Con Cà Cuống, Tặng Phẩm Quý Giá Giúp Tăng Cường Sự Hưng Phấn

Nhiều năm trước, cứ vào mùa nước nổi là tôi lại theo cha giăng lưới, dở dớn, kéo chài… Tôm cá miền Tây thì nhiều vô số kể còn cà cuống thì thỉnh thoảng cũng thấy vài con. Tuy vậy, ở xóm lưới quê tôi dường như không ai biết con cà cuống có thể ăn được cả.

Như bây giờ, khi hỏi cha tôi con cà cuống ăn được không, ông kinh ngạc bảo: “Trời, con đó mà ăn uống gì! Nhìn thấy ghê!”. Vậy đấy, có những thứ đặc sản mà đôi khi mình không biết, lại bỏ qua. Bây giờ, ngay trong mùa nước nổi miền Tây cũng chưa chắc đã tìm được con tôm sông hay con cua sữa, nói chi đến con cà cuống – giờ đây đã trở thành đặc sản Sài Gòn!

Con cà cuống trong văn hóa và lịch sử

Đi ngược hai ngàn cây số từ miền Tây ra Hà Nội, bạn sẽ thấy cà cuống như một thứ gia vị đặc trưng của nghệ thuật ẩm thực kinh kỳ. Trong đó, những món ăn truyền thống, mang đậm hương vị Hà thành như bún chả, chả cá, bánh cuốn, bún thang… phải có thêm nước mắm cà cuống thì mới là điệu nghệ!

Mặt khác, con cà cuống cũng có lịch sử và tên gọi riêng của nó. Lùi về hơn hai ngàn năm trước, cà cuống chính là “kỳ trân dị bảo” của phương Nam.

Dưới thời Triệu Vũ Đế (Triệu Đà), trong số những sản vật quý cùng đoàn sứ bộ vượt ngàn dặm xa xôi để dâng tặng thiên triều (Trung Quốc) thì có “một hộp cà cuống” (mà thời ấy gọi là “quế đố”). Chỉ một hộp cà cuống nhỏ bé thôi nhưng lại được xếp cùng một đôi ngọc trắng, một đôi chim công, mười bộ sừng tê, 500 con đồi mồi, ngàn con chim trả – thế mới thấy giá trị của món ăn này! (1).Hình ảnh con cà cuống

Về một số tên gọi của cà cuống

Con cà cuống có tên khoa học là Lethocerus indicus Lep. et Serv, thuộc họ Chân bơi: Belostomatidae (2). Những tên gọi khác của loài này đều gắn liền ít nhiều với hương thơm và hình dáng, đặc tính sinh trưởng của nó.

Cà cuống: Về tên gọi này, có tư liệu kể rằng khi thấy tinh dầu của nó thơm tho như mùi quế, Triệu Đà đã tự đặt cho nó cái tên là “quế đố” (tức con sâu cây quế) rồi dâng tặng thiên triều. Khi vua Hán biết món ngon ấy lại là loài sống dưới nước, ông đã phán: “Thử nãi Đà chi cuống dã” (Thì ra là lời nói láo của Đà, “cuống” nghĩa là lời nói dối). Từ đó, con cà cuống được tiện miệng gọi là Đà cuống và đọc chệch dần thành cà cuống như bây giờ (2).

Giant water bug: Đây là tên tiếng anh của con cà cuống, có nghĩa là “con bọ nước khổng lồ” (3). Bởi lẽ, so với các côn trùng khác thì cà cuống là loài động vật chân khớp có kích thước lớn nhất (thường là 7 cm và có thể dài tới 12 cm), thân hình hơi dẹt như con gián, sống dưới nước bằng cách hút máu các động vật thủy sinh khác như cá, tép…

Cà cuống dầm nước mắm
Cà cuống dầm nước mắm

Long sắt: Có người giải thích long sắt là “con rận rồng” nhưng theo chúng tôi, có hiểu long sắt theo nghĩa là “vua rận” (tương tự như các từ “long nhan”, “long bào”…). Bởi lẽ, cà cuống là loài hút máu có kích thước lớn nhất và nếu bị nó hút máu sẽ rất đau (đau như bị ong bắp cày chích vậy) (3).

Cà cuống với vai trò thực phẩm

Ở nhiều nước châu Á, cà cuống là món ăn đặc sản tuyệt vời với vị thơm cay, nhẹ hơn mùi quế nhưng rất đặc trưng. Mùi hương này có được là nhờ vào lượng tinh dầu ít ỏi (nhưng rất thơm) nằm trong bọng cà cuống (thường lấy từ con đực).

Các cách chế biến cà cuống cũng phong phú như luộc, nướng, xào, làm nước mắm cà cuống, .. Thường thì người ta dùng nguyên con nhưng đôi khi cũng bỏ đi các bộ phận khó ăn (như mắt, cánh…).

Mặc dù cà cuống cái không thơm như cà cuống đực (vì lượng tinh dầu rất ít) nhưng nó vẫn được dùng để làm thức ăn chung với con đực. Nhiều người từng ăn cà cuống đều khen tấm tắc cái mùi thơm khó cưỡng của nó!

Trong ca dao Việt Nam, cà cuống cũng được nhắc đến nhiều lần với vị thơm cay của nó:

“Đồn rằng cà cuống thơm cay

Ăn cơm bát sứ, rửa tay chậu đồng”

“Làm chi cho dạ ngập ngừng

Đã có cà cuống thì đừng hạt tiêu” (4).

Tham khảo: Con bổ củi thuốc quý điều trị yếu sinh lý, xuất tinh sớm cực hay

Con cà cuống giúp tăng cường sinh lý

Theo tạp chí European review for medical and Pharmacological sciences, cà cuống là một trong 15 loài động vật chân khớp tiêu biểu có tác dụng tăng cường sinh lý và kích thích tình dục. Điều này chứng minh cho kinh nghiệm sử dụng cà cuống như chất gây hưng phấn theo kinh nghiệm dân gian bấy lâu nay (3).

các ngâm rượu cà cuống
Rượu cà cuống

Con cà cuống ngâm rượu được không ?

Do tinh dầu cà cuống có công dụng tăng cường và kích thích sinh lý, bởi vậy có thể ứng dụng con đực ngâm rượu làm thuốc kích thích hưng phấn, tăng cường sinh lý. Hiện nay đã có một số nơi nuôi và ngâm rượu cà cuống làm thuốc.

Cách ngâm rượu cà cuống cũng khá đơn giản: Chọn những con cà cuống đực (Con đực thường dài và có phần chứa tinh dầu thơm), rửa sạch, sao vàng rồi ngâm rượu rượu. Tỷ lệ: 10 con ngâm khoảng 1 lít rượu 40 độ. Ngâm trong 1 tháng là dùng được.

Rượu cà cuống mùi thơm, vị the và hơi cay, có tác dụng kích thích sinh lý, kích thích thần kinh, tăng hưng phấn. Tuy nhiên không nên uống quá nhiều, vì theo kinh nghiệm dân gian, dùng tinh dầu cà cuống với liều cao có thể gây ngộ độc (5).

Lưu ý

Cà cuống là loài thủy sinh chưa được nghiên cứu nhiều nên những công dụng làm thuốc cũng như độc tính (nếu có) của nó vẫn đang chờ được báo cáo thêm. Vì vậy, không nên lạm dụng tinh dầu cà cuống để tránh nhiễm độc và các tác dụng phụ không mong muốn.

Nguồn tham khảo

  1. Huyền Quang – Xuân Khôi – Đạt Chí, Việt Hoa bang giao sử, Nxb Hồng Đức, 2015, trang 23.
  2. Cà cuống, https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A0_cu%E1%BB%91ng, ngày truy cập: 04/ 10/ 2019.
  3. Arthropods and their products as aphrodisiacs – review of literature, https://www.europeanreview.org/wp/wp-content/uploads/1364.pdf, ngày truy cập: 04/ 10/ 2019.
  4. Cà cuống, https://cadao.me/the/ca-cuong/, ngày truy cập: 04/ 10/ 2019.
  5. Cà cuống, Sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Đỗ Tất Lợi – Nhà xuất bản y học năm 2004 – Bản in trang 1013, 1014, ngày tham khảo 04 tháng 10 năm 2019

Từ khóa » Cuống Có Tác Dụng Gì