên khi vắng anh đường đã thay tên, còn chăng kỷ niệm
lạnh đầy theo tiếng bước ưu tư đi tìm”
Thôi kệ! tên đường thôi mà,xóa rồi đặt mấy hồ.
Nhưng các bạn trẻ Miền Nam hay dữ lắm,họ tìm cách tiếp cận sự thực lịch sử Miền Nam vì bản thân họ không muốn là tội đồ kiểu mả cha không khóc mà đi khóc đống gì đó
Chúng ta là trí thức thì nhìn sử, đọc sử cũng đòi hỏi một mức độ văn minh nhứt định đối với những nhân vật lịch sử. Những nhân vật lịch sử dù ghét hay thích,đều phải được đối xử ở mức độ lịch sự, có văn hóa, đó cũng là tôn trọng người khác và tôn trọng chính người viết.
Bình luận về nhân vật lịch sử phải thông đạt chánh trị nhân tình, công bằng, nhìn sự thực.
Và luôn biết đặt con người vào trong hoàn cảnh cá nhân cụ thể cùng với những mối tương tác nhân quả trùng trùng duyên khởi của các sự kiện chi phối bên ngoài, từ đó có được quan điểm phóng khoáng khoan dung, biết hòa giải với quá khứ trong tinh thần cởi mở để hướng đến hiện tại và tương lai, chứ không nên chỉ chuyên moi móc quá khứ với các kiểu thái độ cực đoan, phiến diện, căm thù, chỉ gây thêm mầm mống chia rẽ trong lòng dân tộc, và vì thế cũng không thể đạt được sự hòa giải đích thực trong hiện tại được.
Du Tử Lê có mấy câu thơ tả về Sài Gòn rất hay:
“…lạc nhau cuối phố sương quàng cổ cây
ngỡ hồn tu xứ mưa bay
tôi chiêng trống gọi mỗi ngày mỗi xa”
Đánh trống,đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn.
Nguyễn Gia Việt
Nguồn:Facebook Nguyễn Gia Việt https://www.facebook.com/Conduongthienly.vi/posts/1612644722440288
Share this:
Related
Từ khóa » Duong Vo Tanh Sai Gon
-
Saigon 66-67 - Ngã Tư Phú Nhuận - ĐL Võ Tánh (nay Là Hoàng…
-
Bảng đối Chiếu Tên đường Saigon Trước Và Sau Năm 1975
-
Tuyến đường Lạ Mà Quen - Võ Tánh Khi Xưa Nay Là Hoàng Văn Thụ
-
Sài Gòn Trước 1975 - Đường Võ Tánh Năm 1969, Phía Xa Bên Trái Là ...
-
Hoàn Toàn KHÁC LẠ Đường Võ Tánh Xưa & Đường Nguyễn Trãi Nay
-
Đường Võ Tánh (Gia Định) - Trước 1975 - YouTube
-
SÀI GÒN #5 ĐƯỜNG VÕ TÁNH NGUYỄN TRÃI VỀ CHỢ THÁI BÌNH ...
-
Một Số Tên đường Sài Gòn Xưa Và Nay - CVD
-
Võ Tánh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Những Tên đường Sài Gòn Xưa Trước 1975
-
Sài Gòn, 1965. Bệnh Viện Dã Chiến 3 Hoa Kỳ (đường Võ Tánh Và ...
-
Danh Tướng Có Hai Lăng Mộ ở Sài Gòn - VnExpress Du Lịch