Con Ba Ba ăn Gì? Cách Nuôi Ba Ba Cho Người Mới - IAS Links

Con ba ba giống thủy sản đang được rất nhiều người ưa chuộng. Nó đã mang lại nguồn kinh tế và cuộc sống khấm khá cho nhiều nhà nông trên khắp mọi miền đất nước. Tìm hiểu về ba ba ăn gì và cách nuôi đúng chuẩn trong bài viết dưới đây để có một mùa vụ thành công.

Cách nuôi ba ba đúng kỹ thuật

Chăn nuôi ba ba đang là nghề đem lại nguồn thu nhập tốt cho nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, nếu không biết cách nuôi ba ba phù hợp thì sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể, chúng ta cần chú ý các yếu tố như cách thả giống, thức ăn, cách chăm sóc…

Xây dựng chuồng trại nuôi ba ba

Bà con quan tâm đến cách nuôi ba ba hiệu quả thì không thể không đầu tư tìm hiểu việc xây dựng chuồng trại cho chúng. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi nhà mà có thể làm một hoặc nhiều ao nuôi ba ba. Đối với mỗi nhu cầu nuôi như lấy thịt, ươm giống thì lại có kích thước bể khác nhau.

cách nuôi ba ba

Một trong số những điều làm nên thành công của cách nuôi ba ba, chính là ao nuôi đảm bảo đủ các tiêu chuẩn. Đây là yếu tố giúp tạo điều kiện tốt nhất cho ba ba sinh trưởng, phát triển. Cụ thể là một số điều kiện của ao nuôi như sau:

  • Kích thước ao hồ phù hợp: Nuôi ba ba lấy thịt thì diện tích ao phải vào khoảng 150m2 với độ sâu trên 150 – 200cm. Mực nước của hồ nuôi luôn phải ở khoảng trung bình từ 100cm trở lên. Đối với loại ba ba ươm giống thì tùy vào từng kích thước của ba ba mà có đội sâu của ao không giống nhau. Thông thường ao có diện tích 10m2 và sâu khoảng 50 – 60 cm.
  • Nước ở trong ao: Nguồn nước trong ao luôn cần đảm bảo sạch sẽ không bị ô nhiễm, không có rác bẩn. Mức nước có thể cần biến động dồi dào, không bị khô han.
  • Mật độ ba ba thích hợp trong ao: Đối với những con giống có trọng lượng khoảng 0,1kg thì mật độ trung bình rơi vào khoảng 12 con/m2. Đối với các con lớn hơn thì giảm xuống khoảng 6 con/m2.
  • Ở phần đáy ao nên có vòi nước để cho nước ra khi xả, vì đáy sẽ nhiều nước bẩn. Phần vòi thứ 2 để cho nước vào có thể thiết kế gần với đáy giúp loại bỏ chất bẩn.
  • Nên trải một lớp cát thật sạch cao trung bình 10 – 20cm vào ao giúp ba ba có chỗ trú ẩn. Ngoài ra, bà con cho thêm tàu dừa, lục bình hoặc các vật nổi trên mặt nước để ba ba có chỗ tắm nắng sau khi ăn.
  • Thành ao hồ cần nhẵn và trơn, xây bằng cách lát gạch đá hoa để ba ba không thể bò ra ngoài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và da bị trầy xước.
  • Thiết kế thêm vị trí cho ba ba đẻ, có thể sử dụng một góc phần ao làm nơi cho ba ba sinh sản. Góc này cần có kích thước khoảng 4m2 chứa được tầm 80 con ba ba trong mùa sinh sản.
  • Phần bờ ao nên xây có độ dốc thoải để cho ba ba dễ tắm nắng và leo lên bờ.

Chọn ba ba giống

Mỗi vùng miền có điều kiện khí hậu khác nhau thì nên chọn loại ba ba thích hợp. Cách nuôi ba ba có tốt không còn phụ thuộc nhiều vào việc chọn giống. Điển hình như ở miền Bắc có thể lựa chọn một số giống như: Ba ba lẹp suối, ba ba gai, ba ba trơn. Đối với miền Nam thì nên nuôi các giống ba ba trơn, cua đinh hoặc ba ba gai.

Bà con nên chọn con giống có nguồn gốc bố mẹ rõ ràng với trọng lượng tương đương nhau. Ba ba khỏe mạnh, nhìn da không bị trầy xước. Mỗi con giống có kích thước nhỏ hơn 2kg. Tỷ lệ đực cái nên vào khoảng 5 con ba ba đực với 1 con ba ba cái.

Cách thả giống ba ba

Chọn được giống ba ba tốt đã khó, bà con càng cần lưu ý hơn đến việc thả giống ba ba sao cho phù hợp. Thông thường thời gian tốt nhất để thả giống ba ba chính là rơi vào tầm tháng 1 – 2 âm lịch. Các hộ chăn nuôi sẽ làm sạch ao nuôi và bắt đầu thả những con ba ba có trọng lượng đều nhau vào cùng hồ. Trung bình sau khoảng 7 – 9 tháng, bà con có thể thu hoạch được ba ba để xuất bán lấy thịt.

con ba ba

Cách chăm sóc ba ba

Thực chất, việc chăm sóc ba ba cũng rất đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian. Người chăn nuôi nên để ý những biểu hiện lạ của ba ba để tìm hiểu tình trạng và có cách xử lý kịp thời. Thường xuyên kiểm tra nước về nồng độ pH để thấy được chênh lệch so với mức tiêu chuẩn an toàn.

Thông thường ba ba rất nhút nhát, thích không gian yên tĩnh. Chính vì vậy, bà con không nên làm cách hành động gây hoảng loạn như là tạo tiếng ồn, khuấy nước… Khi ba ba có trọng lượng trên 2kg là có thể tiến hành thu hoạch và đem bán. Sau quá trình thu hoạch hết một lứa cần tháo cạn nước để phơi ao hồ khô ráo vài ngày rồi mới tiếp tục xả nước để thả lứa mới.

Con ba ba ăn gì?

Thông thường ba ba ăn được các loại thức ăn tươi sống, thức ăn công nghiệp và cả thức ăn khô. Hiện nay, các hộ chăn nuôi thường sử dụng thức ăn tươi sống cho ba ba là nhiều nhất. 

  • Thức ăn tươi sống: Thường là các con vật đang sống như cá, ốc, tôm, cua, giun,… Mọi người nên rửa sạch chúng và băm nhuyễn để ba ba dễ ăn hơn.
  • Thức ăn khô: Các loại cá, tôm, tép… được làm khô chính là nguồn thức ăn khô được sử dụng.
  • Thức ăn công nghiệp: Các thức ăn công nghiệp dành cho cá cũng được dùng cho ba ba. Vì hiện nay chưa có sản phẩm công nghiệp nào dùng riêng cho ba ba. Bà con có thể chọn loại thức ăn với độ đạm lên tới hơn 40%.

Thức ăn được cho vào các dụng cụ riêng được tận dụng bằng mẹt, rổ, nia để lơ lửng dưới mặt nước tầm 35 – 50 cm. Các vị trí ăn cần cố định để ba ba có thể dễ dàng tìm kiếm nguồn thức ăn.

Tuyệt đối không cho ba ba  ăn những loại thức ăn ôi thiu, thức ăn tẩm vị mặn. Trong các đợt không khí lạnh ở miền Bắc, các hộ chăn nuôi nên cho ba ba ăn thêm chất béo giúp chống đỡ với mùa đông tốt nhất.

Chuyên mục vừa cung cấp các thông tin hướng dẫn cách nuôi ba ba đạt tiêu chuẩn cho năng suất cao nhất. Bà con có thể áp dụng những kỹ thuật này vào mô hình chăn nuôi của mình. Chúc bà con có một mùa vụ thành công.

4/5 - (14 bình chọn)

Nội dung liên quan:

  1. Quỷ Tasmanian loài quỷ kì lạ với những hành vi kì quặc
  2. Con bọ ngựa ăn gì? 8 sự thật về loài bọ ngựa phong lan
  3. Con lười là con gì? Ăn gì? Có biết bơi không? Có rời khỏi cây không
  4. Gấu trúc đỏ sống ở đâu? Loài động vật đáng yêu nguy cơ tuyệt chủng
  5. Quokka là con gì? Loài động vật hạnh phúc nhất thế giới
  6. Các loài rắn không độc ở Việt Nam và thế giới
  7. Bọ cánh cam ăn gì? Các giai đoạn phát triển và tác dụng của bọ rùa
  8. Aardvark là con gì? Hành vi kì lạ và thức ăn của loài lợn đất
  9. Sóc đất ăn gì? Cách nuôi và huấn luyện ngay tại nhà
  10. Con voi ăn gì? Có màu gì? Sống ở đâu

Từ khóa » Thức ăn Của Rùa Và Baba